Những hạn chế trong xuất khẩu chè nước ta:

Một phần của tài liệu thực trạng về sản xuất chế biến và các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè nước ta (Trang 59 - 61)

- Nước ta có 4 vùng chè chính đó là:

2.3.3. Những hạn chế trong xuất khẩu chè nước ta:

- Giá xuất khẩu chè nước ta chỉ bằng 50 đến 70% giá chè cùng loại trên thị trường thế giới. Do đó cả Nhà nước và những người trồng chè đều thiệt thòi, tồn tại này có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do người trồng chè phải làm được loại chè có năng suất và chất lượng tốt, sau đó đến thu hái, bảo quản, vận chuyển và chế biến theo đúng quy chuẩn. Làm được như vậy mới làm tăng giá trị cho khách hàng và thỏa mãn khách hàng mua chè thì giá sẽ ngang với giá chè trên thị trường thế giới. Đây cũng chính là vấn đề chuỗi giá trị cung ứng chè đã đề ra từ Chương 1.

- Hiện trạng trong thị trường xuất khẩu có quá nhiều công ty xuất khẩu của Việt Nam tham gia vào cùng một thị trường là điều không hay vì dễ bị người mua ép giá nên phải bán giá thấp. Cần nghiên cứu để có một công ty đại diện cho các công ty khác làm xuất khẩu cho một thị trường là vấn đề đặt ra cần được Nhà nước quan tâm.

- Nhiều doanh nghiệp sản xuất chè chưa có chiến lược xuất khẩu, chưa biết nâng cao giá trị xuất khẩu đặc biệt chưa thực hiện việc nắm bắt nhu cầu chè các nước xuất khẩu, chưa làm cho mọi cán bộ nhân viên công ty ý thức được người uống chè họ cần sản phẩm như thế nào. Đặc biệt là những người sản xuất chè rất hạn chế về trình độ văn hóa, hạn chế tầm nhìn xã hội nên không có ý thức tạo sản phẩm có giá trị cao cho khách hàng.

- 70% chè xuất khẩu chưa có xuất sứ và thương hiệu chè Việt Nam, bao bì nhãn mác cho nên giá xuất khẩu chè Việt Nam chỉ bằng 50%-70% chè thế giới. Vì hầu hết chè Việt nam phải xuất khẩu dưới dạng sản phẩm sơ chế đóng trong bao bì lớn, không có thương hiệu hên giá rất thấp, người sản xuất kinh

doanh chè Việt Nam chịu rất nhiều thua thiệt. Tình trạng trên bắt nguồn từ 3

nguyên nhân chính sau: thứ nhất là doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng

được thương hiệu nổi tiếng nên chưa xuất khẩu được chè thành phẩm đóng

trong bao bì nhỏ phân phối tới tận tay người tiêu dùng, thứ hai là hầu hết các

doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè Việt Nam thuộc diện nhỏ, vốn ít, kiến thức marketing, kinh nghiệm đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương còn

nhiều sơ hở bị đối tác lợi dụng gây khó để ép cấp, ép giá, thứ ba là rất nhiều

thị trường còn áp dụng mức thuế suất cao đánh vào chè nhập khẩu, tạo thành lý do để người mua buộc người bán chia xẻ bằng việc giảm giá.

- Chưa có hàng rào kỹ thuật để ngăn cản các sản phẩm chè xuất khẩu kém chất lượng nên làm giảm uy tín chè Việt Nam trên thị trường thế giới.

- Nhà nước muốn giúp các doanh nghiệp chè nắm được nhu cầu của người mua chè và các kỹ thuật quản lý chất lượng chè nhưng các công ty chè không nhiệt tình tham gia. Số liệu của Trung tâm nghiên cứu và Phát triển công nghiệp chế biến chè cho biết việc đào tạo hệ thống quản lý chất lượng quốc tế:

+ Đào tạo ISO 9001:2000: 5 doanh nghiệp tham gia/219 + Đào tạo HACCP: 6 doanh nghiệp tham gia/219

+ Đào tạo ISO 22000/2005: 5 doanh nghiệp tham gia/219

Đầu tư chiều sâu:

+ Hỗ trợ đổi mới công nghệ: 7 doanh nghiệp tham gia/219

+ Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển giống mới: 3 doanh nghiệp tham gia/219 - Đào tạo tiếp thị tiêu thụ sản phẩm:

+ Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng, thương hiệu, nhãn hiệu: 5 doanh nghiệp tham gia

+ Tham quan học tập trong và ngoài nước: 13 doanh nghiệp tham gia + Tham gia hội trợ trong nước và ngoài nước: 3 doanh nghiệp tham gia

+ Hỗ trợ giới thiệu và bán hàng trực tuyến: 7 doanh nghiêp tham gia + Hỗ trợ tổ chức hội thảo, quảng bá sản phẩm: 3 doanh nghiệp tham gia

- Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và giải pháp phát triển ngành chè nhưng nhiều chính quyền cấp tỉnh, huyện ở các địa phương thiếu quyết tâm cà vượt khó giúp các doanh nghiệp thực hiện các quyết định của phính phủ.

Một phần của tài liệu thực trạng về sản xuất chế biến và các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè nước ta (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w