Chương 2: CÁC VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
2.1. Các vấn đề lí luận về thuật ngữ
2.1.7. Phân biệt thuật ngữ và một số khái niệm liên quan
Việc phân biệt thuật ngữ và danh pháp có ý nghĩa quan trọng, giúp chúng tôi thu thập số liệu chính xác các thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng
45
Anh nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận án. Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những cách hiểu khác nhau để phân biệt thuật ngữ với danh pháp. Có thể nói, người đầu tiên đưa ra quan điểm về thuật ngữ và danh pháp là G.O. Vinokur. Theo tác giả, danh pháp “chỉ là một hệ thống các phù hiệu hoàn toàn trừu tượng và ước lệ, mà mục đích duy nhất là ở chỗ cấp cho ta cái phương tiện thuận lợi nhất về mặt thực tiễn để gọi tên các đồ vật, các đối tượng không quan hệ trực tiếp với những đòi hỏi của tư duy lý luận hoạt động với những sự vật này” 92, tr.26. A.A. Reformatxkij cho rằng “ hệ thuật ngữ trước hết gắn với một hệ thống khái niệm của một khoa học cụ thể, còn danh pháp chỉ
“dán nhãn‟ cho đối tượng của nó” và “danh pháp không có quan hệ trực tiếp với khái niệm khoa học” 92, tr.26-27. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp quan niệm, thuật ngữ có thể được cấu tạo dựa trên cơ sở các từ hoặc hình vị có ý nghĩa sự vật cụ thể. Nội dung của thuật ngữ ít nhiều tương ứng với ý nghĩa của các từ tạo nên chúng. Còn danh pháp có thể được quan niệm là một chuỗi kế tiếp nhau của các chữ (Vitamin A, Vitamin B, v.v…), là một chuỗi các con số (MA65, TU104 v.v…), hay bất kỳ cách gọi tên võ đoán nào 27, tr.270. Theo tác giả Nguyễn Như Ý “Danh pháp là những quy tắc đặt tên trong một ngành khoa học hay tổng thể những tên gọi biểu đạt những sự vật đơn nhất, không gắn với hệ thống khái niệm của một khoa học cụ thể mà chỉ dán nhãn cho đối tượng của nó” 112, tr.235.
Từ những quan điểm nêu trên của các nhà nghiên cứu có thể thấy rằng, trong khi thuật ngữ gắn với khái niệm hoặc đối tượng của một ngành khoa học nhất định, trong đó chức năng định nghĩa được nhấn mạnh thì danh pháp chỉ được dùng để gọi tên các sự vật hoặc đối tượng cùng loại thuộc một lĩnh vực khoa học cụ thể, trong đó chức năng gọi tên được nhấn mạnh. Ví dụ, “chèo, quan họ, đờn ca tài tử” là các thuật ngữ chỉ các loại hình nghệ thuật, chèo Thái Bình, chèo Nam Định, quan họ Bắc Ninh hay đờn ca tài tử Nam Bộ là các danh pháp.
2.1.7.2. Thuật ngữ và từ nghề nghiệp
Về phạm vi sử dụng, thuật ngữ và từ nghề nghiệp giống nhau ở chỗ đều được sử dụng ở phạm vi hẹp, khác với từ thông thường (hay từ toàn dân). Theo
46
tác giả Đỗ Hữu Châu “Từ vựng nghề nghiệp bao gồm những đơn vị từ vựng được sử dụng để phục vụ các hoạt động sản xuất và hành nghề của các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và các ngành lao động trí óc (nghề thuốc, ngành văn thư v.v …” 11, tr.253. Ví dụ, “đòn xeo, vảy, bìa, liềm” là các từ vựng nghề nghiệp của ngành giấy hay “đào, đào chiến, đào thương, kép, kép đỏ, kép xanh” là từ vựng nghề nghiệp của nghệ thuật hát hội. Khác với thuật ngữ là lớp từ được sử dụng bởi các nhà chuyên môn thuộc một ngành khoa học nhất định nào đó, từ nghề nghiệp được sử dụng bởi một nhóm người hoạt động trong một nghề nghiệp nhất định và đôi khi chỉ người làm trong ngành nghề đó mới hiểu được. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp quan niệm rằng, “Từ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội. Những từ này thường được những người trong ngành nghề đó biết và sử dụng. Những người không làm nghề ấy tuy ít nhiều cũng có thể biết nhiều từ ngữ nghề nghiệp nhưng ít hoặc hầu như không sử dụng chúng. Do đó, từ nghề nghiệp cũng là một lớp từ vựng được dùng hạn chế trong xã hội” 27, tr.265.
Ngoài ra, điểm khác biệt của từ nghề nghiệp đối với thuật ngữ là “vì gắn với những hoạt động sản xuất hoặc ngành nghề cụ thể, trực tiếp cho nên từ vựng nghề nghiệp có tính cụ thể, gợi hình ảnh cao. Mức độ khái quát ý nghĩa biểu niệm của chúng cũng thấp hơn thuật ngữ khoa học” 11, tr.253.
Điều đáng lưu ý là, mặc dù có những điểm giống và khác nhau, giữa thuật ngữ và từ nghề nghiệp còn diễn ra quá trình xâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau. Cụ thể, khá nhiều từ nghề nghiệp vốn chỉ được sử dụng bởi một nhóm người làm việc trong một nghề thủ công nhất định nhưng khi ngành nghề đó được công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì từ nghề nghiệp lại được chuyển hóa thành thuật ngữ khoa học. Ngoài ra, các ngành thủ công nghiệp đang tồn tại song song với các ngành sản xuất công nghiệp tương ứng lại sẵn sàng chấp nhận các thuật ngữ khoa học biến chúng thành từ nghề nghiệp nhằm hiện đại hóa cho ngành nghề của mình.
47 2.1.7.3. Thuật ngữ và từ thông thường
Về sự khác biệt giữa thuật ngữ với từ thông thường, M. Teresa Cabre‟ đã chỉ rõ “ Điểm khác biệt rõ nhất của thuật ngữ so với từ thông thường nằm ở chỗ thuật ngữ được sử dụng để biểu thị các khái niệm thuộc các ngành chuyên môn”
116, tr.81. Trong khi từ thông thường được sử dụng để biểu đạt các khái niệm mà hầu hết mọi người đều biết đến thì thuật ngữ lại được sử dụng để biểu thị các khái niệm chuyên môn mà chỉ những người hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn mới hiểu được. Ngoài ra, thuật ngữ biểu thị khái niệm chuyên môn nên không có tính biểu cảm còn từ thông thường lại mang tính biểu cảm.
Trên thực tế, thuật ngữ và từ thông thường hay từ toàn dân đều là một bộ phận của hệ thống ngôn ngữ nên sẽ chịu sự chi phối bởi các quy tắc của ngôn ngữ đó. “Giữa từ toàn dân và thuật ngữ có mối quan hệ xâm nhập lẫn nhau. Từ toàn dân có thể trở thành thuật ngữ và ngược lại” 27, tr.276. Khi từ toàn dân trở thành thuật ngữ (quá trình thuật ngữ hóa) thì nghĩa của nó bị thu hẹp lại và mang tính chuyên môn hóa, được sử dụng trong một chuyên ngành cụ thể. Ví dụ, với nghĩa thông thường “nước” là chất lỏng nói chung và từ “nước” có thể kết hợp với các từ khác như “nước mưa, nước sôi, nước ngọt, nước mặn, nước sông, nước suối” hay trong thành ngữ “nước đổ đầu vịt/ nước đổ lá khoai” v.v. Khi được chuyển hóa thành thuật ngữ, sử dụng trong ngành hóa học “nước” được dùng để biểu thị chất lỏng do sự kết hợp của ôxy và hyđrô tạo thành. Lúc này, nước không thể kết hợp với các từ tố khác để tạo ra từ hoặc tạo ra các nét nghĩa mới.
Các thuật ngữ trở thành từ thông thường khi trình độ cũng như kiến thức khoa học của người dân được nâng lên. Khi trở thành từ thông thường, thuật ngữ mở rộng phạm vị hoạt động, có tính biểu cảm, gợi hình ảnh.
Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi chỉ khảo sát đặc điểm định danh của các thuật ngữ âm nhạc biểu thị đối tượng, khái niệm trong lý thuyết âm nhạc, thể loại - hình thức âm nhạc và nhạc cụ. Từ ba phạm trù này chúng tôi chia thành các phạm trù nhỏ hơn bao gồm: loại âm trong âm nhạc, loại bè trong âm nhạc, dấu nhạc, kiểu giọng hát, hợp âm, nốt nhạc, nhịp, phách, phong cách âm nhạc, quãng nhạc, lối hát, tác phẩm âm nhạc, thể loại âm nhạc,
48
chủ thể tham gia vào các hoạt động âm nhạc và nhạc cụ. Trong quá trình phân tích đặc điểm định danh thuật ngữ âm nhạc trên 15 phạm trù này, chúng tôi có liên hệ với những phạm trù tương tự trong hệ thống thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng.