- Thứ nhất: Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng: Khi áp dụng phương thức này tức là doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường theo phạm
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CHÈ Ở NƯỚC TA
SẢN PHẨM CHÈ Ở NƯỚC TA
2.1. THỰC TRẠNG DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG, NĂNG SUẤT, CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC VÀ GIỐNG CHÈ KHOẢNG 10 NĂM GẦN ĐÂY: CHĂM SÓC VÀ GIỐNG CHÈ KHOẢNG 10 NĂM GẦN ĐÂY:
2.1.1. Thực trạng về diện tích trồng chè:
Tính đến 31/12/2009, theo số liệu của Trung tâm nghiên cứu và Phát triển công nghiệp chế biến chè ước tính diện tích chè toàn quốc là 130.098 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là 117.345 ha, các tỉnh có nhiều chè nhất là Lâm Đồng 25.344 ha, Thái Nguyên 17.241 ha, Hà Giang 11.332 ha, Phú Thọ 14.966 ha, Yên Bái 12.639 ha, Nghệ An 6.744 ha, Tuyên Quang 7.531 ha, Sơn La 4.470 ha, Lào Cai 3.483 ha, Lai Châu 3.435,3 ha. Nhiều vùng chè quý (shan tuyết cổ thụ) có hàng ngàn năm tuổi đường kính gấp 2 người ôm ở Cao Bồ - Hà Giang, Suối Giàng - Yên Bái, Nông trường Cờ Đỏ - Sơn La, Cầu Đất - Lâm Đồng phát triển tự nhiên thành những khu vực rộng lớn cho ta các loại chè đặc sản rất ngon. Theo phân loại của Ủy ban chè thế giới, Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích và xuất khẩu chè.
Khoảng 436.300 hộ trồng chè, bình quân: 0,3ha/hộ, với 1.906.984 người có cuộc sống liên quan tới trồng, sản xuất, chế biến, buôn bán chè, có khoảng 183.246 hộ (chiếm 42% trong tổng số hộ trồng chè) là hộ trồng chè giống mới nên có cuộc sống khá hơn: thu nhập từ 35 triệu đến 120 triệu đồng/ha. Đặc biệt ở Bảo Lộc, Bảo Lâm các hộ trồng giống chè nhập nội như: OOlong Thanh Tâm, Tứ Quý Xuyên, Kim Xuyên đạt 220 triệu đồng/ha. Thái Nguyên nhất là vùng Đại Từ đạt: 90 triệu đến 100 triệu đồng/ha. Vùng chè Trung Du, Phú Thọ, Yên Bái, sản phẩm chủ yếu là sản xuất chè đen nên thu nhập thấp bình quân chỉ đạt 18 triệu đến 30 triệu đồng/ha.