Thực trạng về giống chè, chăm bón, thu hái chè, lao động ngành chè:

Một phần của tài liệu thực trạng về sản xuất chế biến và các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè nước ta (Trang 46 - 48)

- Nước ta có 4 vùng chè chính đó là:

2.1.3. Thực trạng về giống chè, chăm bón, thu hái chè, lao động ngành chè:

hoạch là 665.000 tấn nhưng thực hiện được 800.000 tấn (số liệu làm tròn) năm 2009.

Tuy nhiên về mặt hạn chế của năng suất và sản lượng là: Năng suất chè tuy có tăng trong những năm qua nhưng chưa thể tăng về năng suất tiềm năng của giống do đầu tư của giống do đầu tư của người trồng chè còn hạn chế, khu vực chè của các hộ dân nhìn chung năng suất thấp, chỉ bằng 30-50% năng suất chè của các doanh nghiệp, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chưa được kiểm soát tốt.

2.1.3. Thực trạng về giống chè, chăm bón, thu hái chè, lao động ngành chè: chè:

Qua phân tích ở phần 1.1, 1.2 của Chương 2 cho thấy ở nước ta về diện tích và xuất khẩu chè đứng thứ 5 trên thế giới, nhưng giá bán chè chỉ đạt 0,5 đến 0,7 giá chè cùng loại trên thị trường thế giới, một trong những nguyên nhân của việc đó là giống chè, vấn đề chăm sóc và thu hái chè.

2.1.3.1. Về giống chè:

Ở nước ta giống chè chỉ trừ Cao Bồ (Hà Giang), Suối Giàng (Yên Bái), Nông trường Cờ Đỏ (Sơn La), Cầu Đất (Lâm Đồng) là có chè Shan tuyết cổ thụ đã có hàng trăm tuổi là chè cho năng suất cao, chất lượng chè tuyệt hảo được thế giới đánh giá cao, còn lại là các giống chè cũ cho năng suất thấp. Nhờ có QĐ 43/TTg ra ngày 10/3/1999 đến nay có 42% số hộ trồng chè mới có năng suất cao, chất lượng tốt làm cho thu nhập của người trồng chè tăng lên. Từ chỗ giống cũ ở vùng trung du miền núi phía Bắc thu nhập từ 18 đến 30 triệu đồng/ha khi đưa giống mới vào như ở Bảo Lâm, Bảo Lộc (Lâm Đồng) thu nhập tới 220 triệu đồng/ha.

Hiện nay giống chè ở nước ta đa dạng với 173 loại cho năng suất và chất lượng cao với hương vị đặc biệt được các thị trường thế giới ưa chuộng như:

Shan, PH1, LDP1, LDP2, PT14 và một số giống chè nhập nội như: PT95, Bát Tiên, Ngọc Thúy, Kim Tuyên, Oolong Thanh Tâm, Tứ Quý Xuân, Hùng Đỉnh Bạch đã được trồng ở diện rộng (35%) diện tích để thay thế dần các giống chè trung du có năng suất thấp và chất lượng không cao.

Chè Shan tổng số 31.700 ha chiếm 24% (Shan công nghiệp 16.600 ha, Shan vùng cao 7.100 ha, Shan đầu dòng 8.000 ha)

Chè lai tổng số 26.000 ha chiếm 20% (LDP1: 15.000 ha, LDP2: 11.000 ha) Các tỉnh đang tăng trưởng về diện tích chè: Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Nghệ An, Lâm Đồng, Thái Nguyên. Diện tích chè tăng các năm gần đây chậm dần khoảng 2-3% đúng với định hướng phát triển của toàn ngành.

Các giống mới: LDP1, LDP2, Shan đầu dòng, Shan công nghiệp, các giống chè sản xuất chè Olong là: Kim Tuyên, Thúy Ngọc, Phúc Vân Tiên chiếm 4%, năng suất (5.200 ha).

Từ năm 2005 đã có 4 giống được Nhà nước công nhận chính thức là: LDP2, Kim Tuyên, Thúy Ngọc, Phúc Vân Tiên; 4 giống được công nhận tạm thời là Shan chất tiền, Shan Tam vè, PH8, PH9.

Các tỉnh đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu giống là: Nghệ An 98% giống mới, Phú Thọ 60%, Quảng Ninh 51%, Thái Nguyên, Lâm Đồng 18,8% đã tạo được một bước chuyển biến lớn về chất lượng nguyên liệu và kết cấu đa dạng hóa mặt hàng cho sản xuất chè Việt Nam hiện nay.

- Phát triển giống chè:

+ Từ năm 2005 tới nay, đã nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất 10 giống chè mới, 6 giống chè công nhận tạm thời, thu nhập mới 29 dòng chè. Với 160 ha vườn ươm giống chè tập trung tại viện nghiên cứu chè Phú Hộ (nay là viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc) và ở các tỉnh để ươm các loại giống mới đầu dòng có khả năng cung cấp hơn 300 triệu bầu. Các tỉnh đã thực hiện tốt công tác kiểm tra, chứng nhận chất lượng hom

giống trước khi xuất đi trồng mới.

Một phần của tài liệu thực trạng về sản xuất chế biến và các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè nước ta (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w