Công tác đánh giá và củng cố sự phát triển của trung tâm

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển trung tâm học tập cộng đồng theo định hướng xã hội học tập (Trang 107 - 111)

Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI HỌC TẬP

2.3. Thực trạng quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng ở Thái Bình

2.3.5. Công tác đánh giá và củng cố sự phát triển của trung tâm

Để thực hiện công tác đánh giá và củng cố sự phát triển TT HTCĐ thì lãnh đạo TT HTCĐ cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung chính như: (i) Đánh giá xu hướng và môi trường diễn ra sự thay đổi. Từ đó lựa chọn phương án hợp lý nhất cho từng sự thay đổi dựa vào tình hình, đặc điểm của TT HTCĐ. (ii) Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động của TT HTCĐ; Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động của TT HTCĐ để kịp thời động viên, khích lệ các cá nhân, tập thể trong TT HTCĐ. Từ đó, tạo dựng sự hợp tác và mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên, tập thể trong cộng đồng.

Kết quả phỏng vấn và nghiên cứu sản phẩm cho thấy lãnh đạo TT HTCĐ chưa thực hiện tốt nội dung đánh giá xu hướng và môi trường diễn ra sự thay đổi. Từ đó chưa lựa chọn được phương án hợp lý nhất cho từng sự thay đổi dựa vào tình hình, đặc điểm của TT HTCĐ. Lí do của tồn tại này theo giải thích của các TT HTCĐ là vì các TT HTCĐ chưa có điều kiện cập nhật các thông tin về tình hình phát triển KT-XH của đất nước và địa phương một cách thường xuyên. Vấn đề xử lí thông tin để đưa đến các dự báo trong tương lai cũng là những việc vượt quá khả năng của các TT HTCĐ.

Thực trạng thực hiện nội dung còn lại: Cơ sở lý luận đã chỉ ra để có căn cứ đánh giá kết quả hoạt động của các TT HTCĐ cần có Bộ tiêu chuẩn đánh giá quản lý phát triển TT HTCĐ theo định hướng XHHT. Bộ tiêu chuẩn gồm nhiều tiêu chí và các tiêu chí được lượng hóa cụ thể. Thái Bình đã xây dựng 7 tiêu chí:

Về sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ - chính quyền cơ sở;

Về tổ chức bộ máy và hoạt động của lãnh đạo trung tâm;

Về sự tham gia của các ban ngành đoàn thể các địa phương;

Về xây dựng cơ sở vật chất trung tâm;

Về xây dựng nội dung chương trình học tập của trung tâm;

Về số lượng người tham gia các hoạt động học tập do trung tâm tổ chức;

Về tác động hiệu quả của trung tâm HTCĐ đối với phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Như vậy, có thể thấy để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động của TT HTCĐ, thì điều đầu tiên cần có tiêu chí đánh giá. Điều này Thái Bình đã

làm được. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu sản phẩm cho thấy bộ tiêu chí nói trên chưa được lượng hóa cụ thể nên chỉ phù hợp với việc đánh giá quản lý TT HTCĐ theo nghĩa thông thường, không sử dụng để đánh giá quản lý phát triển TT HTCĐ theo định hướng XHHT. Thực trạng đánh giá công tác quản lý ở các TT HTCĐ được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.14. Kết quả đánh giá và củng cố từng bước phát triển của hoạt động quản lý phát triển TT HTCĐ

TT Nội dung đánh giá Kết quả đánh giá

Đúng Sai K. rõ

1

TT HTCĐ có Bộ tiêu chuẩn đánh giá. Tiêu chuẩn gồm nhiều tiêu chí và các tiêu chí được lượng hóa cụ thể

21 (7%)

207 (69%)

72 (24%)

2

Hoạt động đánh giá ở TT HTCĐ xuất phát từ…

Yêu cầu của nhà quản lý, tài trợ. 180 (60%)

66 (22%)

54 (18%) nhu cầu của các bên liên quan,

đặc biệt là các thành viên TT HTCĐ, các nhóm và người dân trong cộng đồng.

87 (29%)

162 (54%)

51 (17%)

3

Hoạt động đánh giá ở TT HTCĐ nhằm…

đưa ra nhận định về chi phí, hiệu quả của các hoạt động

213 (71%)

45 (15%)

42 (14%) mục đích nâng cao năng lực, nâng

cao quyền lực của các bên liên quan

36 (12%)

249 (83%)

15 (5%) 4

Hoạt động đánh giá ở TT HTCĐ tập trung vào việc các bên liên quan tự đánh giá, từ đó đề ra các khuyến nghị/giải pháp có tính khả thi cao.

72 (24%)

186 (62%)

42 (14%)

5

TT HTCĐ đã tiến hành tổ chức đánh giá theo các bước sau:

Lập kế hoạch đánh giá cho cả năm hoặc cả kỳ hoạt động

204 (68%)

63 (21%)

33 (11%) Tổ chức đánh giá và kiểm tra, theo

dõi trong thời gian thực hiện kế hoạch đánh giá các lĩnh vực/nội dung cần theo dõi, giám sát.

24 (8%)

192 (64%)

84 (28%)

Viết báo cáo, công khai kết quả đánh giá và thực hiện điều chỉnh hoạt động của TT HTCĐ dựa trên kết quả đánh giá

78 (26%)

129 (43%)

93 (31%)

6

Các đối tượng tham gia đánh giá gồm:

TTHTCĐ 216

(72%)

20 (7%)

64 (21%) CQ xã, các đoàn thể, ban ngành

CM

31 (10,3%)

196 (65,3%)

73 (24,4%)

Cộng đồng dân cư 15

(5%)

236 (79%)

49 (16%)

7 Việc tổ chức đánh giá diễn ra

Thường xuyên 11

(3,6%)

247 (82,4%)

42 (14%)

Định kì 18

(6%)

239 (79,6%)

43 (14,4%)

Đột xuất 9

(3%)

251 (83,6%)

40 (13,4%)

8 TT HTCĐ đã…

Kịp thời động viên, khích lệ các cá nhân, tập thể trong TT HTCĐ.

117 (39%)

165 (55%)

18 (6%) Tạo dựng sự hợp tác và mối quan

hệ tốt đẹp giữa các thành viên, tập thể trong cộng đồng.

216 (72%)

48 (16%)

36 (12%) Nhận xét:

Với 7% đồng ý và 69% không đồng ý với nhận định TT HTCĐ có bộ tiêu chuẩn đánh giá. Tiêu chuẩn gồm nhiều tiêu chí và các tiêu chí được lượng hóa cụ thể trong khi Thái Bình đã xây dựng 7 tiêu chí đánh giá TT HTCĐ. Thực tế này cho thấy Thái Bình không những chưa xây dựng được bộ tiêu chuẩn đánh giá quản lý phát triển của TT HTCĐ, mà ngay đối với việc triển khai và vận dụng các tiêu chí đã có vào thực tiễn đánh giá các TT HTCĐ ở Thái Bình chưa tốt.

Với 60% và 71% số người được hỏi lần lượt đồng ý với hai ý kiến Hoạt động kiểm tra, đánh giá ở TT HTCĐ xuất phát từ yêu cầu của nhà quản lý, tài trợ và Hoạt

động kiểm tra, đánh giá ở TT HTCĐ nhằm đưa ra nhận định về chi phí, hiệu quả của các hoạt động còn tỉ lệ đồng ý với hai nhận định Hoạt động kiểm tra, đánh giá ở TT HTCĐ xuất phát từ nhu cầu của các bên liên quan, đặc biệt là các thành viên TT HTCĐ, các nhóm và người dân trong cộng đồng và Hoạt động kiểm tra, đánh giá ở TT HTCĐ nhằm mục đích nâng cao năng lực, nâng cao quyền lực của các bên liên quan lần lượt là 29% và 12% đã cho thấy mục tiêu của hoạt động kiểm tra, đánh giá ở TT HTCĐ trọng tâm hướng tới là kết quả đạt được của TT HTCĐ chứ không phải hướng tới việc quản lý phát triển TT HTCĐ.

Ngoài ra, có thể thấy:

Hoạt động kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh ở TT HTCĐ chưa tập trung vào việc các bên liên quan tự đánh giá (không có hoạt động tự đánh giá của các cá nhân, tập thể ở TT HTCĐ). Thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá TT HTCĐ chưa đề ra được các khuyến nghị/giải pháp có tính khả thi cao; chưa có những điều chỉnh kịp thời sau khi có kết quả đánh giá.

Tổ chức kiểm tra, đánh giá, các TT HTCĐ đã thực hiện được việc Lập kế hoạch đánh giá cho cả năm hoặc cả kỳ hoạt động (68% đồng ý) nhưng chưa Tổ chức đánh giá và kiểm tra, theo dõi trong thời gian thực hiện kế hoạch đánh giá các lĩnh vực/nội dung cần theo dõi, giám sát (64% không đồng ý); việc viết báo cáo và công bố kết quả kiểm tra, đánh giá chưa được thực hiện tốt, chưa công khai, minh bạch (31% không rõ)

Hoạt động kiểm tra, đánh giá TT HTCĐ hiện mới gói gọn trong nội bộ TT HTCĐ (72% đồng ý) mà chưa huy động được các lực lượng quan trọng khác có liên quan trực tiếp đến TT HTCĐ như chính quyền xã, các đoàn thể, ban ngành chuyên môn và cộng đồng dân cư vào cuộc cùng tham gia kiểm tra, đánh giá.

Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá không được tiến hành thường xuyên, định kì hay đột xuất. Hoạt động này chỉ được tiến hành khi cấp quản lý hay nhà tài trợ yêu cầu.

Các TT HTCĐ tuy chưa kịp thời động viên, khích lệ các cá nhân, tập thể trong TT HTCĐ nhưng đã tạo dựng sự hợp tác và mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên, tập thể trong cộng đồng. Đây là một điều kiện thuận lợi thúc đẩy việc phát triển các TT HTCĐ.

Tóm lại: đánh giá phát triển trung tâm học tập cộng đồng là một nội dung quan trọng trong quản lý phát triển TT HTCĐ. Thực tế khảo sát cho thấy, Thái Bình chưa xây dựng được Bộ tiêu chuẩn đánh giá quản lý phát triển TT HTCĐ theo định hướng XHHT. Hoạt động đánh giá theo hướng phát triển trung tâm học tập cộng đồng đã được các TT HTCĐ triển khai thực hiện. Nhưng việc tổ chức kiểm tra, đánh giá chưa được các TT HTCĐ tiến hành thường xuyên; chưa thực hiện hết các nội dung đã đề ra;

chưa huy động được cộng đồng tham gia; chưa được công khai, minh bạch và mục tiêu đánh giá TT HTCĐ chưa hướng tới việc quản lý phát triển TT HTCĐ. Tồn tại nói trên là một trong những nguyên nhân dẫn tới TT HTCĐ chưa được củng cố và phát triển vững chắc. Vì vậy, cần đề xuất bộ tiêu chuẩn đánh giá quản lý phát triển TT HTCĐ theo định hướng XHHT của tỉnh Thái Bình.

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển trung tâm học tập cộng đồng theo định hướng xã hội học tập (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(204 trang)