Nguyên nhân của những hạn chế:

Một phần của tài liệu thực trạng về sản xuất chế biến và các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè nước ta (Trang 64 - 68)

- Nước ta có 4 vùng chè chính đó là:

2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế:

Trong các phân tích trên đã nêu các hạn chế trong xuất khẩu chè, các hạn chế bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

- Thị trường chè thế giới có nhu cầu đa dạng phần lớn là thị trường thuộc loại “khó tính”. Trong khi đó lao động trồng và chăm sóc chè lại là lao động có trình độ văn hóa và khoa học thấp, sống ở vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa và là dân tộc ít người làm việc theo thói quen theo kiểu cha truyền con nối. Bởi vậy giá trị sản phẩm mà họ tạo ra chưa thỏa mãn được người mua. Theo lý thuyết của kinh doanh hiện đại của Perter Drucker và Michael Porter - trường Đại học Harvard để giúp cho công ty giành được khách hàng và chiến thắng đối thủ cạnh tranh công ty phải chuyển tư duy sản phẩm bán hàng (trước tiên làm ra sản phẩm đã xong có sản phẩm rồi nghĩ ra bán nó cho ai) sang tư duy “khách hàng và marketing” (tức là trước tiên phải xuất phát từ khách hàng họ muốn mua sản phẩm như thế nào sau đó mới nghĩ đến phải tạo ra sản phẩm đó thỏa mãn khách hàng tốt hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh đang có. Để làm được việc này công ty kinh doanh chè phải quan niệm được hoạt động của công ty phải đi theo mô hình chuỗi giá trị đã trình bầy ở Chương I. Tóm lại để khắc phục được tồn tại trên các công ty phải có tư duy khách hàng và marketing thay cho tư duy sản phẩm - Bán hàng như hiện nay.

Ngoài nguyên nhân cơ bản và lâu dài trên trong nội tại của ngành chè nước ta, theo quan điểm của luận văn có 10 vấn đề ngành chè chưa giải quyết tốt là:

2.1.3.2. Giống chè cho năng suất và chất lượng cao chưa chiếm 50% diện tích đất canh tác.

2.1.3.3. Ý thức tuân thủ các quy trình của người trồng chè chưa cao, thể hiện qua tất cả các khâu, từ đốn cành, bón phân, phun thuốc trừ sâu, hái và bảo quản, vận chuyển búp tươi, khiến cho chất lượng búp tươi còn thấp.

2.1.3.4. Đầu tư cho nông nghiệp chè chưa được quan tâm thỏa đáng, nhất là đầu tư hình thành vùng nguyên liệu mới và đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu hiện có, đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng.

2.1.3.5. Khả năng cung ứng nguyên liệu quá thấp so với khả năng tiêu thụ trong chế biến. Có những nơi tổng công suất chế biến đã gấp 3 lần, khả năng cung cấp nguyên liệu, con số này của cả nước là 2 lần. Đây là nguyên nhân chính của hiện tượng tranh mua nguyên liệu, làm giảm chất lượng nguyên liệu.

2.1.3.6. Chế biến thủ công và tiểu công nghiệp phát triển mạnh. Đây là nguyên nhân chính khiến cho:

- Nền công nghiệp chè Việt Nam trở nên manh mún, nhỏ lẻ, lạc hậu. - Chất lượng chè bán thành phẩm và thành phẩm không bảo đảm. - Nhiều nhà máy lớn và hiện đại phải đóng cửa, thua lỗ.

- Không hoặc khó thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 2.1.3.7. Công tác kiểm tra và xử lý các vi phạm vệ sinh, an toàn thực phẩm không được tiến hành thường xuyên, triệt để. Đây là “cửa mở” cho tình trạng lạm dụng chất độc hại trong chăm bón, bất chấp các quy định về chế biến chè.

2.1.3.8. Mất dần cơ hội bán chè thành phẩm mang nhãn hiệu, thương hiệu Việt Nam, giá trị gia tăng cao. Không thoát được thân phận “nhà cung ứng chè nguyên liệu giá thấp”. Bị các nhà nhập khẩu thao túng, khuynh đảo. Khó tránh khỏi các tranh chấp quốc tế mà phần bất lợi thuộc về doanh nghiệp Việt.

2.1.3.9. Tính liên kết và thống nhất giữa những nhà sản xuất, kinh doanh chè Việt với nhau hầu như không có. Tình trạng cạnh tranh, kể cả cạnh tranh

không lành mạnh, diễn ra mọi lúc mọi nơi, ở mọi đối tượng. Tình trạng bội ước cam kết, trong đó có hợp đồng kinh tế thường xuyên xảy ra. Chữ “tín” bị giảm dẫn tới lòng tin mất dần. Tri thức về thương trường mỏng, tầm nhìn thương trường hẹp. Ham lợi trước mắt quyên hại lâu dài. Chạy theo thục tiêu cục bộ, trà đạp chiến lược cộng đồng.

2.1.3.10. Hiệp hội Chè Việt Nam không đủ điều kiện cần thiết để thực hiện vai trò “cầu nối giữa Chính phủ”, “đại diện và bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng chè”.

2.1.3.11. Đời sống người trồng chè chậm được cải thiện. Sức khỏe người tiêu dùng chè không được bảo đảm.

Mười bất cập trên cho thấy “nút” cần tháo gỡ chính là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tạo điều kiện cần và đủ cho Hiệp hội Chè Việt Nam làm “cánh tay nối dài của mình” có quyền và đủ lực phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện việc kiểm tra và giám sát từ khâu trồng trọt, chế biến đến khâu lưu thông, kiên quyết không để người tiêu dùng mua phải chè không an toàn thực phẩm, không để mất danh hiệu chè Việt Nam trên thương trường quốc tế.

Tóm tắt Chương 2

Phát triển cơ sở lý luận của mở rộng thị trường xuất khẩu chè của nước ta đã được nêu lên ở Chương 1, luận văn đi vào phân tích thực trạng của hoạt động trồng chè bao gồm thực trạng diện tích trồng chè, thực trạng năng xuất và sản lượng chè đã sản xuất ra, thực trạng cải tạo giống chè cũ, phát triển giống mới có năng suất cao và chất lượng tốt. Thực trạng của chăm bón chè, thu hái, vận chuyển, bảo quản chè và cuối cùng là thực trạng chế biến và xuất khẩu chè. Từ trình bầy thực trạng trên, luận văn nêu lên các tồn tại hiện nay từ việc gieo trồng chăm bón đến chế biến công nghiệp và tổ chức xuất khẩu có

tồn tại gì trái với tư duy kinh doanh hiện đại của Perter Drucker và Michael Porter - Đại học Harvard. Đó là tư duy khách hàng và Marketing mà các công ty kinh doanh chè phải có được. Những thực trạng đang có hiện nay của kinh doanh chè là thực trạng của tư duy “sản phẩm - bán hàng” - tư duy cổ điển đã không còn phù hợp ở thị trường chè đang cạnh tranh khốc liệt như ngày nay. Thấy được nguyên nhân tồn tại trước hết là nhận thức về kinh doanh của những người làm chè sau đó là những khó khăn mà không phải khắc phục nó chỉ là buổi sớm buổi chiều mà là cùng cần yếu tố thời gian nữa, đó là khó khăn về địa hình, khó khăn thu nhập thấp, văn hóa của đồng bào vùng sâu vùng xa, khó khăn của chính phủ và chính quyền xã, huyện, tỉnh là eo hẹp về tài chính, cùng một lúc có nhiều việc phải làm. Từ phân tích thực trạng lại tạo cơ sở cho luận văn đưa ra các giải pháp Chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu thực trạng về sản xuất chế biến và các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè nước ta (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w