Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh xét từ

Một phần của tài liệu Đối chiếu thuật ngữ âm nhạc việt anh (Trang 86 - 93)

Chương 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ ÂM NHẠC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

3.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh

3.2.4. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh xét từ

Khả năng kết hợp giữa các đơn vị cấu tạo (thành tố) để tạo ra các thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng Anh được chúng tôi khái quát bằng các mô hình cấu tạo. Trong luận án này chúng tôi chỉ trình bày các mô hình cấu tạo phổ biến nhất (có tấn số xuất hiện nhiều nhất) của thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng Anh. Bởi vì, chúng tôi cho rằng đây là những mô hình có khả năng sản sinh thuật ngữ nhiều nhất và sẽ giúp ích cho công tác xây dựng thuật ngữ âm nhạc mới trong cả tiếng Việt và tiếng Anh.

Trong quá trình phân tích mô hình cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “thành tố” để gọi tên đơn vị cấu tạo và ký hiệu là T. Từng thành tố cấu tạo sẽ lần lượt được ký hiệu là T1, T2, T3, … Tn. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày các mô hình cấu tạo của thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh.

3.2.4.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt xét từ quan hệ kết hợp giữa các đơn vị cấu tạo

a) Mô hình cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt gồm 2 thành tố - Mô hình 1:

T1 + T2

79

Thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt được cấu tạo theo mô hình 1 bao gồm hai thành tố. Trong đó, thành tố chính T1 đứng trước, thành tố phụ T2 đứng sau, phụ trợ cho thành tố chính, ví dụ: dấu giáng, âm át, âm chủ, âm cơ bản, … Trong ví dụ trên, các thành tố “dấu, âm” đóng vai trò là thành tố chính, có chức năng chỉ loại, các thành tố “giáng, át, chủ, cơ bản” đóng vai trò là thành tố phụ có chức năng khu biệt, định danh cho thuật ngữ. Kết quả khảo sát số liệu cho thấy, trong 2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt có 1172 thuật ngữ được cấu tạo theo mô hình này, chiếm 50,82%.

- Mô hình 2:

T1 + T2

Thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt được tạo ra từ mô hình 2 gồm hai thành tố, trong đó thành tố chính T2 đứng sau và thành tố phụ T1 đứng trước. Vị trí của các thành tố cấu tạo nên thuật ngữ âm nhạc theo mô hình này hoàn toàn ngược với vị trí cấu tạo từ thông thường của tiếng Việt khi thành phần bổ ngữ đứng sau và tuân theo trật tự cấu tạo từ của tiếng Hán khi thành phần bổ ngữ đứng trước.

Do đó, những thuật ngữ được cấu tạo theo mô hình này sử dụng yếu tố Hán. Ví dụ, tuyệt tác phẩm, độc tấu, tam tấu, tứ tấu, đại hồ cầm, nguyệt cầm, song ca, đơn ca, tam ca, … Chỉ có 12 thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt trên tổng số 2306 thuật ngữ được khảo sát được cấu tạo theo mô hình này, chiếm 0,52%.

b) Mô hình cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt gồm 3 thành tố - Mô hình 3:

T1 + T2 + T3

80

Thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt được tạo thành từ mô hình 3 bao gồm ba thành tố. Trong đó, T1 là thành tố chính, T2 và T3 là thành tố phụ đứng sau thành tố chính, có chức năng phụ cho thành tố chính. Ví dụ: phong cách âm nhạc lãng mạn, phong cách âm nhạc bi-bốp, phong cách nhạc Jazz, nhạc cụ dây thấp, nhạc cụ gõ bằng gỗ, nhạc công kèn Co, nhạc công đàn dương cầm, giọng nữ cao, giọng nữ trầm, v.v … Trong ví dụ trên, các thành tố “phong cách, nhạc cụ, nhạc công, giọng” là những thành tố chính T1, các thành tố “âm nhạc, nhạc, dây, gõ, kèn, đàn, nữ” là thành tố phụ T2, các thành tố “lãng mạn, bi-bốp, Jazz, thấp, gỗ, Co, dương cầm, cao, trầm” là thành tố phụ T3. Trong 2306 thuật ngữ được khảo sát có 317 thuật ngữ được cấu tạo theo mô hình này, chiếm 13,75%.

c) Mô hình cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt gồm 4 thành tố - Mô hình 4:

T1 + T2 + T3 + T4

Thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt được tạo thành từ mô hình 4 bao gồm bốn thành tố. Trong đó, thành tố chính T1 đứng ở vị trí đầu tiên, tiếp theo là các thành tố phụ có chức năng cung cấp thông tin cho thành tố chính, với vị trí lần lượt là T2, T3 và T4. Ví dụ, tác phẩm viết cho độc tấu piano, tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng, tác phẩm viết cho nhạc thính phòng, tứ tấu nhạc cụ dây cổ điển, bài thánh ca trong lễ Mi-xa, nhạc thính phòng đệm piano, nhạc thính phòng không đệm piano, … Trong ví dụ trên, các thành tố “tác phẩm, bài thánh ca, nhạc” là thành tố chính T1, “viết cho, nhạc cụ, thính phòng” là các thành tố phụ T2, “độc tấu, dàn nhạc, nhạc, nhạc cụ, đệm, thánh ca” là các thành tố phụ T3,

“giao hưởng, thính phòng, cổ điển, lễ Mixa, piano” là các thành tố phụ T4. Có 80 thuật ngữ âm nhạc được cấu tạo theo mô hình này, chiếm 3,47%.

81

d) Mô hình cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt gồm 5 thành tố - Mô hình 5:

T1 + T2 + T3 + T4 + T5

Thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt được cấu tạo theo mô hình 5 bao gồm năm thành tố. Trong đó, thành tố chính T1 đứng ở vị trí đầu tiên, tiếp theo là các thành tố phụ T5 phụ trợ cho T4, T4 và T5 phụ cho T3, cả T3, T4, T5 phụ cho T2. Theo kết quả khảo sát số liệu, số lượng thuật ngữ được khảo sát theo mô hình này không nhiều, chỉ có 32 thuật ngữ, chiếm 1,39%. Ví dụ, nhạc viết cho độc tấu đàn cla-vơ- xanh, phức điệu theo phong cách truyền thống thời kỳ Phục Hưng, kèn sắc-xô dành cho giọng nam cao, v.v…

3.2.4.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng tiếng Anh xét từ quan hệ kết hợp giữa các đơn vị cấu tạo

a) Mô hình cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh gồm 2 thành tố - Mô hình 6:

T1 + T2

Thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình 6 bao gồm hai thành tố. Trong đó, thành tố chính đứng sau và thành tố phụ đứng trước phụ trợ cho thành tố chính. Ví dụ: chamber music = nhạc thính phòng, choral singing = hát hợp xướng, dominant chord = hợp âm át, heptatonic scale = thang bảy âm, string quartet = bản tứ tấu nhạc cụ dây, … . Kết quả khảo sát cho thấy, trong 2306 thuật ngữ có tới 774 thuật ngữ được cấu tạo theo mô hình số 6, chiếm 33,56%. Trong ví dụ trên, các thành tố “music”, “singing”, “chord”, “scale” và

82

“quartet” là yếu tố chính, cơ bản, quan trọng, có ý nghĩa chỉ loại. Các thành tố

“chamber”, “choral”, “dominant”, “heptatonic” và “string” biểu hiện đặc trưng của thành tố thứ nhất, có chức năng khu biệt, định danh thuật ngữ.

- Mô hình 7:

T1 + T2

Thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình 7 cũng bao gồm hai thành tố như trong mô hình cấu tạo số 6. Tuy nhiên, chức năng của mỗi thành tố cấu tạo lại khác nhau. Trong khi ở mô hình cấu tạo số 6, thành tố chính đứng trước, thành tố phụ trợ đứng sau thì ở mô hình cấu tạo số 7 vị trí ngược lại - thành tố chính đứng trước và thành tố phụ trợ đứng sau. Trong mô hình 7, thành tố T1 là thành tố chính và thành tố T2 phụ trợ cho T1. Theo kết quả khảo sát, có 62 thuật ngữ được cấu tạo theo mô hình này, chiếm 2,69%. Ví dụ: theme with variations = chủ đề biến tấu, theory of harmony = lý thuyết hoà âm, sing polyphonically = hát đối âm. Xét ví dụ ta thấy, các thành tố “theme”, “theory”,

“sing” là thành tố chính và các thành tố “variations”, “harmony”, và

“polyphonically” là thành tố phụ.

b) Mô hình cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh gồm 3 thành tố - Mô hình 8:

T1 + T2 + T3

Thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình 8 bao gồm ba thành tố. Trong đó, T3 là thành tố chính, T1 phụ trợ cho T2 và cả T1, T2 phụ trợ cho T3. Theo kết quả khảo sát, có 54 thuật ngữ được cấu tạo theo mô hình số 8, chiếm 2,34%. Ví dụ: bowed string instrument = nhạc cụ dây kéo, wooden percussion instrument = nhạc cụ gõ bằng gỗ, symphonic program music = nhạc chủ đề giao hưởng, v.v…

83 - Mô hình 9:

T1 + T2 + T3

Thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình số 9 bao gồm ba thành tố. Trong đó T1 là thành tố chính, T2 phụ cho T3 và cả T2, T3 đều phụ cho T1. Trong số 2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh được khảo sát, có 55 thuật ngữ được cấu tạo theo mô hình này, chiếm 2,38%. Ví dụ: A double flat = la giáng kép, concert of ancient music = hoà nhạc cổ, mode of limited transposition

= điệu thức dịch giọng có giới hạn, F double sharp = Fa thăng kép, v.v…

c) Mô hình cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh gồm 4 thành tố - Mô hình 10:

T1 + T2 + T3 + T4

Thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình 10 bao gồm bốn thành tố. Trong đó, T4 là thành tố chính, T1, T2, T3 là thành tố phụ, T2 phụ cho T3 và cả T1, T2, T3 đều phụ cho T4. So với các mô hình cấu tạo 6, 7, 8 thì số lượng thuật ngữ được cấu tạo theo mô hình này chỉ có 2 thuật ngữ, chiếm 0,09%.

Ví dụ: tall single headed drum = trống cao một đầu, traditional Renaisance style polyphony = phức điệu theo phong cách truyền thống thời kỳ Phục hưng.

d) Mô hình cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh gồm 5 thành tố trở lên Trong số 2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh được khảo sát không có thuật ngữ nào được cấu tạo theo mô hình này.

Dưới đây là bảng thống kê các mô hình cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh.

84

Bảng 3.20. Mô hình cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt

Mô hình cấu tạo Số lần

xuất hiện Tỉ lệ % Tổng số thuật ngữ

Mô hình 2 thành tố 1184 51,34

2306

Mô hình 3 thành tố 317 13,75

Mô hình 4 thành tố 80 3,47

Mô hình 5 thành tố 32 1,39

Bảng 3.21. Mô hình cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh

Mô hình cấu tạo Số lần

xuất hiện Tỉ lệ % Tổng số thuật ngữ

Mô hình 2 thành tố 836 36,25

2306

Mô hình 3 thành tố 109 4,72

Mô hình 4 thành tố 2 0,09

3.2.4.3. Nhận xét về đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh xét từ quan hệ kết hợp giữa các đơn vị cấu tạo

Về mô hình cấu tạo, trong tiếng Việt, trong mô hình cấu tạo của từ ghép chính phụ hay cụm từ ghép chính phụ, thành tố chính thường đứng trước và thành tố phụ thường đứng sau. Trong tiếng Anh, mô hình cấu tạo của từ không giống như vậy. Theo quy tắc ngữ pháp của tiếng Anh, trong mô hình cấu tạo của từ ghép hay cụm từ ghép, thành tố chính thường đứng sau và thành tố phụ thường đứng trước, có chức năng bổ sung ý nghĩa cho thành tố chính bằng cách thể hiện rõ tính chất, đặc trưng cơ bản của thành tố chính.

Mô hình cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh thể hiện rõ đặc điểm này.

Trong các mô hình cấu tạo của thuật ngữ âm nhạc đã trình bày ở phần trên, mô hình cấu tạo thuật ngữ gồm 2 hoặc 3 thành tố theo nguyên tắc thành tố chính đứng sau, thành tố phụ đứng trước chiếm tỉ lệ cao nhất nên có khả năng sản sinh nhiều thuật ngữ nhất trong cả hai ngôn ngữ Việt và Anh.

85

Một phần của tài liệu Đối chiếu thuật ngữ âm nhạc việt anh (Trang 86 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)