Thực trạng về chăm sóc cây chè:

Một phần của tài liệu thực trạng về sản xuất chế biến và các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè nước ta (Trang 48 - 51)

- Nước ta có 4 vùng chè chính đó là:

2.1.3.1. Thực trạng về chăm sóc cây chè:

Theo điều tra ở 10 tỉnh có sản lượng và diện tích chè lớn nhất nước ta, kết hợp với thống kê báo cáo của các tỉnh trồng chè cho ta thực trạng sau đây:

- Tưới tiêu: hầu hết diện tích chè thâm canh của các tỉnh không có hệ thống tưới tiêu mà chỉ tưới tiêu khi trồng mới và phun thuốc.

- Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:

+ Diện tích chè có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng kỹ thuật: 7.449 ha, chiếm 5,7%

+ Diện tích chè không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: 24.265 ha, chiếm 18% + Diện tích chè có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật: 29.959 ha, chiếm 23%

+ Diện tích chè có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không được sử dụng trên chè: 1.384 ha, chiếm 1%

- Diện tích chè có trồng cây bóng mát đúng kỹ thuật: 28.361 ha, chiếm 22% - Diện tích chè làm đất bằng máy: 9.520 ha, chiếm 7,3%

- Diện tích chè làm đất bằng máy: 4.012 ha, chiếm 3,08% - Diện tích chè phun thuốc diệt cỏ: 41.492 ha, chiếm 32%

- Diện tích chè phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy: 31.122 ha, chiếm 24% - Diện tích chè phun thuốc bảo vệ thực vật bằng bình: 98.976 ha, chiếm 76%

- Diện tích chè hái bằng máy: 10.200 ha, chiếm 7,8% - Diện tích chè đón bằng máy: 55.231 ha, chiếm 42%

- Diện tích chè sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tiêu chuẩn (VietGap): 1.081 ha, chiếm 0,83%

- Diện tích chè thực hiện theo quy trình phòng trừ tổng hợp (IPM): 35.876 ha, chiếm 27,5%

- Diện tích chè bón bằng phân đạm đơn: 4.974 ha, chiếm 4%

2.1.3.3. Thực trạng thu hái chè:

Số liệu của Hiệp Hội chè Việt Nam được dựa trên số liệu nghiên cứu của đề tài khảo sát nghiên cứu chè Việt Nam và thống kê báo cáo của các tỉnh có trồng chè cho thấy tình hình sau:

- Về kỹ thuật hái, bảo quản, vận chuyển chè búp tươi:

+ Hái chè theo tiêu chuẩn Việt nam: 66.809 ha, chiếm 51% diện tích chè hiện có

+ Hái chè theo tiêu chuẩn khác: 9.145 ha, chiếm 7% + Hái chè không tiêu chuẩn: 49.388 ha, chiếm 38% + Đựng chè bằng sọt: 56.797 ha, chiếm 43%

+ Đựng chè bằng bao tải: 67.706 ha, chiếm 52% + Đổ đống trên ô tô: 17.245 ha, chiếm 13% + Xếp theo sọt: 25.003 ha, chiếm 19,2% + Xếp theo bao: 21.217 ha, chiếm 16,3%

Qua số liệu trên cho thấy 38% diện tích trồng chè thu hái không theo tiêu chuẩn nào, có nghĩa là do người lao động thích hái thế nào sẽ tao ra búp chè tươi như vậy chứ không theo tiêu chuẩn “1 tôm 3 lá” mà họ thường hài 1 tôm 5 đến 6 lá. Bởi vậy thường là già, và cành chè có nhiều. Đây chính là nguyên nhân làm chất lượng chè giảm và giá chè giảm, mặt khác uy tín chè Việt Nam cũng không được duy trì.

Chè búp khi thu hoạch được xếp vào sọt tốt hơn xếp vào bao bì vì xếp vào bao búp chè dễ dập nát khi xếp lên phương tiện vận chuyển và khi dỡ khỏi phương tiện. Ở đây còn 52 % diện tích thu hoạch xếp vào bao cũng chưa phải là tối ưu cho chất lượng chè.

- Hình thức tiêu thụ chè búp tươi:

+ Mua bán theo thỏa thuận: 45.679 tấn + Mua bán tự do: 546.653 tấn

- Tình hình lao động trong ngành chè:

+ Với 436.300 hộ tham gia sản xuất chè với khoảng 1.090.240 lao động thì chỉ có 9888 người tham gia đóng bảo hiểm xã hội (chủ yếu là các lao động còn lại trong các nông trường quốc doanh), 878 người có trình độ đại học, cao đẳng 1524 người có trình độ trung học và chuyên môn hành nghề đây là khu vực người lao động có dân trí thấp nhất so với các lực lượng lao động khác. Số người đóng bảo hiểm lao động chỉ có 0,9% so với tổng số lao động bởi vậy khi hết tuổi lao động số người này cuộc sống vô cùng khó khăn.

+ Ở kỳ đổi mới, việc giao vườn chè cho các hộ quản lý dẫn đến việc kiểm soát chất lượng nguyên liệu vô cùng khó khăn. Để có lợi người dân đã phun thuốc không đúng quy trình kỹ thuật (29.959 ha) dùng cả thuốc cấm sử dụng trong chè (1384 ha) cắt chè bằng liềm, cữ … dẫn đến các nhà máy không thể thực hiện quy trình. Chất lượng chè sản xuất ra kém xơ, cẫng quá nhiều, chi phí sản xuất tăng.

+ Các vùng chè tập trung lớn với giống chè trung du trồng hạt (từ những năm 1958-1960) ở Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Lâm Đồng nay đang bị xuống cấp do chất lượng nguyên liệu kém, không được nhân dân chăm sóc, bị cắt trọc cành, không phát triển được cần được trồng thay thế bằng các giống chè cho năng suất, hiệu quả cao hơn.

+ Do tập tục làm ăn lạc hậu, cha truyền con nối, dân trí lao động vùng chè thấp (chè chủ yếu ở các tỉnh trung du, miền núi, cơ sở hạ tầng kém phát triển) cho nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất an toàn gặp rất nhiều khó khăn.

+ Cây chè ưa sống ở vùng cao, đất dốc nên việc tưới tiêu chăm sóc gặp khá nhiều khó khăn đa số diện tích là không chủ động được tưới tiêu nên việc

ổn định và nâng cao năng suất và chất lượng là không thể chủ động được. Từ tình hình trên, ngành chè cần tăng cường dùng phương châm hướng dẫn kỹ thuật thu hái, bảo quản, vận chuyển búp chè theo hướng “cầm tay chỉ việc” thay vì hướng dẫn bằng văn bản cho nông dân trồng chè và cùng cần có khoản chi phí cho việc này, giải quyết chi phí phổ biến kỹ thuật thu hái chưa biết lấy từ đâu nên càng cũng có khó khăn.

Qua phân tích thực trạng phần 2.1.3 cho thấy:

- Cơ sở hạ tầng của nhiều vùng chè còn thấp kém là hạn chế khả năng thâm canh và hạ giá thành sản phẩm.

- Mối liên kết 4 nhà chưa thực sự đi vào nông nghiệp nông thôn nói chung và ngành chè nói riêng, nên chưa phát huy hết thế mạnh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

- Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất chè còn hạn chế, diện tích chè mới được làn đất bằng cơ giới chỉ khoảng 30%, diện tích chè được tưới tiêu 3- 5%. Mức đầu tư phân bón còn thấp và mất cân đối.

Một phần của tài liệu thực trạng về sản xuất chế biến và các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè nước ta (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w