Giải pháp chăm sóc và thu hái chè:

Một phần của tài liệu thực trạng về sản xuất chế biến và các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè nước ta (Trang 78 - 79)

- Nước ta có 4 vùng chè chính đó là:

CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÈGIAI ĐOẠN 2010-2020.

3.2.3. Giải pháp chăm sóc và thu hái chè:

Để khắc phục được nhược điểm về thu hái chăm sóc chè là hiện nay ý thức tuân thủ các qui trình của người trồng chè chưa cao. Thể hiện trong tất cả các khâu từ đốn cành, bón phân, phun thuốc trừ sâu, hái và bảo quản vận chuyển búp chè tươi không theo qui trình chuẩn khiến làm chất lượng búp chè tươi thấp. Để làm được việc thực hiện các khâu đúng qui trình hướng dẫn cần có sự kết hợp giữa chính quyền địa phương, Hiệp Hội chè cùng các doanh nghiệp chế biến hết hợp phân công việc hướng dẫn và kiểm tra các qui trình trên. Khi làm tốt giá chè được nâng cao người trồng chè phấn khởi, đồng thời có đủ chè nguyên liệu chế biến cho các cơ sở sản xuất chè. Thực tế nhiều tỉnh đã có vùng sản xuất chè làm được như ở tỉnh Hà Giang đã làm năm 2010 như sau: Hà Giang có diện tích chè gần 14.000/19.000 ha đang cho thu hoạch, trong đó có 2/3 diện tích là chè đặc sản Shan tuyết. Chè Shan tuyết búp tươi được thu hái ở vùng cao là được giá nhất, bình quân mỗi kg được các nhà sản xuất thu mua với giá loại A là 8.000 đ/kg, loại B từ 6.500 đến 7.000 đ/kg và loại C là 5.000 đ/kg và giá thu mua này cao gấp rưỡi vụ chè năm trước. Đặc biệt chè Shan tuyết quí hiếm như chè Lũng Phìn (Đồng Văn), Quảng Nguyên (Xín Mần), Thông Nguyên, Túng Sán (Hoàng Su Phì) là loại chè búp được hái trên các cây chè cổ thụ, với búp tiêu chuẩn 1 tôm 2 lá và búp phủ tuyết trắng được các nhà chế biến mua với giá tới trên 15.000 đồng/kg. Điều làm bà con vùng chè năm nay vui mừng hơn nữa là các cơ sở sản xuất đã triển khai mạng lưới nuôi dưỡng nguồn nguyên liệu đến tận các thôn, bản như: tổ chức các điểm thu mua ngay tại trung tâm bản, hoặc cho xe đến tận nương chè để thu mua nên giảm bớt khó khăn trong khâu vận chuyển cho người bán chè. Theo đó, các điểm thu mua nguyên liệu này còn tổ chức cung ứng hàng hóa

đến điểm thu mua chè như: gạo, muối, dầu… Nhờ đó người trồng chè không phải bỏ công sức đi xa mua hàng và tập trung nhân lực cho thu hái chè. Cần đặc biệt chú ý hướng dẫn người trồng chè:

+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng qui trình.

+ Áp dụng quy trình chăm sóc tiên tiến cơ giới hóa trong chăm sóc, thu hái. + Phát huy thủy lợi vùng chè (tận dụng hồ, đập, sông, suối) để nâng cao năng suất.

+ Tăng cường sự hỗ trợ của các lực lượng khuyến nông địa phương kết hợp với nhà nước tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, KHCN… giúp nông dân biết làm chè an toàn.

Một phần của tài liệu thực trạng về sản xuất chế biến và các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè nước ta (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w