Xuất 3 nhãn hiệu mới cho chè xuất khẩu:

Một phần của tài liệu thực trạng về sản xuất chế biến và các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè nước ta (Trang 86 - 90)

- Nước ta có 4 vùng chè chính đó là:

CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÈGIAI ĐOẠN 2010-2020.

3.2.5.4. xuất 3 nhãn hiệu mới cho chè xuất khẩu:

Những năm qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp Hội chè đã rất tích cực tuyên truyền và hướng dẫn các doanh nghiệp chè xây dựng thương hiệu chè như trong báo cáo của Hiệp Hội chè Việt Nam. Thương hiệu “Chè việt” đã được đăng ký bảo hộ tại 70 thị trường. Nhưng thực tế thương hiệu này chưa làm cho người tiêu dùng biết đến nhiều vì thương hiệu chưa rõ đặc trưng riêng mà mới phản ảnh chung chè của Việt Nam. Chúng tôi đề nghị ngoài việc tuyên truyền thương hiệu “Chè Việt” cần phát triển thêm 3 loại nhãn hiệu cho các vùng chè đặc biệt đó là:

- Đăng ký nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý (geographic Indication) và tên gọi xuất xứ cho chè Shan tuyết ở Lũng Phì (Đồng Văn), Quảng Nguyên (Xin Mần), Thông Nguyên, Tùng sán (Hoàng Su Phì) của các cơ sở sản xuất chế biến lớn như Hùng Cường, Hùng An, Thanh Sơn - Hà Giang.

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Sản phẩm với hàm ý chỉ chất lượng, danh tiếng hoặc đặc tính nhất định gắn liền với các yếu tố về địa lý của địa phương đó và chỉ có địa phương đó mới có. Yếu tố địa lý bao gồm yếu tố tự nhiên (khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác) và các yếu tố về con người

(kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương). Như vậy, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đã được người tiêu dùng sử dụng và thừa nhận về mặt chất lượng.

Như Hà Giang hiện nay có diện tích chè gần 14.000/19.000 ha đang cho thu hoạch, trong đó có 2/3 diện tích là chè đặc sản Shan tuyết. Chè Shan tuyết búp tươi được thu hái ở vùng cao là được giá nhất, bình quân mỗi kg được các nhà sản xuất thu mua với giá loại A là 8.000 đ/kg, loại B từ 6.500 đến 7.000 đ/kg và loại C là 5.000 đ/kg và giá thu mua này cao gấp rưỡi vụ chè năm trước. Đặc biệt, chè đặc sản Shan tuyết quí hiếm như chè Lũng Phìn (Đồng Văn), Quảng Nguyên (Xín Mần), Thông Nguyên, Túng Sán (Hoàng Su Phì) là loại chè búp phủ tuyết trắng được các nhà chế biến mua với giá tới trên 15.000 đ/kg. Điều làm bà c on vùng chè vui mừng hơn nữa là các cơ sở sản xuất đã triển khai mạng lưới nuôi dưỡng nguồn thu mua nguyên liệu đến tận các thôn, bản như: tổ chức các điểm thu mua ngay tại trung tâm bản, hoặc cho xe đến tận nương chè để thu mua nên giảm bớt khó khăn trong khâu vận chuyển cho người bán chè. Theo đó, các điểm thu mua nguyên liệu này còn tổ chức cung ứng hàng hóa đến điểm thu mua chè như: gạo muối, dầu… Nhờ đó người trồng chè không phải bỏ công sức đi xa mua hàng và tập trung nhân lực cho thu hái chè.

Đến thời điểm này, vùng chè Hà Giang đã bán được trên 20.000 tấn búp chè tươi, tăng 5.000 tấn so cùng kỳ. Nhờ có nguồn nguyên liệu tốt, các nhà sản xuất đã chế biến ra các loại chè chất lượng cao như chè túi lọc, chè phổ nhĩ, chè nhúng và các loại chè đen, chè vàng cho xuất khẩu; chè xanh A, xanh B cho nội tiêu. Các cơ sở sản xuất, chế biến chè lớn ở Hà Giang như Hùng Cường, Hùng An, Thành Sơn năm nay không còn lo hàng tồn kho, bời chè họ sản xuất ra đến đâu đều được tiêu thụ hết đến đấy. Công ty TNHH chè Hùng Cường đến đầu

tháng 6/2009 đã xuất bán được gần 800 tấn chè các loại sang thị trường các nước châu Âu và các thị trường truyền thống như Ấn Độ, Nhật…

- Đăng ký nhãn hiệu nổi tiếng cho chè Thái Nguyên:

Nhãn hiệu nổi tiếng: (Well-known trademark): Nhãn hiệu nổi tiếng được đề cập lần đầu trong Điều 6 bis Công ước Paris năm 1883. Tuy nhiên, Công ước này không đưa ra định nghĩa cụ thể mà chỉ đưa ra các qui định nhằm bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.

Điều 16 Hiệp định TRIPS cũng chỉ qui định “Để xác định một nhãn hiệu

hàng hóa có nổi tiếng hay không các thành viên phải chú ý đến sự nhận biết nhãn hiệu hàng hóa đó trong bộ phận công chúng liên quan, bao gồm cả sự nhận biết đạt được tại các nước thành viên liên quan đó nhờ quảng cáo nhãn hiệu hàng hóa”. Hầu hết các công ước quốc tế đều không đưa ra tiêu thức cụ thể để đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng mà chỉ quy định một cách chung chung. Trong pháp luật của riêng mình, các quốc gia khác nhau đề cập đến các tiêu chuẩn nhãn hiệu nổi tiếng cũng khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy một số các tiêu chí mà các quốc gia lựa chon để đánh giá các nhãn hiệu nổi tiếng như: mức độ nhận biết và sự công nhận của công chúng, phạm vi, thời hạn sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, phạm vi, thời hạn, tính chất của các chương trình quảng cáo sản phẩm gắn nhãn hiệu hàng hóa, phạm vi, thời hạn mà nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký, giá trị thương mại của nhãn hiệu hàng hóa.

Với các tiêu chí trên chúng tôi đề nghị nếu các doanh nghiệp chè Thái Nguyên, doanh nghiệp nào đạt các tiêu chí chất lượng được các thị trường chấp nhận cho đăn kí nhãn hiệu nổi tiếng. Trên thực tế ở nước ta từ lâu đời mọi người nói đến chè là nói đến chè Thái Nguyên.

- Đối với các doanh nghiệp liên doanh liên kết với nước ngoài cho đăng kí nhãn hiệu chứng nhận.

chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác nhau của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đó do các cá nhân, tổ chức khác sản xuất hoặc cung cấp.

Chức năng chính của nhãn hiệu chứng nhận không phải là để phân biệt nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn, mặc dù nhãn hiệu chứng nhận cũng được sử dụng hay dự định sử dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ. Điều này có thể được khẳng định qua diện sử dụng rất rộng của nhãn hiệu chứng nhận, bao gồm nhiều doanh nghiệp trong cùng một hiệp hội, thậm chí không cùng một hiệp hội nhưng thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sử dụng nhãn hiệu do chủ nhãn hiệu đồng ý. Ví dụ điển hình của trường hợp này là nhãn hiệu thuộc dòng ISO - Intenational Standard Organization bao gồm ISO9001, ISO9002, ISO1400…

Một đặc điểm nữa để phân biệt giữa nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể, đó là nhãn hiệu chứng nhận không những không được sử dụng bởi người chủ nhãn hiệu mà còn không được sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ của người chủ nhãn. Người chủ nhãn hiệu chứng nhận chỉ đơn thuần là người đứng ra đăng ký nhãn hiệu này và chỉ rõ nó nhằm xác định một tiêu điểm về quy trình sản xuất hay sử dụng nhân công lao động. Trách nhiệm của họ là đảm bảo tất cả các doanh nghiệp hay cá nhân có mang nhãn phải tuân thủ theo các điều kiện mang nhãn đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Chính bởi đặc điểm bày mà chủ nhãn hiệu chứng nhận thường là nhà nước, các cơ quan nhà nước, các hiệp hội hay các liên minh doanh nghiệp.

Chính bởi các đặc điểm nêu trên mà một trong những yêu cầu quan trọng đối với việc đăng ký phải “có khả năng đảm bảo giá trị” của hàng hóa liên quan. Người sở hữu nhãn hiệu chứng nhận phải là người đại diện cho các hàng hóa đăng ký nhãn hiệu chứng nhận. Đây là một sự đảm bảo quan trọng

cho việc bảo vệ lợi ích công chúng khỏi những hành vi không trung thực.

Nhãn hiệu liên kết: là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

Một phần của tài liệu thực trạng về sản xuất chế biến và các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè nước ta (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w