Chương 4: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ ÂM NHẠC VIỆT - ANH VÀ VẤN ĐỀ CHUẨN HÓA THUẬT NGỮ ÂM NHẠC TIẾNG VIỆT
4.5. Về vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt
4.5.2. Đề xuất định hướng chuẩn hóa thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt
4.5.2.1. Các vấn đề tồn tại đối với thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt chưa đạt chuẩn và biện pháp khắc phục
Quá trình phân tích số liệu thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt cho thấy, hệ thuật ngữ này còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục để làm cho những thuật ngữ đó đạt chuẩn. Nếu từng thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt đạt chuẩn sẽ có một hệ thống thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt chuẩn, phục vụ một cách có hiệu quả cho công tác nghiên cứu, trao đổi, giao lưu âm nhạc. Từ đó góp phần giúp nền âm nhạc Việt
134
Nam ngày càng phát triển, có khả năng hội nhập với thế giới. Để tiện theo dõi, chúng tôi sẽ trình bày từng vấn đề cần khắc phục kèm theo nguyên nhân và biện pháp gợi ý để giải quyết vần đề.
Vấn đề số 1: Thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt đồng nghĩa
Có thể nói, đồng nghĩa là một hiện tượng rất đáng chú ý trong hệ thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt. Thuật ngữ đồng nghĩa là, với cùng một khái niệm khoa học nhưng được biểu thì bằng nhiều tên gọi khác nhau. Theo kết quả khảo sát, có 439 thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt đồng nghĩa, chiếm 19,03% trong đó có 401 thuật ngữ có 2 tên gọi, chiếm 17,39%, ví dụ: âm cơ bản/ âm nền, chuỗi bốn âm/
tứ liên âm; có 34 thuật ngữ gồm 3 tên gọi, chiếm 1,47%, ví dụ: câu đáp/ bè đáp/
đáp đề, đàn vi-ô-lông/ đàn vi-ô-lông kéo/ vĩ cầm và có 4 thuật ngữ gồm bốn và năm tên gọi, ví dụ: mô tiến/ đổi cấp / ca tiếp liên/ khúc xê - căng, âm lướt/ nốt lướt/ âm bắc cầu/ nốt bắc cầu. Thậm chí có thuật ngữ âm nhạc có tới 5 tên gọi, ví dụ: đàn xen-lô/ hồ cầm/ xenlô/ viôlông xenlô/ đàn vĩ kéo âm trung/ đại đề cầm.
Bằng cách quan sát đặc điểm cấu tạo và định danh của các thuật ngữ đồng nghĩa này, có thể lí giải được các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đồng nghĩa của thuật ngữ âm nhạc như sau:
Thứ nhất, hiện tượng đồng nghĩa xảy ra đối với các thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt là do việc lựa chọn đặc trưng định danh khác nhau. Có nghĩa là, cùng một khái niệm hoặc đối tượng nhưng các nhà chuyên môn đã dựa vào các đặc trưng khác nhau để định danh nên tạo ra nhiều thuật ngữ khác nhau. Ví dụ, thuật ngữ “đàn bầu” được định danh theo hình dáng mô phỏng bên ngoài giống quả bầu, thuật ngữ “đàn độc huyền” được định danh dựa vào đặc điểm cấu tạo bên ngoài gồm một dây. Hai thuật ngữ này đều được sử dụng để chỉ một loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, so sánh hai thuật ngữ này, có thể dễ dàng nhận thấy, “độc huyền cầm” có nguồn gốc tiếng Hán, chưa được Việt hóa, trong khi “đàn bầu” vừa phù hợp với nguyên tắc tạo từ tiếng Việt, dễ hiểu vừa có tính hình tượng.
135
Thứ hai, hiện tượng đồng nghĩa xảy ra đối với các thuật ngữ âm nhạc là do kết quả của mức độ Việt hóa khác nhau. Nói cụ thể hơn, đó là trường hợp các thuật ngữ được vay mượn từ các ngôn ngữ Ấn Âu và được sao phỏng theo cách dịch nghĩa bằng cách mượn các yếu tố thuần Việt hoặc yếu tố Hán Việt. Kết quả khảo sát số liệu của chúng tôi cho thấy hiện tượng này rất phổ biến. Ví dụ:
- manuscript paper: bản thảo nốt nhạc/ bản ghi nhạc.
- triplet: chùm ba/ liên ba
- tetrachord: chuỗi bốn âm/ tứ liên âm - elegy: khúc bi thương/ khúc nhạc buồn - repertory: kịch mục/ danh sách các tiết mục
- pentatonic: ngũ cung/ năm âm/ thang âm ngũ cung/ thang âm năm âm Thứ ba, việc phiên chuyển thuật ngữ âm nhạc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà chủ yếu là từ các ngôn ngữ Ấn Âu như Anh, Pháp, Đức không thống nhất: có khi vay mượn bằng hình thức phiên âm và ngay cả cách phiên âm cũng không thống nhất - khi thì dùng dấu tiếng Việt, khi thì không dùng dấu.
Bên cạnh đó, việc phân chia âm tiết khi phiên âm cũng không thống nhất. Hơn nữa, khi phiên âm giữa các âm tiết có chỗ viết liền, có chỗ được cách nhau bằng dấu gạch ngang. Đôi khi phiên chuyển thuật ngữ âm nhạc từ các ngôn ngữ Ấn Âu sang tiếng Việt, các nhà chuyên môn lại sử dụng phương thức ghép lai, có nghĩa là vừa sử dụng yếu tố thuần Việt + phiên âm, Hán-Việt + phiên âm, thuần Việt + nguyên dạng và Hán Việt + nguyên dạng. Chính sự thiếu nhất quán này đã dẫn đến tình trạng cùng một khái niệm hay đối tượng trong âm nhạc lại được biểu thị bằng những tên gọi khác nhau. Ví dụ:
- pop music: nhạc pop/ nhạc trẻ
- rock and roll: nhạc rock and roll/ nhạc rốc en rôn - swing music: nhạc xuynh/ nhạc swing
- piccolo: sáo pích-cô-lô/ sáo nhỏ / sáo kim
- opera singer: ca sỹ ô-pê-ra/ ca sỹ opera/ ca sỹ ôpêra
- accordion: đàn ắc-cooc-đê-ông/ phong cầm/ đàn xếp/ đàn gió/ đàn ăccoocđêông.
136
Ngoài ra, sự biến thể về trật tự của các thành tố cấu tạo nên thuật ngữ không thuận theo phương thức cấu tạo từ tiếng Việt với yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau mà tuân theo phương thức cấu tạo từ của tiếng Hán với yếu tố phụ đứng trước yếu tố chính đứng sau cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt đồng nghĩa. Ví dụ:
key-note: âm chủ/ chủ âm mediant: âm trung/ trung âm
masterpiece: tuyệt tác phẩm/ tác phẩm bậc thầy Biện pháp khắc phục:
Giải pháp chung để xử lí các thuật ngữ âm nhạc đồng nghĩa trong tiếng Việt là để lựa chọn thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt đạt chuẩn nhất trong các thuật ngữ đồng nghĩa cần căn cứ vào các tiêu chuẩn bắt buộc phải có của thuật ngữ âm nhạc như đã thảo luận trong chương một, đó là, tính chính xác, hệ thống, ngắn gọn và tính quốc tế của thuật ngữ. Có thể vận dụng lý thuyết điển mẫu vào việc lựa chọn thuật ngữ tốt nhất trong các thuật ngữ đồng nghĩa. Theo lý thuyết điển mẫu thì thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt được lựa sẽ là những thuật ngữ đáp ứng nhiều nhất các tiêu chuẩn của thuật ngữ trước hết là các tiêu chuẩn phải có, tiếp đến là các tiều chuẩn cần có và nếu thuật ngữ được lựa chọn đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn của thuật ngữ thì sẽ là lý tưởng. Đi vào từng trường hợp cụ thể, ta có các biện pháp sau:
Đối với các thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt đồng nghĩa được tạo ra do kết quả của việc lựa chọn các đặc trưng định danh khác nhau thì cần lựa chọn thuật ngữ phản ánh đặc trưng có giá trị khu biệt cao, có ý nghĩa phân biệt sự vật này với sự vật khác.
Đối với các thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt đồng nghĩa do kết quả của việc sao phỏng thuật ngữ sang tiếng Việt từ các ngôn ngữ Ấn Âu bằng cách sử dụng yếu tố thuần Việt hoặc mượn yếu tố Hán Việt, chúng tôi đề xuất lựa chọn các thuật ngữ sử dụng yếu tố Hán Việt vì các yếu tố Hán Việt thường có tính trừu
137
tượng và có tính khái quát cao nên sẽ giúp cho thuật ngữ vừa biểu thị được khái niệm/ đối tượng, vừa đảm bảo tính ngắn gọn. Mặt khác, việc đặt thuật ngữ sử dụng yếu tố Hán Việt sẽ làm tăng thêm tính trang trọng cho thuật ngữ. Ví dụ:
giữa hai thuật ngữ “Ngũ cung và thang âm năm âm” nên lựa chọn thuật ngữ sử dụng yếu tố Hán Việt là “ngũ cung”. Tuy nhiên, nếu thuật ngữ sử dụng yếu tố thuần Việt đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn của thuật ngữ thì lại nên chọn để đảm bảo tính dân tộc.
Đối với hiện tượng thuật ngữ đồng nghĩa do vừa đặt thuật ngữ theo phương thức cấu tạo từ của tiếng Việt, vừa theo phương thức cấu tạo từ của tiếng Hán thì ưu tiên lựa chọn các thuật ngữ đặt theo quy tắc tiếng Việt để đảm bảo tính dân tộc, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Ngoài ra, khi lựa chọn thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt chuẩn mực trong số các thuật ngữ đồng nghĩa, ngoài việc căn cứ vào các tiêu chuẩn phải có và cần có của thuật ngữ cũng cần tính đến tính quen sử dụng của thuật ngữ.
Vấn đề số 2: Thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt mang tính chất miêu tả, dài dòng Kết quả khảo sát cho thấy, còn có hiện tượng thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt vi phạm tiêu chuẩn ngắn gọn, chính xác của thuật ngữ. Những thuật ngữ dài dòng này phần lớn là lời giải thích khái niệm. Những khái niệm này hầu hết thuộc âm nhạc nước ngoài mà chủ yếu là âm nhạc phương Tây nên khi “du nhập” vào tiếng Việt sẽ gây khó cho các nhà chuyên môn khi gọi tên khái niệm.
Ví dụ:
Tarantella là điệu nhảy của vùng Tarento (Ý) có nguồn gốc từ TK XV, nhịp 6/8 với tốc độ rất nhanh.
Sarabande là vũ điệu Tây Ban Nha có tiết tấu chậm theo nhịp 3/2 hoặc 3/4.
Nó là một trong bốn điệu vũ không thể thiếu của tổ khúc, từ giữa năm 1650.
Orphia là một loại đàn pi-a-nô cỡ nhỏ được chế tác vào năm 1795.
Minuet là điệu vũ Pháp ở nhịp 3/4 với bước đi vừa phải, lần đầu tiên được Lully sử dụng như một thể loại âm nhạc.
138
Ragtime là loại nhạc jazz Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Quan sát các thuật ngữ trên đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, đây là kết quả của quá trình dịch thuật ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Những thuật ngữ này dài dòng, mang tính chất của những định nghĩa hay lời giải thích hơn là thuật ngữ, chúng không phải là thuật ngữ chuẩn mực. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn vẫn đưa những thuật ngữ này vào trong cuốn từ điển thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt [5].
Biện pháp khắc phục:
Đối với những thuật ngữ dài dòng như vậy, để chuẩn hoá chúng cần có sự thảo luận thấu đáo giữa nhà chuyên môn với nhà ngôn ngữ học. Nhà chuyên môn sẽ giúp xác định ý nghĩa chuẩn xác của thuật ngữ, nghĩa là khái niệm hay đối tượng mà thuật ngữ cần biểu hiện. Nhà ngôn ngữ học sẽ giúp cho việc lựa chọn hình thức biểu hiện của cái biểu hiện. Qua quan sát chúng tôi thấy, hầu hết các thuật ngữ dài dòng mang tính chất định nghĩa hay giải thích khái niệm hoặc đối tượng là những khái niệm có nguồn gốc từ nền âm nhạc phương Tây và không có trong hệ thống khái niệm nhậc thức của người Việt nên sẽ rất khó để biểu thị chính xác các khái niệm hay đối tượng đó bằng cách sao phỏng nghĩa hay sao phỏng từ. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cách tối ưu là giữ nguyên dạng thuật ngữ khi vay mượn vào tiếng Việt.
Vấn đề số 3: Tồn tại các yếu tố dư thừa trong một số thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt.
Kết quả khảo sát cho thấy, một vấn đề nữa còn tồn tại cần khắc phục đối với thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt là hiện tượng sử dụng các yếu tố dư thừa, đó là các hư từ, kết từ, giới từ, số từ … như “về, của, ở, bằng, theo, có …” giữa các thành tố cấu thành thuật ngữ. Ví dụ: Người phụ giảng về âm nhạc, đoạn cuối của một bản nhạc, cấp độ của thang âm, điệu nhảy ở Ba Lan, sáo bằng bạc, bài đồng ca ở nhà thờ, tác phẩm theo trường phái lãng mạn, bài hát có ba bè, bản giao hưởng có chủ đề,…
Biện pháp khắc phục:
139
Xử lí các thuật ngữ thuộc trường hợp này rất đơn giản, đó là loại bỏ các yếu tố dưa thừa. Ví dụ:
Thuật ngữ “đoạn cuối của một bản nhạc” khi bỏ từ “của” sẽ thành “đoạn cuối bản nhạc”.
Thuật ngữ “cấp độ của thang âm” khi bỏ từ “của” sẽ thành “cấp độ thang âm”.
Thuật ngữ “điệu nhảy ở Ba Lan” khi bỏ từ “ở” sẽ thành “điệu nhảy Ba Lan”.
Thuật ngữ “sáo bằng bạc” khi bỏ từ “bằng” sẽ thành “sáo bạc”.
Thuật ngữ “tác phẩm theo trường phái lãng mạn” khi bỏ từ “theo” và từ
“trường phái” sẽ thành “tác phẩm lãng mạn”.
Thuật ngữ “bài đồng ca ở nhà thờ” khi bỏ từ “ở” và từ “bài” sẽ thành “đồng ca nhà thờ”
Thuật ngữ “bài hát có ba bè” khi bỏ từ “có” sẽ thành “bài hát ba bè”.
Thuật ngữ “bản giao hưởng có chủ đề” khi bỏ từ “có” sẽ thành “bản giao hưởng chủ đề”.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là, trong một số trường hợp các kết từ trong thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt lại không thể bỏ đi được vì nếu thiếu chúng, tính gắn kết giữa các thành tố cấu thành thuật ngữ sẽ không đảm bảo và đặc biệt là làm giảm tính chính xác của thuật ngữ. Ví dụ:
Trong thuật ngữ “bản côngxectô cho đàn đại phong cẩm” không thể bỏ từ
“cho” vì từ “cho” trong tổ hợp từ cấu thành thuật ngữ có ý nghĩa nhấn mạnh là bản nhạc viết dành riêng cho đàn đại phong cầm.
Liên hệ với kết quả của các công trình nghiên cứu đã được thực hiện.
Khi đã chỉ ra những vấn đề tồn tại cần khắc phục đối với những thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt chưa đạt chuẩn, một câu hỏi được đặt ra là “Liệu những vấn đề này có phải là vấn đề riêng của hệ thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt hay cũng là vấn đề chung của hệ thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khác trong tiếng Việt?”.
Để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi đã tiến hành liên hệ kết quả nghiên cứu của mình với kết quả nghiên cứu của các công trình đã được thực hiện. Bảng thống kê dưới đây thể hiện những những vấn đề còn tồn tại đối với thuật ngữ thuộc sáu chuyên ngành, đó là: âm nhạc, báo chí, xây dựng, luật sở hữu trí tuệ, vật lí và du lịch trong tiếng Việt.
140
Bảng 4.26: So sánh những vấn đề tồn tại cần khắc phục trong hệ thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt với một số chuyên ngành khác.
Vấn đề tồn tại
Ngành
Thuật ngữ đồng nghĩa
Thuật ngữ mơ
hồ
Thuật ngữ chứa yếu tố
thừa
Thuật ngữ biểu thị hai khái niệm
Không thống nhất cách phiên âm
khi vay mượn thuật ngữ
từ nước ngoài
Thuật ngữ chứa dấu câu
Thuật ngữ sử
dụng khẩu ngữ, từ
địa phương
Thuật ngữ là từ láy
Thuật ngữ dài
dòng mang tính miêu tả
Âm nhạc tiếng Việt
+ - + - + - - - +
Báo chí tiếng Việt
+ - + + + + - - +
Luật sở hữu trí tuệ tiếng Việt
+ + + + + - - +
Xây dựng tiếng Việt
+ + + + + - + + +
Vật lý tiếng Việt
+ - + - + - - - +
Du lịch tiếng Việt
+ - + - + - - - +
(Ghi chú: dấu “+”: vấn đề có xuất hiện, dấu “-”: vấn đề không xuất hiện) Khi liên hệ với kết quả nghiên cứu của các công trình đã được thực hiện về thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khác nhau, chúng tôi thấy, dường như ba vấn đề còn tồn tại cần khắc phục trong hệ thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt đề cập ở trên cũng là những tồn tại chung của hệ thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khác như thuật ngữ xây dựng, thuật ngữ báo chí, thuật ngữ luật sở hữu trí tuệ, … Ngoài ra, ở các hệ thuật ngữ thuộc các chuyên môn khác còn gặp phải những vấn đề khác cần khắc phục ngoài những vấn đề chung như đối với thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt.
Cụ thể, còn có hiện tượng sử dụng dấu câu trong nội bộ thuật ngữ (thuật ngữ luật sở hữu trí tuệ, thuật ngữ báo chí), tồn tại thuật ngữ ghép biểu thị hai hoặc hơn hai khái niệm, đối tượng khác nhau (thuật ngữ luật sở hữu trí tuệ và thuật ngữ báo chí), còn tồn tại thuật ngữ láy, thuật ngữ chưa gọi tên chính xác khái niệm hay thuật ngữ sử dụng khẩu ngữ, từ địa phương (thuật ngữ xây dựng). Những vấn đề
141
còn tồn tại đối với thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và các chuyên ngành khác nhau rõ ràng vi phạm các tiêu chuẩn của thuật ngữ như đã thảo luận ở chương một, làm cho thuật ngữ không đạt chuẩn và cần chuẩn hóa. Qua những phân tích trên đây, có thể thấy, song song với việc phát triển ngày càng lớn về số lượng của hệ thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khác nhau trong tiếng Việt luôn tồn tại những vấn đề cần được nghiên cứu chuẩn hóa, góp phần giúp cho chuyên ngành phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại.
4.5.2.2. Nguyên tắc đặt mới và chuẩn hóa thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt (1). Nguyên tắc đặt thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt mới
Từ những vấn đề còn tồn tại trong hệ thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt như đã trình bày ở trên cho thấy, để tránh sự tái hiện các vấn đề đó thì ngay từ khâu đặt thuật ngữ khoa học mới cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc cụ thể. Căn cứ vào những cơ sở lý thuyết đã thảo luận trong chương một, chúng tôi đề xuất một số nguyên tắc đặt thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt mới như sau:
Nguyên tắc 1: Dựa vào các tiêu chuẩn của thuật ngữ
Căn cứ vào những tiêu chuẩn của thuật ngữ nói chung đã được các nhà nghiên cứu bàn luận và thống nhất, căn cứ vào đặc thù riêng của ngành âm nhạc Việt Nam, chúng tôi xác định những tiêu chuẩn bắt buộc phải có đối với thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt là tính chính xác, tính hệ thống, tính ngắn gọn và tính quốc tế (vấn đề này đã được thảo luận chi tiết trong chương 1). Do đó, khi xây dựng thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt mới phải lấy những tiêu chuẩn này của thuật ngữ làm căn cứ quan trọng.
Nguyên tắc 2: Dựa vào các con đường hình thành thuật ngữ
Về cách thức đặt thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt, có thể sử dụng cách thuật ngữ hóa từ thông thường, tạo thuật ngữ mới sử dụng chất liệu tiếng Việt, mượn từ các ngành khoa học khác hoặc vay mượn thuật ngữ nước ngoài.
Nguyên tắc 3: Dựa vào mô hình cấu tạo
Đối với những thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt bao gồm hai thành tố cấu tạo trở lên nên lựa chọn mô hình cấu tạo gồm hai hoặc ba thành tố vì theo kết quả khảo sát số liệu số lượng thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt được cấu tạo theo hai mô hình này chiếm tỷ lệ cao nhất với 1501 trên 2306 thuật ngữ, chiếm 65,09%. Quan sát những thuật ngữ được cấu tạo theo hai mô hình này, chúng tôi thấy, chúng đều