- Thứ nhất: Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng: Khi áp dụng phương thức này tức là doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường theo phạm
1.3.1. Nhân tố khách quan:
Nhân tố khách quan là những nhân tố nằm bên ngoài doanh nghiệp, mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Để có thể thâm nhập thành công một thị trường nào đó thì doanh nghiệp chỉ có cách là tìm ra những biện pháp để thích ứng với những thay đổi. Các nhân tố này thuộc về môi trường quốc gia của chính doanh nghiệp đang đặt trụ sở và môi trường quốc gia mà doanh nghiệp dự định mở rộng thị trường xuất khẩu. Ngoài ra những nhân tố khác của môi trường kinh tế, chính trị, trên thế giới cũng ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.
1.3.1.1. Các nhân tố bên ngoài quốc gia xuất khẩu:
1.3.1.1.1. Hệ thống các rào cản thương mại: gồm có các rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan, đây là các biện pháp nhằm bảo hộ nền kinh tế trong nước của một quốc gia.
Một thực tế thường thấy trong hoạt động thương mại quốc tế mà các doanh nghiệp tham gia hoạt động này là các rào cản thương mại họ gặp phải khi tâm nhập thị trường quốc gia khác. Mặc dù tổ chức thương mại WTO và
các liên kết kinh tế khu vực đã rất tích cực trong việc làm giảm các rào cản thương mại để tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế phát triển. Nhưng không có nghĩa là các nhà kinh doanh quốc tế rất thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường quốc tế. Mặt khác các rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu còn phụ thuộc sản phẩm đó là sản phẩm gì? Có thuộc diện những mặt hàng được ưu đãi thuế hay không? Vì sự chênh lệch giữa mức thuế nhập khẩu thông thường với mức thuế ưu đãi là rất lớn. Do vậy các doanh nghiệp luôn tìm cách đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị trường vào những thị trường có mức thuế thấp để tăng sức cạnh tranh về giá cho sản phẩm. Mà hiện nay đang nổi lên một biện pháp mà chính phủ các nước dùng để hạn chế nhập khẩu hàng hóa vào nước mình đó là các rào cản phi thuế quan. Đây là một hình thức bảo hộ rất tinh sảo, đó là các điều kiện về vệ sinh, các thông số kỹ thuật, …
Một xu hướng nổi lên hiện nay là trên khắp thế giới đã và đang hình thành các liên minh kinh tế ở các mức độ khác nhau. Sự phát triển của liên minh kinh tế có tác động trên hai mặt đến các nhà kinh doanh quốc tế. Một mặt gây khó khăn cho những doanh nghiệp nằm ngoài khối liên minh nhưng mặt khác nó tạo ra một môi trường kinh doanh thuần khiết hơn và hấp dẫn hơn cho mỗi hoanh nghiệp. Khi đã thâm nhập được vào thị trường này thì doanh nghiệp có thể được bù đắp bằng doanh số bán hàng bởi lẽ khi thâm nhập được vào các thị trường này thì thông thường doanh nghiệp sẽ có một thị phần rất lớn. Như vậy, các liên kết kinh tế vừa tạo lên các cơ hội cho doanh nghiệp đồng thời cũng tạo ra thách thức đối với các doanh nghiệp nước ngoài định thâm nhập vào thị trường đó.
1.3.1.1.2. Thị trường sản phẩm tại các quốc gia nhập khẩu:
Có thể nói đây là nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường xuất khẩu, thị trường sản phẩm tại quốc gia nhập
khẩu bao gồm các nhân tố như dung lượng thị trường, mức độ cạnh tranh, xu hướng biến động của thị trường, tình hình cung cầu, mức độ cạnh tranh. Do vậy những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
Nhân tố đầu tiên phải kể đến đó là thị trường phải có nhu cầu về sản phẩm thì doanh nghiệp mới có khả năng thâm nhập thành công. Trên thế giới mỗi một khu vực, mỗi một đất nước đều có một thị hiếu tiêu dùng riêng. Do vậy trên một số thị trường thì sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu dùng lớn thì đây sẽ là một thị trường chiến lược trong tương lai. Nhưng có những đoạn thị trường thì sản phẩm của doanh nghiệp bị tẩy chay, do đó nhu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm này gần như bằng không. Bởi thế doanh nghiệp cần phải nắm rõ thị trường nào là thị trường chiến lược cần tập trung khai thác nhằm mở rộng thị trường của mình.
1.3.1.1.3. Các nhân tố khác:
Ngoài những nhân tố kể trên thuộc thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp, thì vẫn còn những nhân tố khác mà tầm ảnh hưởng của nó cũng không kém phần quan trọng so với những nhân tố trên có thể kể ra đây.
- Thứ nhất: Nhân tố văn hóa. Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những nét văn hóa riêng, có khi còn trái ngược nhau hoàn toàn. Nhân tố này rất quan trọng, nó có tác động rất lớn đến hành vi tiêu dùng của khách hàng hay nói cách khác là tác động đến nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm đó trên thị trường. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định có mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. Để có thể thâm nhập thành công thì doanh nghiệp phải cố gắng làm cho sản phẩm của mình phù hợp với văn hóa của thị trường mà nó thâm nhập.
- Nhứ hai: Các nhân tố về kinh tế. Các nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp, các nhân tố đó có thể là thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế,…
- Thứ ba: Các nhân tố chính trị - pháp luật - xã hội.
- Thứ tư: Các nhân tố về điều kiện tự nhiên và các nhân tố thuộc môi trường cạnh tranh. Cũng như các nhân tố trên thì nhân tố này cũng có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. Điều kiện tự nhiên như điều kiện về khu vực địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên… có tác động rất lớn đến hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
1.3.1.2. Các nhân tố bên trong quốc gia xuất khẩu:
1.3.1.2.1. Tiềm năng của ngành:
- Thứ nhất: Các nhân tố về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, địa lý, nguồn lao động… Các nhân tố này là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến khả năng mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Bởi lẽ nhóm nhân tố này ảnh hưởng tác động mạnh đến việc cung ứng nguồn nguyên liệu cho sản xuất, chi phí lao động, chi phí vận chuyển… từ đó ảnh hưởng đến giá xuất khẩu của doanh nghiệp hay nói cách khác là ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Thứ hai: Đó là những yếu tố như cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng, hệ thống thông tin liên lạc… Những yếu tố này ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
1.3.1.2.2. Chiến lược phát triển của ngành:
Mỗi một ngành xuất khẩu đều luôn phải chú trọng đến việc nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, và khả năng mở rộng thị trường. Để có thể làm được điều này thì mỗi ngành phải đưa ra được nhiều chiến lược phát triển
riêng dựa vào những tiềm lực sẵn có của mình. Với những ngành có khả năng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu như ngành sản xuất dây và cáp điện thì chiến lược của ngành phải chú trọng đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu.
1.3.1.2.3. Các qui định của pháp luật có liên quan đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu:
Đây là những qui định thuộc chính sách của nhà nước, những chính sách này có tác động đến các doanh nghiệp theo các chiều hướng khác nhau, nhưng nó tạo lên môi trường pháp lý đối với hoạt động của doanh nghiệp. Nếu những qui định pháp luật quá rườm rà, phức tạp gây ra hiện tượng chồng chéo, làm cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động mở rộng thị trường.
Các quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp gồm có: Các quy định liên quan đến việc sử dụng lao động, cho đến các quy hoạch nguồn nguyên liệu.