Giải pháp về chương trình quản lí chất lượng chè lâu dài để khắc phục chè Việt đang bị đánh giá là kém chất lượng như hiện nay:

Một phần của tài liệu thực trạng về sản xuất chế biến và các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè nước ta (Trang 72 - 76)

- Nước ta có 4 vùng chè chính đó là:

CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÈGIAI ĐOẠN 2010-2020.

3.2.1. Giải pháp về chương trình quản lí chất lượng chè lâu dài để khắc phục chè Việt đang bị đánh giá là kém chất lượng như hiện nay:

phục chè Việt đang bị đánh giá là kém chất lượng như hiện nay:

Một nguyên lý rất quan trọng về marketing là các nhà sản xuất kinh doanh chè phải biết được khách hàng mua chè họ đánh giá như thế nào sau khi mua và tiêu dùng sản phẩm của mình. Về việc này năm 2010 Hiệp hội Chè Việt Nam đã tổ chức được một Hội nghị quốc tế chè tại Việt Nam, trong chương trình đã có những phát biểu của khách hàng mua chè của Việt Nam. Đại diện của công ty Tea Estate Agencies Ltd/Tonkin Trading Ltd.. đã có phát biểu như sau:

- Phải kiểm soát chất lượng - ưu tiên số một cho chè Việt Nam hiện nay:

Với tư cách là người mua hàng, trước hết chúng tôi mong muốn mua được hàng hóa có chất lượng tốt. Hàng được giao đi theo đúng mẫu chào hàng (kể cả ngoại hình, màu sắc và nước).

Hàng hóa phải đảm bảo theo đúng chất lượng được cam kết trong hợp đồng mua hàng. Hiện nay, một thực trạng là chè khi giao hàng không giống cới những cam kết trong hợp đồng mua bán, gây khó khăn cho khâu tiếp thị, bán hàng cho người đóng gói và làm giảm uy tín cũng như tên tuổi của chè có xuất xứ từ Việt Nam.

Từ năm 2006 cho đến nay, chất lượng chè Việt Nam ngày một giảm sút, một phần do cơ giới hóa trong khâu hái chè, tình trạng tranh mua nguyên liệu giữa các nhà chế biến đã khiến chất lượng mai một. Một bộ phận các nhà sản xuất Orthodox chuyển sang sản xuất CTC khiến chất lượng búp tươi thương mại giảm sút làm cho chè chất lượng tốt thì quí hiếm còn chè chất lượng kém thì rất nhiều.

Chúng tôi đã gửi các mẫu hàng đi phân tích dư lượng thuốc trừ sâu có trong chè, tỉ lệ đạt qua ngưỡng được phép vào Châu Âu rất cao, trên 85%. Đó là thời kỳ chè Việt Nam vào Châu Âu tốt nhất kể cả về số lượng, chất lượng và giá trị.

Việc chạy theo số lượng mà quên đi chất lượng cũng xảy ra trong giai đoạn này khiến chè Việt hiện không được kiểm soát về chất lượng và mẫu mã.

- Phải kiểm soát được tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong chè thương phẩm:

Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật có trong chè vẫn là vấn đề đau đầu của người mua hàng, người xuất khẩu và cả người sản xuất. Việc không hoặc khó kiểm soát được việc sử dụng thuốc trừ sâu đã làm cho chè Việt Nam nhìn chung không tiếp cận được với các khách hàng, hãng buôn, đóng gói chè lớn. Hầu hết các nhà đóng gói có danh tiếng ở Đức hiện đã tẩy chay chè Việt Nam vì họ không được phép nhập vào cửa khẩu do các qui định nghiêm ngặt của nước này cũng như EU về dư lượng thuốc trừ sâu có trong chè.

Việt kiểm soát trước hết phải từ ý thức của nông dân trồng chè và người làm chè. Khâu thu hái sản phẩm sau phun thuốc phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chương trình HACCP, SSOP. Khâu thu mua cũng phải được các nhà máy kiểm soát tốt để tránh tình trạng hàng hóa sản xuất ra bị tồn dư lớn.

- Phải có sự hỗ trợ từ phía nhà nước, các cơ quan công quyền trong việc giáo dục ý thức người làm chè.

Chúng tôi cho rằng, các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương ở những nơi sản xuất chế biến chè cần có chế tài xử phạt cũng như khen thưởng thích đáng với những nhà sản xuất không tuân thủ đúng theo qui trình chế biến, chăm sóc thu hái chè. Nếu có chế tài đó, kết hợp với những chương trình khuyến nông tốt dành cho chè thì ắt chè Việt Nam sẽ dần trở lại với những thị trường khó tính.

Chính phủ cũng nên coi ngành Chè là ngành cần được đầu tư vì hiện tại ngành này vẫn tạo nhiều công ăn việc làm cho nông dân và cũng là một nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam. Cần có những chương trình hành động cụ thể,

thiết thực cho ngành Chè, đầu tư sâu vào lĩnh vực nông nghiệp tạo búp chè sạch, chuẩn mực về lá thì sẽ cho ra được sản phẩm tốt.

- Tiếp cận, cập nhật thông tin khoa học, kỹ thuật áp dụng cho ngành Chè bằng mọi biện pháp và cơ hội.

Nên tận dụng các cơ hội tiếp cận sự trợ giúp tài chính, kỹ thuật cho ngành Chè từ các tổ chức phi chính phủ, các Ủy ban chè các nước sản xuất chè, các hãng chè lớn nếu họ có những chương trình tốt dành cho nông dân và người làm chè.

Thí dụ, hiện nay chúng tôi đang khuyến khích các nhà sản xuất, đầu cung của chúng tôi nên tham gia các chương trình quản lý HACCP, GMP, ISO 9002-2000 và các chương trình cộng đồng như Fairtrade hay chương trình Rainforest Alliance do Unilever phát động. Các chương trình về chè sạch, không tạp chất, sỏi, sạn, thóc do chính chúng tôi khởi sướng.

Những phát biểu của công ty Tea Estate Agencies Ltd cũng phù hợp với ý tưởng mà luận văn muốn đề xuất trong mục kiểm soát chất lượng trong thu hoạch, chế biến chè, giải pháp số một cho chè Việt Nam hiện nay.

Cũng trong Hội nghị chè quốc tế tại Việt Nam, ông Muhammad Hanif Janoo - Chủ tịch Hiệp hội chè Pakistan đã phát biểu và đã có nội dung đáng quan tâm như sau:

Người dân Pakistan rất thích uống chè, đại đa số mọi người đều bắt đầu ngày mới với một chén chè, trên thực tế ở đất nước chúng tôi được sử dụng trong chế độ ăn kiêng và cũng là một gia vị dùng trong chế biến thức ăn. Mọi người ở trong các ngôi làng và ở vùng miền núi xa xôi cũng rất thích uống chè. Pakistan có tới 99% người dân là uống chè.

Chè là một phần trong đời sống văn hóa của người dân chúng tôi, thậm chí ngày nay khi đi thăm bạn bè và người thân người ta thường hay tặng chè kèm theo những hộp bánh quy v.v.

Dân số nước tôi là 170 triệu người, mức tiêu thụ một năm từ 190 đến 200 triệu kg chè đen và 5 triệu kg chè xanh với mức giá trung bình là 2,65 USD/kg. Chúng tôi thường mua chè từ Bangladesh, Srilanka, Nepal, Kenya, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Việt Nam xuất hiện trên thị trường thế giới với tư cách là một nhà sản xuất chè lớn. Người tiêu dùng thế giới bây giờ rất coi trọng nhà sản xuất Việt Nam. Tuy nhiên nếu nhìn vào số liệu thống kê của chúng tôi nhập khẩu chè từ Việt Nam 10 năm quan như sau:

Giai đoạn Chè đen Chè xanh

07/1999 đến 06/2000 2.32% 7.69% 07/2000 đến 06/2001 3.47% 31.03% 07/2001 đến 06/2002 1.61% 23.64% 07/2002 đến 06/2003 2.79% 43.11% 07/2003 đến 06/2004 3.26% 44.52% 07/2004 đến 06/2005 1.56% 19.77% 07/2005 đến 06/2006 2.07% 29.31% 07/2006 đến 06/2007 3.87% 33.21% 07/2007 đến 06/2008 1.90% 12.94% 07/2008 đến 06/2009 3.27% 25.92% 07/2009 đến 06/2010 2.81% 19.03%

Qua số liệ trên Việt Nam chỉ mới chỉ có thị phần từ 1,6 đếm 4% đối với chè đen nhập khẩu vào Pakistan là quá thấp, chỉ có chè xanh có thị phần 25 đến 50% là khả quan hơn.

Đối với chè nhập khẩu vào Pakistan thì Việt Nam có rất ít cạnh tranh so với Bangladesh do mức tiêu thụ của người dân địa phương của nước này rất lớn, và bây giờ người dân Bangladesh còn đang phải nhập khẩu chè. Giá chè của Việt Nam rất hợp lý. Chất lượng chè ở miền Nam Ấn Độ hoàn toàn khác, không thể cạnh tranh được với chè của Việt Nam, còn chè của Indonesia thì chỉ có một số lượng ít đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của chúng tôi. Chè của Trung Quốc thì hoàn toàn khác, xét về mặt chất lượng thì không có gì để so sánh với Việt Nam. Pakistan có thể trả một mức giá rất hấp dẫn đối với sản

phẩm chè Việt Nam vì người tiêu dùng của chúng tôi rất thích sản phẩm của các bạn và sản phẩm chẻ Việt Nam rất hợp khi pha với Kenya.

Chúng tôi sẵn sáng trả cho sản phẩm chè rượu vàng của các bạn với mức

giá hấp dẫn với điều kiện là chất lượng sản phẩm phải ổn định. Để đạt được

điều này cần:

* Đã đến lúc chúng ta cần giải quyết mọi vấn đề từ hai phía. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nên ký một Hiệp định thương mại tự do với Pakistan để chúng tôi không phải chịu thuế nhập khẩu đối với sản phẩm chè, giống như những gì chúng tôi làm khi nhập khẩu chè từ Bangladesh, Sri lanka, Nepal.

* Chúng tôi sẵn sàng đầu tư vào ngành Chè Việt Nam với tư cách là đối tác kinh doanh để sản phẩm chè được sản xuất theo yêu cầu tiêu dùng của chúng tôi.

* Cá nhân tôi cho rằng giải pháp tốt nhất là phải xây dựng một Trung tâm đấu giá về chè của CTC cũng như là chính sách ưu đãi về thuế đối với chè xanh, điều này sẽ khiến cho người mua có cảm giác thoải mái cả về chất lượng và giá cả. Khi người mua Pakistan có các đại lý thu mua ở Việt Nam cũng như là các trung tâm đấu giá khác thì họ sẽ cảm thấy rất thoải mái và yên tâm khi mua sản phẩm.

Luận văn coi nguyện vọng của Chủ tịch Hiệp Hội chè Pakistan với tư cách đại diện cho người mua là rất cần phải nghiên cứu và đáp ứng các nhu cầu của họ đặc biệt là chất lượng chè để mở rộng thị trường xuất khẩu vào Pakistan.

Một phần của tài liệu thực trạng về sản xuất chế biến và các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè nước ta (Trang 72 - 76)