Đánh giá chung về mặt đã làm được trong xuất khẩu:

Một phần của tài liệu thực trạng về sản xuất chế biến và các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè nước ta (Trang 56 - 59)

- Nước ta có 4 vùng chè chính đó là:

2.3.2. Đánh giá chung về mặt đã làm được trong xuất khẩu:

Qua thống kê ở phần 3.1 cho thấy chè Việt Nam trong những năm qua có nhiều vươn lên khá mạnh mang tính bứt phá, như sau:

- Diện tích trồng chè đã tăng lên vượt cả kế hoạch dự tính của Thủ tướng Chính phủ trong QĐ43-TTg ra ngày 10/3/1999. Trong QĐ 43 kế hoạch đến 2010 đạt 122.100 ha, nhưng năm 2009 diện tích đã đạt 130.098 ha.

- Năng suất chè càng ngày một nâng cao, cùng với sản lượng tăng làm cho tổng cung cho thị trường xuất khẩu tăng và theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước ta có tất cả các sản phẩm chè mà thị trường thế giới có nhu cầu. Đây cũng là sự cố gắng lớn của ngành chè nước ta.

- Khối lượng chè xuất khẩu theo kế hoạch trong QĐ43-TTg đến 2010 xuất khẩu 130 nghìn tấn chè và đến tháng 12/2008 đã xuất khẩu 150.000 tấn chè (trong đó xuất khẩu chính ngạch đạt 110.029 tấn)

- Nước ta đã có 219 công ty có sản phẩm xuất khẩu sang 110 nước trong đó có 10 thị trường lớn, các thị trường như Pakistan, Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Indonesia là những thị trường lớn, có uy tín. Trong 110 nước có 11 nước xuất khẩu lần đầu theo số liệu của Hiệp hội Chè Việt Nam cho thấy:

Xét theo lượng:

- 1 thị trường đạt trên 20 ngàn tấn (Pakistan: 21.536 tấn).

- 3 thị trường đạt trên 10 đến 20 ngàn tấn (Đài Loan 18.618 tấn, Trung Quốc 14.927 tấn, Nga 10.971 tấn).

- 15 thị trường đạt từ 1.000 đến 10.000 tấn.

- Các thị trường còn lại, 10 thị trường đứng đầu, thứ tự là : (1) Pakistan, (2)

Đài Loan, (3) Trung Quốc, (4) Nga, (5) Indonesia, (6) Hoa Kỳ, (7) Afganistan, (8) Ba

Lan, (9) Malaysia, (10) Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất.

Xét theo trị giá:

- 2 thị trường đạt trên 20 triệu USD (Pakistan: 29,823 triệu USD, Đài Loan 20,343 triệu USD).

- 2 thị trường đạt trên 10 đến 20 triệu USD (Trung Quốc 17.029 triệu USD, Nga 11.484 triệu USD).

- 19 thị trường đạt từ 1 đến 10 triệu USD.

- 10 thị trường đứng đầu, thứ tự là (1) Pakistan, (2) Đài Loan, (3) Trung Quốc,

(4) Nga, (5) Afganistan, (6) Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất, (7)

Indonesia, (8) Ba Lan, (9) Đức, (10) Thổ Nhĩ Kỳ.

Xét theo đơn giá: 17 thị trường nhập khẩu từ 200 tấn trở lên đạt giá

(USD/tấn) cao hơn mức giá bình quân chung (1.189) là: (1) Philippines

(2.887), (2) Nhật Bản (2.678), (3) Saudi Arabia (1.835), (4) Syrian Arab (1.709),

(7) Afganistan (1.535), (8) Jordan (1.523), (9) Hồng Kông (1.510), (10) Iran (1.392), (11) Pakistan (1.385), (12) Singapore (1.378), (13) Sri Lanka (1.330), (14)

Israel (1.276), (15) Hà Lan (1.265), (16) Đức (1.259), (17) Phần Lan (1.221).

Xét theo số lượng doanh nghiệp Việt Nam cùng xuất khẩu chè vào 1 thị trường:

- (1) thị trường Đài Loan: 96 Doanh nghiệp, trong đó có 13 doanh nghiệp

đạt số lượng từ 500 tấn trở lên, đứng đầu về lượng là Doanh nghiệp Chế biến và xuất khẩu chè YI JIIN.

- (2) thị trường Trung Quốc: 80 Doanh nghiệp, trong đó có 11 doanh nghiệp

đạt số lượng từ 500 tấn trở lên, đứng đầu về lượng là Cty TNHH Chè Thái Hòa.

- (3) thị trường Pakistan: 79 Doanh nghiệp, trong đó có 12 doanh nghiệp đạt

số lượng từ 500 tấn trở lên, đứng đầu về lượng là Cty Chè Phú Bền.

- (4) thị trường Đức: 40 Doanh nghiệp, không có doanh nghiệp nào đạt số

lượng từ 500, đứng đầu về lượng là Cty TNHH Thế Hệ Mới Vĩnh Phúc.

- (5) thị trường Nga: 32 Doanh nghiệp, trong đó có 7 doanh nghiệp đạt số lượng

từ 500 tấn trở lên, đứng đầu về lượng là Cty TNHH Thế Hệ Mới Vĩnh Phúc.

- (6) thị trường Afganistan: 27 Doanh nghiệp, trong đó có 2 doanh nghiệp

đạt số lượng từ 500 tấn trở lên, đứng đầu về lượng là Cty Chè Việt Nam.

- (7) thị trường Indonesia: 26 Doanh nghiệp, trong đó có 3 doanh nghiệp đạt

số lượng từ 500 tấn trở lên, đứng đầu về lượng là Cty Cp Trà Rồng Vàng.

- (8) thị trường Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất: 26 Doanh

nghiệp, trong đó có 1 doanh nghiệp đạt số lượng từ 500 tấn trở lên, đứng đầu về lượng là Cty TNHH Finlay Việt Nam.

- (9) thị trường Hà Lan: 22 Doanh nghiệp, không có doanh nghiệp nào đạt

số lượng từ 500 tấn, đứng đầu về lượng là Cty TNHH Thương mại Việt Tiến.

số lượng từ 500 tấn trở lên, đứng đầu về lượng là Cty Cp Xuất nhập khẩu Nam Anh.

Một phần của tài liệu thực trạng về sản xuất chế biến và các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè nước ta (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w