Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh xét từ nguồn gốc của đơn vị cấu tạo

Một phần của tài liệu Đối chiếu thuật ngữ âm nhạc việt anh (Trang 81 - 86)

Chương 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ ÂM NHẠC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

3.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh

3.2.3. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh xét từ nguồn gốc của đơn vị cấu tạo

3.2.3.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt xét từ nguồn gốc của đơn vị cấu tạo

a) Thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt một thành tố

Bảng 3.14. Nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt một thành tố

STT Nguồn gốc cấu tạo

thuật ngữ Số lượng Tỉ lệ % Tổng số thuật ngữ

1 Thuần Việt 295 37,15

794/2306

2 Hán - Việt 444 55,91

3 Ấn-Âu 25 3,14

4 Thuần Việt + Ấn-Âu 30 3,77

Bảng 3.14 cho thấy, nguồn gốc cấu tạo của các thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt gồm một thành tố khá phong phú, đa dạng. Trong số đó, sử dụng yếu tố thuần Việt có 295 thuật ngữ, chiếm 37,15%, ví dụ: giọng hát, vang to, hệ thống dòng kẻ, v.v;

sử dụng yếu tố Hán - Việt có 444 thuật ngữ chiếm 55,91%, ví dụ: biến tấu, dạ khúc, dân vũ, độc tấu, v.v; sử dụng yếu tố Ấn - Âu có 25 thuật ngữ, chiếm 3,14%, ví dụ:

ba-lê, ba-ga-ten, Sol, vi-ô-lông an-tô, v.v; sử dụng yếu tố thuần Việt kết hợp với Ấn - Âu (ghép lai) có 30 thuật ngữ, chiếm 3,77%, ví dụ: thuộc về Aeolien, kèn cla-ri- nét, bản sonate, v.v.

b) Thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt hai thành tố

Bảng 3.15. Nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt hai thành tố

STT Nguồn gốc cấu tạo

thuật ngữ Số lượng Tỉ lệ % Tổng số thuật ngữ

1 Thuần Việt 341 31,08

1097/2306

2 Hán - Việt 682 62,16

3 Ấn Âu 35 3,19

4 Ấn - Âu + Hán - Việt 39 3,55

Theo kết quả khảo sát số liệu trong bảng 3.15, thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt gồm hai thành tố được cấu tạo sử dụng yếu tố thuần Việt, ví dụ: nốt nghỉ, bài hát ru

74

con, bè ngoài cùng, v.v; yếu tố Hán - Việt, ví dụ: chu kỳ quãng năm, dàn nhạc thính phòng, dấu hồi, v.v; yếu tố Ấn - Âu, ví dụ: ghi-ta bass, phluýt an-to và kết hợp yếu tố Ấn - Âu với Hán - Việt, ví dụ: Rê giáng, Rê thăng, nhạc mbira, … Trong đó, thuật ngữ được cấu tạo sử dụng yếu tố Hán - Việt có số lượng lớn nhất với 682 thuật ngữ, chiếm 62,16%.

c) Thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt ba thành tố

Bảng 3.16. Nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt ba thành tố

STT Nguồn gốc cấu tạo

thuật ngữ Số lượng Tỉ lệ % Tổng số thuật ngữ

1 Thuần Việt 54 17,30

312/2360

2 Hán - Việt 152 48,71

4 Thuần Việt + Ấn - Âu 25 8,01

5 Hán - Việt + Ấn - Âu 81 25,96

Có 54 thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt gồm ba thành tố có nguồn gốc cấu tạo là từ thuần Việt, chiếm 17,30%, ví dụ: quãng tăng nửa âm, trống tom treo, trống gõ bằng tay, v.v; 152 thuật ngữ là từ Hán - Việt, chiếm 48,71%, ví dụ: âm hình trì tục, nhạc vũ kịch, v.v; 25 thuật ngữ sử dụng yếu tố thuần Việt kết hợp với Ấn - Âu, chiếm 8,01%, ví dụ: kèn cla-ri-nét bè an-tô, kèn ô boa an-tô, khoá Alto, v.v; 81 thuật ngữ sử dụng yếu tố Hán - Việt và Ấn - Âu, chiếm 25,96%, ví dụ: bản công- xéc-tô dành cho đàn dương cầm, nhạc công kèn Fagott, tác phẩm nhạc cool jazz, v.v, trong đó, “bản”, “đàn”, “dương cầm”, “nhạc công”, “tác phẩm”, “nhạc” là những yếu tố gốc Hán.

d) Thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt bốn thành tố

Bảng 3.17. Nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt bốn thành tố

STT Nguồn gốc cấu tạo

thuật ngữ Số lượng Tỉ lệ % Tổng số thuật ngữ

1 Thuần Việt 11 15,49

71/2306

2 Hán - Việt 38 53,52

3 Hán - Việt + Ấn - Âu 22 30,98

75

Bảng 3.17 cho thấy, trong số 71 thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt gồm bốn thành tố được khảo sát, có 11 thuật ngữ là từ thuần Việt, chiếm 15,49%; có 38 thuật ngữ là từ có chứa yếu tố Hán - Việt, chiếm 53,52%, ví dụ: nhạc cụ phỏng tiếng chim hót, nốt nhạc thứ bẩy trong âm giai, phòng biểu diễn nhạc giao hưởng, … Trong đó,

“nhạc cụ”, “phỏng”, “nhạc”, “giai âm”, “phòng”, “biểu diễn”, “giao hưởng” là các yếu tố Hán Việt); có 22 thuật ngữ được cấu tạo bằng cách kết hợp sử dụng yếu tố Hán - Việt với yếu tố Ấn - Âu, chiếm 30,98%, ví dụ: nhạc Debussy viết cho pi-a-nô, thể loại nhạc mang âm hưởng Ba-rốc, fan hâm mộ nhạc kịch, v.v. Trong đó, “nhạc”,

“thể loại”, “nhạc”, “âm hưởng”, “hâm mộ”, “nhạc kịch” là những yếu tố gốc Hán.

e) Thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt năm thành tố

Bảng 3.18. Nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt năm thành tố STT Nguồn gốc cấu tạo

thuật ngữ

Số lượng Tỉ lệ % Tổng số thuật ngữ

1 Thuần Việt 6 25,00

24/2306

2 Hán - Việt 9 37,50

3 Hán - Việt + Ấn - Âu 9 37,50

Trên tổng số 24 thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt được khảo sát có 6 thuật ngữ gồm 5 thành tố cấu tạo là từ thuần Việt, chiếm 25%; có 9 thuật ngữ được cấu tạo sử dụng yếu tố Hán - Việt, chiếm 37,50%, ví dụ: tác phẩm dành cho mười nhạc cụ diễn tấu, tác phẩm âm nhạc nghi lễ biểu diễn trước công chúng, … Trong đó, “tác phẩm”, “nhạc cụ”, “diễn tấu”, “tác phẩm”, “âm nhạc”, “nghi lễ”, “biểu diễn”, “công chúng” là những yếu tố gốc Hán; có 9 thuật ngữ sử dụng yếu tố Hán - Việt kết hợp với yếu tố Ấn - Âu, chiếm 37,50%, ví dụ: tác phẩm viết theo phong cách nhạc ragtime, dùi gỗ đệm nhạc rum-ba, v.v. Trong đó, “tác phẩm”, “phong cách”, “nhạc”

là những yếu tố gốc Hán.

f) Thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt sáu và bảy thành tố

76

Bảng 3.19. Nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt sáu và bẩy thành tố

STT Nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ Số lượng Tỉ lệ % Tổng số thuật ngữ

1 Thuần Việt 2 25,00

8/2306

2 Hán - Việt + Ấn - Âu 6 75,00

Trong số các thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt gồm sáu và bẩy thành tố được khảo sát có 2 thuật ngữ là từ thuần Việt, chiếm 25%, có 6 thuật ngữ có nguồn gốc cấu tạo là từ có chứa yếu tố Hán - Việt, chiếm 75%, ví dụ: đàn oóc dùng trong lễ Mixa, v.v…. . Trong đó, “đàn”, “lễ” là những yếu tố gốc Hán.

3.2.3.2. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh xét từ nguồn gốc của đơn vị cấu tạo

Qua khảo sát số liệu chúng tôi thấy có hiện tượng mượn các gốc từ từ tiếng La tinh và tiếng Hy lạp trong hệ thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh. Sau đây là các ví dụ minh họa:

- Gốc từ: Alt: = sâu, trầm (La tinh). Ví dụ: alto / contralto = giọng nữ trầm, alto voice = giọng an-tô.

- Gốc từ: anti = đối lập, trước, sớm (La tinh). Ví dụ: anticipation = âm sớm / nốt vào trước, antiphon = đối ca.

- Gốc từ: aug = tăng thêm (La tinh). Ví dụ: augmentation = phép mở rộng, augmented chord = hợp âm tăng.

- Gốc từ: bi = hai (La tinh). Ví dụ: binary form = hình thể nhị phân, binary measure = nhịp đôi, bitonality = nhị âm thể.

- Gốc từ: can = hát (La tinh). Ví dụ: canticle = bài thánh ca, cantus firmus = giai điệu cố định, canzonet = can-xô-nét.

- Gốc từ: heter = nhiều loại khác nhau (Hy lạp). Ví dụ: heterophony = hòa tấu.

- Gốc từ : hemi = một nửa (Hy lạp). Ví dụ: hemidemisemiquaver = nốt móc bốn, hemidemisemiquaver rest = lặng móc bốn.

77

- Gốc : Hept = bẩy (Hy lạp). Ví dụ: heptachord = đàn bẩy dây, heptatonic scale = thang bẩy âm.

- Gốc từ: hex = sáu (Hy lạp). Ví dụ: hexachord = chuỗi sáu âm.

- Gốc từ: homo = giống nhau (Hy lạp). Ví dụ: homophony = nhạc chủ điệu, homorhythm = nhạc đồng nhịp điệu.

- Gốc từ: micr = nhỏ (Hy lạp). Ví dụ: microtone = quãng nhỏ hơn nửa cung.

- Gốc từ: mono = một (Hy lạp). Ví dụ: monochord = đàn một dây, monodrama = kịch một vai, monophonic texture = kết cấu đơn âm sắc, monophonic part = đơn âm, monophony = bản độc xướng, monothematic = một chủ đề, monotonous = đơn điệu.

- Gốc từ: poly = nhiều (Hy lạp). Ví dụ: polychord = đàn thập huyền, polymetre = đa nhịp phách, polymorphous = đa hình thái, polyphonic style = phong cách đối âm, polyphony = nhạc đa âm, polyphony whole = tổng hợp phức điệu, polyrhythm = đa tiết tấu, polytonality = đa âm thể.

- Gốc từ: semi = một nửa (La tinh). Ví dụ: semi opera = bán vũ kịch, semibreve = nốt tròn, semibreve rest = nốt lặng tròn, seminote = bán cung, semivoice = bán giọng.

- Gốc từ: sex = sáu (La tinh). Ví dụ: sextet = bộ sáu, sextuplet = chùm sáu.

- Gốc từ: sym = với nhau (Hy lạp). Ví dụ: symphony = giao hưởng.

- Gốc từ: tri = ba (Hy lạp). Ví dụ: triad = hợp âm chồng quãng ba, triangle

= kẻng tam giác, trio = bản tam tấu, triple concerto = bản côngxectô trình tấu ba người, triple counterpoint = đối âm ba, triple harp = đàn hạc ba dây, triple time = nhịp ba, triplet = liên ba, tritone = quãng tam âm.

- Gốc từ: xyl = gỗ (Hy lạp). Ví dụ: xylophone = đàn xi-lô-phôn

3.2.3.4. Nhận xét về đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh xét từ nguồn gốc của đơn vị cấu tạo

Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt có nguồn gốc cấu tạo từ nhiều nguồn khác nhau như yếu tố thuần Việt, yếu tố Hán - Việt, yếu tố Ấn - Âu, yếu tố thuần Việt kết hợp với Hán - Việt, yếu tố thuần Việt

78

kết hợp với Ấn - Âu hoặc yếu tố Hán - Việt kết hợp với Ấn - Âu. Trong đó, thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt có nguồn gốc Hán - Việt chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đến là thuật ngữ thuần Việt và thuật ngữ có nguồn gốc Ấn - Âu chiếm tỉ lệ thấp nhất.

Nếu như yếu tố Hán-Việt được sử dụng với tỉ lệ cao để cấu tạo nên thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt thì đối với thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh, việc sử dụng các gốc từ có nguồn gốc từ tiếng La tinh và tiếng Hy lạp lại khá phổ biến. Sở dĩ có sự khác biệt này là do sự khác nhau về đặc điểm địa lí, hoàn cảnh lịch sử và những đợt tiếp xúc văn hóa, ngôn ngữ với các nước khác của hai dân tộc.

Một phần của tài liệu Đối chiếu thuật ngữ âm nhạc việt anh (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)