Xu hướng phát triển chè nước ta:

Một phần của tài liệu thực trạng về sản xuất chế biến và các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè nước ta (Trang 69 - 71)

- Nước ta có 4 vùng chè chính đó là:

CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÈGIAI ĐOẠN 2010-2020.

3.1.2. Xu hướng phát triển chè nước ta:

Như đã trình bầy ở Chương 2 về Thực trạng phát triển chè nước ta từ năm 2000 đến năm 2009 cho thấy xu hướng phát triển là rất tốt, trước hết là chỉ đạo phát triển của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, của Hiệp hội

Chè Việt Nam là phát triển từ nhu cầu thị trường chè, biết được các lợi thế so sánh cạnh tranh của thị trường chè thế giới từ đó Nhà nước đã có hỗ trợ tích cực mọi mặt đặc biệt là kĩ thuật nuôi trồng, xúc tiến thương mại đã tạo cơ sở cho ngành chè phát triển.

3.1.2.1. Về diện tích trồng chè:

Có 4 vùng chè, lớn nhất là vùng Trung du miền núi phía Bắc chiếm 69,9% diện tích trồng chè toàn quốc. Cả 4 vùng năm 2000 mới có 82.000 ha đến 2009 đã có 130.089 ha, trên cơ sở đó dự báo đến 2020 là 138.000 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh năm 2009 là 117.345 ha và dự báo đến 2020 là 129.000 ha.

3.1.2.2. Về năng suất chè: Năng suất chè bình quân (tấn/ha):

So với thế giới sản lượng chè khô trung bình của Việt Nam là 0,8 - 1,2 tấn/ha, thấp hơn đáng kể so với các nhà sản xuất khác như Kenya 2,2 tấn/ha, Ấn Độ 1,8 tấn/ha, Nhật Bản 1,7 tấn/ha, Srilanka 1,5 tấn/ha, Đài Loan 1,1 tấn/ha. Cần phải nhận thức được nguyên nhân làm cho năng suất thấp bao gồm các kĩ thuật, công nghệ canh tác và xử lý sau thu hoạch.

Căn cứ năng suất thực tế nước ta như đã phản ánh trong BH2.4 Chương 2 như sau: năng suất chè tươi tấn/ha, năm 2000: 4,18 tấn/ha, năm 2001: 4,56 tấn/ha …, 2008: 6,5 tấn/ha, 2009: 6,5 tấn/ha. Dự đoán năm 2020: 9 tấn/ha do có biện pháp đổi mới giống mới, giáo dục đào tạo kĩ thuật chăm bón thu hoạch, và sử lí sau thu hoạch sẽ được bổ sung phù hợp và tiến bộ hơn. Cũng tương tự như phương pháp dự báo các chỉ tiêu trên, theo xu thế tăng trưởng dự báo: sản lượng chè búp tươi (tấn) năm 2000 đạt 315.282 tấn, năm 2001 đạt 340.472 tấn …, năm 2008 đạt 752.170 tấn, năm 2009 đạt 796.959 tấn (theo số liệu BH2.6 Chương 2) và dự báo đến 2020 búp chè tươi đạt 1.161.000 tấn và sản lượng qui khô đạt 258.000 tấn.

3.1.2.3. Mặt hàng xuất khẩu:

Về mặt sản phẩm xuất khẩu vẫn duy trì các mặt hàng đang xuất khẩu tại các thị trường hiện nay gồm:

+ Chè đen: gồm chè đen OTD (chè đen đã sao trong gói uống liền từ 3 kg trở lên - HS090240)

+ Chè đen CTC (chè đen Cut, tea, and Curl)

+ Chè xanh gồm: chè sao lăn xanh duỗi và các loại chè đặc biệt như chè Olong, chè Phổ nhĩ, Suchong, các loại chè hương, chè thảo dược. Cố gắng thử nghiệm chè, túi pha uống liền đáp ứng nhu cầu trong nước.

3.1.2.4. Về giá trị chè xuất khẩu:

Như đã phản ảnh ở BH 2.7 Chương 2, năm 2005 đạt 97.000.000 USD, năm 2008 đạt 151.000.000 USD, năm 2009 đạt 179.000.000 USD, năm 2010 đạt 194.000.000 USD và dự báo 2020 đạt 713.000.000 USD.

Do tập trung phát triển nhiều loại chè, đặc sản có giá trị cao, các sản phẩm chè dược liệu, chè đóng chai, bánh kẹo chè và đặc biệt giải quyết tốt vấn đề nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ để nâng chất lượng và nâng giá bán lên để khắc phục chè Việt Nam hiện được đánh giá là có chất lượng thấp, được phản ảnh qua giá bán trên thị trường thế giới là giá chè Việt Nam chỉ bằng 70% giá chè thế giới. Nguyên nhân chính làm chất lượng thấp là kĩ thuật trồng và kĩ thuật sử lí sau khi thu hoạch. Bởi vậy xu hướng cải thiện về mặt giá cả chè nước ta sẽ tăng lên so với chè thế giới trong những năm tới là có cơ sở.

Một phần của tài liệu thực trạng về sản xuất chế biến và các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè nước ta (Trang 69 - 71)