- Nước ta có 4 vùng chè chính đó là:
2.1.2. Thực trạng về năng suất, sản lượng chè:
2.1.2.1. Thực trạng về năng suất chè:
Năng suất chè búp tươi bình quân cả nước đạt 65 tạ/ha. Tốc độ tăng năng suất chè bình quân trong cả nước từ 2000-2008 đạt 12,5%/năm. Trong đó vùng trung du miền núi phía Bắc tăng 13,2%/năm, Bắc Trung Bộ tăng 18,36%/năm, Tây Nguyên là 10,9%/năm. Tốc độ tăng là do người dân ngày càng áp dụng tiến bộ KHKT trong canh tác và thay đổi giống mới (LDP1, LDP2) thay cho giống chè trung du năng suất, chất lượng thấp. Riêng các giống chè nhập nội (chè chất lượng cao) nhiều nơi ở khu vực Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh (Lâm Đồng) đạt năng suất bình quân 150 tạ/ha/năm, thu nhập đạt 200 - 250 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận từ 40 - 50%.
1995
Kế hoạch: 6,5 tấn/ ha Thực tế: 6,5 tấn/ ha
Biểu hình 2.3. Năng suất chè cả nước và một số vùng trọng điểm 1995-2008.
(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu & phát triển công nghiệp chế biến chè)
Biểu hình. 2.4 Năng suất bình quân của chè nước ta
1020 20 30 40 50 60 70 80 90 0 T ạ/ ha 2000 2005 2006 2007 2008 Năm Năm Năng suất 4,18 4,56 5,17 5,13 5,77 5,83 6,3 6,57 6,5 6,5 T ấn /h a
Nguồn: Hiệp hội chè Việt Nam GHI CHÚ NS chè cả nước NS chè TDMN PB NS chè Tây Nguyên NS chè Bắc Trung Bộ
2.1.2.2. Thực trạng về sản lượng chè:
- Năm 2008 tổng sản lượng chè cả nước đạt 752.170 tấn tăng so với năm 2005 là 159.388 tấn. Sản lượng chè miền Bắc đạt 600.000 tấn chiếm 79% tổng sản lượng chè cả nước, trong đó vùng trung du miền núi phía Bắc đạt 496.200 tấn chiếm 65,33% tổng sản lượng chè cả nước.
- Hàng năm lượng chè tiêu thụ trong nước chiếm khoảng 22%, bình quân đầu người là 0,4kg/năm (chủ yếu là chè xanh).
- Tổng sản lượng chè hàng năm qui khô đạt khoảng 165.000 tấn. 78% tổng sản lượng chè dành cho xuất khẩu, phần còn lại (22%) để tiêu dùng nội địa.
- Giá thu mua nguyên liệu cả nước đạt bình quân 3.500 - 4000/kg so với 2005, tăng 1000đ/kg
- Một số đơn vị thay đổi cơ cấu giống mới giá thu mua đạt từ 7000 - 8000đ/kg, đặc biệt một số mô hình trồng chè giống nhập nội để sản xuất chè OOlong giá mua nguyên liệu từ 10.000 - 18.000đ/kg chè búp tươi như: vùng chè của nông trường Thái Bình, Lạng Sơn, ĐamBri, Lộc Sơn, Lộc Nga, Lộc Thanh, huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng.
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghiệp chế biến chè Kế hoạch: 665.000 tấn 10 00 T ấn 100 200 300 400 500 600 700 800 1995 2000 2005 2006 2007 2008 T.(Năm) 0 0
Biểu hình 2.5. Sản lượng chè cả nước và một số vùng trọng điểm 1995-2008
Bình biểu 2.6. Sản lượng chè búp tươi
GHI CHÚ SLC cả nước NS chè TDMN PB SLC Bắc Trung Bộ SLC Tây Nguyên Năm Sản lượng búp tươi 315.282 340.472 426.963 494.061 616.911 563.073 696.896 707.899 752.170 796.959
Qua thống kê về năng suất và sản lượng chè nước ta từ năm 2000 đến nay so sánh với mục tiêu đề ra của QĐ43/TTg ra ngày 10/3/1999 về việc phê duyệt kế hoạch sản xuất chè 1999 - 2000 và phương hướng phát triển đến năm 2005-2010, ta thấy như sau:
- Năng suất chè thực tế năm 2005 (5,83 tấn/ha) cao hơn năng suất chè dự kiến theo QĐ 43 năm 2005 (5,23 tấn/ha), năm 2007 năng suất đạt 6,57 tấn/ha cao hơn so với năng suất dự kiến theo QĐ 43 cho năm 2010 (6,57 tấn/ha).
+ Các tỉnh có năng suất cao nhất là: Thái Nguyên 8,7 tấn/ha, Lai Châu 7,6 tấn/ha, Nghệ An 8,6 tấn/ha, Lâm Đồng 7,77 tấn/ha, Tuyên Quang 7,16 tấn/ha, Phú Thọ 8,01 tấn/ha, Sơn La 7,22 tấn/ha.
+ Tính từ năm 1999 đến nay, tốc độ tăng năng suất chè của cả nước đạt 5,65%/năm. Trong đó: vùng Trung du miền núi phía Bắc có tốc độ tăng 4,7%/năm, vùng Bắc Trung Bộ tăng 11,91%/năm, vùng Tây Nguyên 5,8%/năm.
+ Các tỉnh có tốc độ tăng năng suất nhanh từ 1999 - 2007 là: Tuyên Quang 5,78%/năm, Lai Châu 6,26%/năm, Thái Nguyên 6,11%/năm, Phú Thọ 7,76%/năm, Nghệ An 13,46%/năm, Hà Tĩnh 6,47%/năm, Lâm Đồng 5,86%/năm.
- Sản lượng xuất khẩu năm 2005 vượt khoảng 19.900 tấn so với kế hoạch, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 98,08% so với kế hoạch, nguyên nhân là do giá xuất khẩu chỉ đạt 1.092 USD/tấn).
- Sản lượng xuất khẩu năm 2007 đạt 130 nghìn tấn, vượt 20 nghìn tấn so với mục tiêu đề ra cho năm 2010, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 77,5% so với kế hoạch (giá xuất khẩu chỉ đạt 1.192 USD/tấn).
- Hiện nay cơ cấu giống mới và giống nhập nội chiếm khoảng 48% cao hơn so với mục tiêu theo QĐ 43 đề ra, đến năm 2005 cơ cấu giống mới chiếm 30%.