So sánh đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng

Một phần của tài liệu Đối chiếu thuật ngữ âm nhạc việt anh (Trang 100 - 104)

Chương 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ ÂM NHẠC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

3.4. So sánh đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng

Chúng ta đều biết, hệ thuật ngữ trong tiếng Việt nói chung được hình thành bởi các tiểu hệ, đó là thuật ngữ của nhiều chuyên ngành khác nhau trong đó có thuật ngữ âm nhạc, thuộc lĩnh vực nghệ thuật. Qua khảo cứu tài liệu chúng tôi thấy, cho đến thời điểm hiện tại đã có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo thuật ngữ khoa học tiếng Việt thuộc các chuyên ngành khác nhau như:

xây dựng, báo chí, du lịch, … Do đó, việc liên hệ so sánh đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khác nhau sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc rút ra những điểm chung và điểm riêng của cả hệ thống thuật ngữ trong tiếng Việt. Sau đây chúng tôi liên hệ kết quả nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt với kết quả nghiên cứu của một số công trình đã được thực hiện, bao gồm: thuật ngữ báo chí, thuật ngữ luật sở hữu trí tuệ, thuật ngữ xây dựng, thuật ngữ vật lí và thuật ngữ du lịch. Những thông tin được so sánh trên các phương diện: số lượng thành tố cấu tạo, mô hình cấu tạo và đặc điểm từ loại được thể hiện trong các bảng thống kê dưới đây.

93 3.4.1. Về số lượng thành tố cấu tạo

Bảng 3.23. So sánh số lượng thành tố cấu tạo của thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt với thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khác.

Thành tố

Ngành

Một thành

tố

Hai thành

tố

Ba thành

tố

Bốn thành

tố

Năm thành

tố

Sáu thành

tố

Bảy thành

tố

Tám thành tố trở lên

Tổng

Âm nhạc

tiếng Việt 34,43% 47,57% 13,52% 3,07% 1,04% 0,21% 0,13% 0 100%

Báo chí

tiếng Việt 6,9% 45,7% 31,4% 11,6% 3,1% 1,0% 0,3% 0 100%

Luật sở hữu trí tuệ tiếng Việt

6,9% 40,7% 24,6% 18,2% 6,1% 2,7% 0,9% 0 100%

Xây dựng

tiếng việt 5,2% 48% 30,8% 11,2% 2,8% 1,3% 0,07% 100%

Vật lý tiếng

Việt 43,39% 42,6% 11,46% 2,59% 0 0 0 0 100%

Du lịch

tiếng Việt 12,93% 34,13% 39,73% 9,54% 3,67% 0 0 0 100%

Từ số liệu thống kê tại bảng 3.23, chúng ta thấy, xét trên phương diện số lượng thành tố cấu tạo, trong cả 6 chuyên ngành số lượng thuật ngữ gồm 2 và 3 thành tố chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng thuật ngữ thuộc 6 chuyên ngành được cấu tạo bởi 5 thành tố trở lên chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trên tổng số thuật ngữ được khảo sát. Trong số 6 chuyên ngành được khảo sát, thuật ngữ vật lý có cấu tạo ngắn gọn nhất với số lượng thành tố tối đa trong một thuật ngữ là bốn.

94 3.4.2. Về mô hình cấu tạo

Bảng 3.24. So sánh mô hình cấu tạo của thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt với mô hình cấu tạo của thuật ngữ thuộc một số chuyên ngành khác.

Thành tố

Ngành

Mô hình hai thành tố

Mô hình ba thành tố

Mô hình bốn

thành tố

Mô hình năm thành tố

Mô hình sáu thành tố

Mô hình bảy

thành tố

Mô hình tám

thành tố trở lên

Tổng

Âm nhạc

tiếng Việt 51,34% 13,75% 3,47% 1,39% 0 0 0 69,88%

Báo chí

tiếng Việt 45,7% 31,4% 11,6% 3,1% 1% 0 0 92,8%

Luật sở hữu trí tuệ tiếng Việt

40,71% 24,64% 18,22% 6,07% 2,68% 0,89% 0 93,21%

Xây dựng

tiếng Việt 38,96% 40,14% 14,64% 3,6% 1,12% 0 0 98,46%

Vật lý

tiếng Việt 42,6% 11,46% 2,59% 0 0 0 0 56,65%

Du lịch

tiếng Việt 34,13% 39,73% 9,47% 3,67% 0 0 0 87%

Bảng 3.24 cho thấy, mô hình cấu tạo thuật ngữ gồm 2 và 3 thành tố phổ biến nhất trong số các mô hình còn lại và là những mô hình có khả năng sản sinh nhiều thuật ngữ nhất. Đáng lưu ý là, những thuật ngữ được cấu tạo theo mô hình này đảm bảo tính ngắn gọn và trong mô hình cấu tạo thuộc trường hợp này giữa các thành tố cấu tạo bao giờ cũng có một thành tố chính đứng trước kèm theo các thành tố phụ đứng sau nên sẽ đảm bảo tính hệ thống cho cả hệ thuật ngữ. Mô hình cấu tạo thuật ngữ gồm 5 thành tố trở lên chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

95 3.4.3. Về đặc điểm từ loại

Bảng 3.25. So sánh đặc điểm từ loại của thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt với đặc điểm từ loại của thuật ngữ thuộc một số chuyên ngành khác

Ngành

Từ loại

Danh từ Động từ Tính từ Cụm từ

Cụm danh từ Cụm động từ Âm nhạc

tiếng Việt 37,25% 6,46% 12,31% 35,73% 3,90%

Báo chí

tiếng Việt 14,5% 5% 0,4% 66,3% 13,8%

Luật sở hữu trí tuệ tiếng Việt

8,57% 3,22% 0 70,89 17,32

Xây dựng

tiếng Việt 22,69% 0,59% 0 70,80% 5,37%

Vật lý tiếng

Việt 31% 6,98% 5,39% 44,43% 10,33%

Du lịch tiếng

Việt 10,4% 5,13% 1,7% 70,54% 9,8%

Bảng tổng hợp số liệu 3.25 cho thấy, điểm chung xét trên phương điện đặc điểm từ loại của thuật ngữ thuộc 6 chuyên ngành khác nhau là số lượng thuật ngữ là danh từ và cụm danh từ chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng thuật ngữ là động từ và tính từ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trên tổng số thuật ngữ được khảo sát. Đặc biệt, đối với thuật ngữ luật sở hữu trí tuệ và thuật ngữ xây dựng không có thuật ngữ nào là tính từ.

Nhận xét:

Trước hết, sự tương đồng về số lượng thành tố cấu tạo nên thuật ngữ và mô hình cấu tạo cho thấy không chỉ thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt mà thuật ngữ

96

thuộc các chuyên ngành khác hầu hết đều ngắn gọn. Tuy nhiên, do đặc thù về khái niệm hay đối tượng cần biểu hiện trong mỗi thuật ngữ thuộc các chuyên ngành có sự khác nhau nên dẫn đến số lượng thành tố tối đa trong mỗi thuật ngữ thuộc các chuyên ngành cũng có sự khác nhau. Chẳng hạn, số lượng thành tố tối đa trong thuật ngữ vật lý là bốn, thuật ngữ âm nhạc, thuật ngữ báo chí và thuật ngữ luật sở hữu trí tuệ là bảy và thuật ngữ xây dựng là tám.

Ngoài ra, điểm tương đồng xét trên phương diện đặc điểm từ loại là hầu hết các thuật ngữ thuộc sáu chuyên ngành đều là các danh từ và cụm danh từ. Trong số đó, số lượng thuật ngữ là danh từ ghép chính phụ và cụm danh từ chính phụ chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều này cho phép khẳng định rằng, không chỉ thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt mà thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khác trong tiếng Việt hầu hết đã tuân theo nguyên tắc cấu tạo từ của tiếng Việt với yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. Ngoài ra, sự tương đồng về đặc điểm từ loại đối với thuật ngữ thuộc sáu chuyên nghành khác nhau trong tiếng Việt thể hiện trong bảng thông kê 2.25 cũng là một minh chứng cho nhận định của các nhà nghiên cứu về chức năng chính của danh từ là chức năng định danh. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, do tính chất đặc thù của từng chuyên ngành nên dẫn đến sự khác biệt về đặc điểm từ loại của thuật ngữ. Chẳng hạn, trong số thuật ngữ thuộc ngành luật sở hữu trí tuệ và xây dựng không có thuật ngữ nào là tính từ thì trong các ngành âm nhạc, báo chí, vật lý và du lịch lại xuất hiện thuật ngữ là tính từ với tỉ lệ nhỏ. Trong đó, tỉ lệ thuật ngữ âm nhạc là tính từ chiếm tỉ lệ lớn nhất.

Những thuật ngữ âm nhạc là tính từ hầu hết là các thuật ngữ được sử dụng trong tổng phổ nhạc với chức năng biểu thị các cung bậc cảm xúc, tình cảm mà người nghệ sỹ khi biểu diễn cần thể hiện để truyền tải những thông điệp nội dung được gửi gắm trong mỗi tác phẩm âm nhạc.

Một phần của tài liệu Đối chiếu thuật ngữ âm nhạc việt anh (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)