Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI HỌC TẬP
2.3. Thực trạng quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng ở Thái Bình
2.3.6. Việc hỗ trợ và giám sát của nhà nước đối với trung tâm học tập cộng đồng
Kết quả nghiên cứu có liên quan đến TT HTCĐ, các kế hoạch và báo cáo tổng kết của TTHTCĐ, kết hợp phỏng vấn lãnh đạo TT HTCĐ cho thấy: Khung pháp lí để thành lập và tổ chức hoạt động TT HTCĐ đã có. Tuy nhiên, khung pháp lý để điều tiết hoạt động của tất cả các chủ thể/ các loại hình cơ sở giáo dục tham gia vào phát triển giáo dục hướng tới một XHHT chưa được định hình vững chắc;
Trong phạm vi cấp tỉnh thì sở GD&ĐT, cấp huyện, thành phố thì phòng GD&ĐT là đầu mối, đại diện cho cơ quan nhà nước để thống nhất quản lý ở cấp vĩ mô. Tuy vậy, Thái Bình chưa thành lập được hiệp hội các TT HTCĐ để phối hợp và liên kết hoạt động ở cấp vi mô; Bước đầu các TT HTCĐ đã hoạt động, vận hành theo quan hệ cung - cầu giáo dục cộng đồng trong khung pháp lý quy định và với sự hỗ trợ của Nhà nước; Về thực hiện chính sách phát triển TT HTCĐ. Hai nội dung: Tăng cường các mối liên kết giữa các cơ sở cung cấp các chương trình giáo dục với TT HTCĐ và Xây dựng cơ sở học liệu TT HTCĐ đang được từng bước triển khai thực hiện với việc phối hợp giữa TT HTCĐ với một số cơ sở giáo dục khác như trung
tâm giáo dục thường xuyên, trường dạy nghề… Ba nội dung còn lại như Xây dựng hệ thống tư vấn và bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý TT HTCĐ; Hỗ trợ tài chính và CSVC - kỹ thuật cho các TT HTCĐ và Đổi mới cơ chế hoạch định chính sách theo hướng tăng cường sự tham gia của TT HTCĐ thông qua vai trò của hiệp hội hoặc chưa được thực hiện hoặc đã được thực hiện nhưng kết quả không cao.
Điều đó đã được phản ánh một phần qua kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi dưới đây:
Bảng 2.15. Thực trạng về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động và đội ngũ CBQL - GV của TT HTCĐ các xã, phường
TT Nội dung
đánh giá Mức độ đánh giá KQ đánh giá
Đúng Sai Phân vân
01
CSVC, thiết bị hoạt động của các TT HTCĐ
Đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu cần có
15 (5%)
252
(84%) 33 (11%) Đã được đầu tư
nhưng còn thiếu thốn
189 (63%)
80
(26,7%) 31 (10,3%) Nghèo nàn, lạc hậu 96
(32%)
177
(59%) 27 (9%)
02
Kinh phí hoạt động dành cho TT HTCĐ
Rất thiếu 108
(36%)
192
(64%) 0 (0%)
Thiếu 147
(49%)
153
(51%) 0 (0%) Đủ để hoạt động 45
(15%)
255
(85%) 0 (0%)
03
Đội ngũ
CBQL-GV- Cộng tác viên của các TT HTCĐ
Vừa thiếu về lượng, vừa yếu về chất
165 (55%)
135
(45%) 0 (0%) Số lượng thiếu, chất
lượng đạt yêu cầu
36 (12%)
264
(88%) 0 (0%) Đủ về lượng, yếu về
chất
75 (25%)
225
(75%) 0 (0%) Đủ về lượng, mạnh
về chất
24 (8%)
276
(92%) 0 (0%)
Dựa vào sự đánh giá của CBQL - GV ta thấy: về CSVC, thiết bị hoạt động của các TT HTCĐ tuy đã được đầu tư ở mức độ nhất định nhưng còn rất thiếu thốn và không ít trung tâm CSVC, thiết bị hoạt động rơi vào tình trạng nghèo nàn, lạc hậu (tổng có 95% đánh giá ở 2 mức độ này). Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động của các trung tâm chủ yếu tận dụng cơ sở vật chất hiện có của địa phương, do đó rất nghèo nàn. Về kinh phí hoạt động dành cho TT HTCĐ hiện tại đang thiếu và đối với một số trung tâm là rất thiếu (85% đánh giá ở hai mức độ này). Về đội ngũ CBQL - GV, cộng tác viên của các TT HTCĐ số đông những người tham gia đánh giá là vừa thiếu về lượng vừa yếu về chất (55%), một số TT HTCĐ tuy số lượng tạm đủ nhưng chất lượng vẫn là điều đáng lo lắng.
Như vậy, có thể nói việc hỗ trợ và giám sát của nhà nước đối với các trung tâm học tập cộng đồng là có nhưng so với yêu cầu đặt ra để phát triển TT HTCĐ thì sự hỗ trợ, giám sát đó là chưa đủ.
Kết quả phỏng vấn sâu với 30 giám đốc TT HTCĐ của 8 huyện, thành phố Để khẳng định được nội dung nghiên cứu của mình, NCS đã trực tiếp làm việc với 30 Giám đốc TT HTCĐ tìm hiểu sâu về những nội dung công việc mà họ đang đảm nhận.
Trước hết tìm hiểu về mặt nhận thức của các giám đốc TT HTCĐ có hiểu kỹ chức trách, nhiệm vụ và công việc đang đảm nhận hay không? về cơ bản (93,3%) các giám đốc đã nắm được quyền hạn, trách nhiệm và một số nội dung trong điều hành lãnh đạo, quản lý; còn (6,7% = 2 người) hiểu chưa đúng, đầy đủ về trách nhiệm của mình.
Những lý luận cơ bản về khái niệm quản lý, quản lý TT, chức năng, nhiệm vụ và nội dung xây dựng kế hoạch thực hiện công việc theo tháng, quý, năm của TT? thì phần đông cũng đã hiểu được; hiểu sâu sắc 10 người, bằng 33,3%; hiểu không sâu, chưa kỹ 15 người, bằng 50%; chưa hiểu rõ, còn nhầm lẫn 5 người, 16,7%%. Những lý luận về quản lý phát triển, quản lý phát triển TT HTCĐ? thì chỉ có 3 người, 9,9% có nêu được một số nội dung như đạt mục tiêu cao hơn, tốt hơn so với quản lý đang làm, số người còn lại chưa hiểu về quản lý phát triển,…Đặc biệt khi NCS đặt vấn đề phân biệt quản lý TT HTCĐ và quản lý phát triển TT HTCĐ? hầu hết không trả lời được mà chỉ trả lời được về quản lý thông thường có các chức năng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo chỉ đạo, kiểm tra đánh giá; chưa biết phân biệt được điểm khác nhau trong việc lập kế hoạch phát triển, triển khai thực hiện kế hoạch phát triển, đánh giá và củng cố từng bước phát triển,…Khi hỏi về phương thức và cấp độ quản lý nào cho phù hợp? thì
chỉ trả lời chung nhất cần có sự đầu tư của Nhà nước thì mới hoạt động đạt kết quả tốt được, thiếu hẳn nội dung không đề cập tới ở khía cạnh cộng đồng. Khi hỏi về hoạt động hướng đến nhóm đối tượng thì có sự đồng tình cao về nội dung này, nếu làm được như vậy thì hoạt động quản lý phát triển TT HTCĐ có chất lượng và hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu mong muốn của nhân dân; nhưng lại quá vất vả với lãnh đạo, quản lý của TT.
Về năng lực của giám đốc TT HTCĐ đã đáp ứng cơ bản được yêu cầu chung của sự phát triển, đáp ứng một phần của sự thay đổi trong quá trình quản lý; đều là cán bộ lãnh đạo địa phương, rất tâm huyết với hoạt động của TT HTCĐ; thế nhưng về phương pháp, kỹ năng và cách thức tổ chức quản lý, điều hành cần tiếp tục bổ xung thêm.
Những vấn đề về xây dựng XHHT, HTSĐ cũng đã đề cập trong khi phỏng vấn sâu, hầu hết đều thấy trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng XHHT, HTSĐ, học thường xuyên, liên tục, học gắn kết với phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chưa thấy hết được trách nhiệm, nghĩa vụ quyền hạn của giám đốc TT HTCĐ phải làm gì để xây dựng XHHT, làm bằng cách nào; sự gắn kết giữa quản lý phát triển TT với xây dựng XHHT hay quản lý phát triển TT HTCĐ theo định hướng XHHT chưa có sự nhận thức đúng của đội ngũ lãnh đạo, quản lý mà họ đang trực tiếp chịu trách nhiệm trước cấp uỷ, các cấp chính quyền điều hành các hoạt động của TT HTCĐ, đây là một nội dung, một vấn đề cần có sự chỉ đạo của các cấp, các ngành đầy đủ hơn tới TT HTCĐ ở từng địa phương. Như vậy, vấn đề bồi dưỡng công tác lãnh đạo, quản lý TT HTCĐ là việc làm thường xuyên ở các phương diện như nhận thức;
kỹ năng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển, trong mỗi một nội dung thực hiện từng bước điều chỉnh, bổ sung đáp ứng yêu cầu của sự thay đổi, sự phát triển của kinh tế - xã hội, đạt được mục tiêu của TT; bồi dưỡng kỹ năng điều hành, đánh giá của giám đốc TT HTCĐ để hoạt động của TT có chất lượng hiệu quả, phục vụ cuộc sống của cộng đồng dân cư.