Đặc điểm ngữ nghĩa của thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh

Một phần của tài liệu Đối chiếu thuật ngữ âm nhạc việt anh (Trang 96 - 100)

Chương 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ ÂM NHẠC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh

Về phương diện ngữ nghĩa, M. Teresa 116, tr.88 cho rằng, thuật ngữ có thể được phân loại theo các phạm trù khái niệm mà nó biểu đạt. Khái niệm được phân thành các phạm trù và tiểu phạm trù theo những đặc tính chung và riêng cũng như các mối quan hệ giữa chúng. Từ cách hiểu như vậy, M. Teresa đề xuất phân loại thuật ngữ theo bốn phạm trù khái niệm xét về mặt ngữ nghĩa, đó là:

Thực thể (objects or entities).

Quá trình, quy trình hành động và hành động (Processes, operations and actions).

Tính chất, trạng thái và phẩm chất (properties, states and qualities).

Quan hệ (relationships).

Trong đó, mỗi một phạm trù khái niệm được biểu hiện qua mỗi phạm trù chức năng (từ loại), cụ thể như sau:

Phạm trù khái niệm Phạm trù từ loại

- Thực thể - Danh từ

- Quá trình, quy trình hành động và hành động - Động từ, danh từ hóa động từ - Tính chất, trạng thái và phẩm chất - Tính từ

- Quan hệ - Tính từ, trạng từ, giới từ

Dựa trên quan điểm của M. Teresa, chúng tôi đã phân tích ngữ nghĩa của thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Anh và tiếng Việt và thu được những kết quả thể hiện trong bảng dưới đây:

89

Bảng 3.22. Phạm trù ngữ nghĩa thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh

STT Phạm trù khái niệm

Tiếng Việt Tiếng Anh

Số lần xuất hiện

Tỉ lệ

%

Phạm trù từ loại

Số lần xuất hiện

Tỉ lệ % Phạm trù từ loại

1

Thực thể (sự vật, hiện

tượng)

1783 77,32

Danh từ / cụm danh

từ

1763 76,45 Danh từ / cụm danh

từ

2

Quá trình, quy trình hành động và

hành động

239 10,36

Động từ, danh từ hóa động

từ

231 10,01

Động từ, danh từ hóa

động từ

3

Tính chất, trạng thái và

phẩm chất

284 12,31

Tính từ 253 10,97 Tính từ

4 Quan hệ 0 0

Tính từ, trạng từ, giới từ

59 2,55

Tính từ, trạng từ, giới từ a) Nhóm thuật ngữ âm nhạc biểu thị các thực thể

Bảng 3.22 cho thấy, số lượng thuật ngữ chỉ thực thể trong âm nhạc chiếm tỉ lệ áp đảo (77,32% thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt, 76,45% thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh) và đều là các danh từ hoặc cụm danh từ. Các thực thể trong lĩnh vực âm nhạc được phân thành các tiểu phạm trù bao gồm:

Khái niệm biểu thị các đối tượng thuộc lý thuyết âm nhạc, bao gồm: các loại âm như âm chủ, âm cơ bản, âm bắc cầu, âm phụ; các loại bè như bè trầm, bè bên trái, bè tự do; các loại giọng hát như giọng đầu, giọng ngực, giọng nam, giọng nữ; các loại nốt nhạc như nốt trắng, nốt đen, nốt lặng, nốt sol, nốt đồ; các loại nhịp như nhịp đơn, nhịp đôi, nhịp lặp; các loại quãng như quãng dư, quãng ghép, quãng mở rộng, quãng tam âm, quãng tám ngắn.

90

Khái niệm biểu thị chủ thể tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Cụ thể, là nghệ sỹ thể hiện tác phẩm âm nhạc, có thể thuộc lĩnh vực thanh nhạc như ca sỹ hát nhạc đỏ, nghệ sỹ opera hoặc lĩnh vực nhạc cụ như nghệ sỹ dương cầm, nghệ sỹ đàn vi-ô-lông.

Khái niệm biểu thị sản phẩm âm nhạc, bao gồm: các thể loại ca khúc, chương trình biểu diễn, tác phẩm âm nhạc, ví dụ: dạ khúc, bài ca lao động, bài ca tháng năm, bài hát tang lễ, bài hát đám cưới, khúc nhạc dạo đầu, khúc nhạc bình minh, nghệ sỹ vĩ cầm, nhạc công, nghệ sỹ kèn túi, nhạc công kèn Co, tác phẩm hợp xướng, tác phẩm viết cho độc tấu pi-a-nô.

Khái niệm biểu thị các loại nhạc cụ, ví dụ: kèn ô-boa, kèn môi, kèn đồng, sáo Anh, đàn dương cầm đứng, đàn hạc, đàn bầu, chũm chọe, thanh tam giác, đàn vỹ cầm, v.v.

b) Nhóm thuật ngữ âm nhạc biểu thị quá trình hoạt động, quy trình hoạt động và hành động

Các thuật ngữ biểu thị quá trình, quy trình hoạt động và hoạt động trong âm nhạc chiếm tỉ lệ tương đối thấp trên tổng số thuật ngữ được khảo sát (10,36% đối với thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt, 10,01% đối với thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh) và đều là động từ hoặc cụm động từ. Ví dụ: láy, rung, ngân, gảy, ứng tấu, độc tấu, đệm đàn, luyến, đảo phách, phối khí cho dàn nhạc, xướng âm, độc tấu, song ca, đơn ca, búng đàn, đáp nhạc, đọc nhạc, giảm dần âm thanh.

c) Nhóm thuật ngữ âm nhạc biểu thị tính chất, trạng thái và phẩm chất.

Có 284 thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt, chiếm 12,31% và 253 thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh, chiếm 10,97% thuộc nhóm này. Đáng lưu ý là, trong lĩnh vực âm nhạc tồn tại một bộ phận thuật ngữ biểu thị các khái niệm trong tổng phổ nhạc. Đây là những thuật ngữ được sử dụng để biểu thị các cung bậc cảm xúc, trạng thái, tình cảm, … - những dấu hiệu chỉ đường đối với các nghệ sỹ khi thể hiện tác phẩm âm nhạc. Với chức năng biểu thị khái niệm như vậy nên tất cả các thuật ngữ âm nhạc thuộc phạm trù này đều là tính từ hoặc trạng từ (trong tiếng

91

Anh). Ví dụ, nhanh dần đều, chậm dần đều, nghiêm nghị, mơ màng, quyết liệt, mạnh mẽ, sinh động, hơi nhanh, dịu dàng, căng thẳng, hạnh phúc tột độ, vui vẻ, hân hoan, ngây thơ, u sầu, giả tạo,… Từ các ví dụ đã nêu, ta thấy, những tính từ này đều thuộc lớp từ thông thường nhưng đã được thuật ngữ hóa thành các thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực âm nhạc mà cụ thể là trên tổng phổ nhạc. Chẳng hạn, từ “giả tạo” với nghĩa thông thường là không thực chất như hành vi giả tạo nhưng khi từ này được sử dụng trong một tổng phổ nhạc có nghĩa là hành động bắt chước âm thanh của động vật hoặc bất động vật như tiếng chim hót, tiếng vó ngựa, tiếng gió reo, tiếng vỗ của sóng biển, v.v.

Trong số thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh không có thuật ngữ nào biểu thị mối quan hệ.

Nhận xét điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngữ nghĩa của thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh

Kết quả khảo sát và phân tích số liệu giúp chúng tôi khẳng định, xét về mặt ngữ nghĩa, hệ thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh được hình thành theo các phạm trù khái niệm, tạo nên tính hệ thống chặt chẽ. Trong mỗi một phạm trù khái niệm lại hình thành các tiểu phạm trù. Trong mỗi tiểu phạm trù, các thuật ngữ được tạo ra từ thuật ngữ biểu thị khái niệm cơ bản được gọi là các thuật ngữ phái sinh. Ví dụ, từ thuật ngữ cơ bản “hợp âm” có thể tạo ra các thuật ngữ phái sinh bằng cách gắn thêm các thuộc tính của mỗi loại hợp âm như hợp âm chủ, hợp âm giảm, hợp âm cộng minh, hợp âm gãy,… hay từ thuật ngữ cơ bản “đàn” sẽ có các thuật ngữ phái sinh như đàn bầu, đàn tam thập lục, đàn nguyệt, đàn tranh, đàn cò, đàn tỳ bà, đàn măng-đô-lin, đàn hạc, đàn pi-a-nô, đàn ooc-gan, v.v.

Điều đáng lưu ý nữa là, trong số các phạm trù khái niệm, phạm trù chỉ thực thể tức là sự vật, hiện tượng trong lĩnh vực âm nhạc chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất và được biểu hiện bằng phạm trù chức năng là các danh từ hoặc cụm danh từ. Trên thực tế, trong mọi ngôn ngữ luôn có sự chênh lệch tỉ lệ về từ loại, trong đó danh từ hoặc cụm danh từ luôn chiếm tỉ lệ cao nhất và đối với ngôn ngữ

92

chuyên ngành thì điều này càng thể hiện rõ. Các phạm trù biểu thị hoạt động, tính chất, trạng thái chiếm tỉ lệ thấp. Sự khác nhau về loại hình ngôn ngữ không ảnh hưởng tới việc hình thành và phân chia các phạm trù khái niệm đối với hệ thống âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng Anh. Bằng chứng là tỉ lệ phần trăm của các phạm trù khái niệm ứng với các phạm trù chức năng là tương đương nhau.

Qua đó có thể thấy rõ rằng, ý nghĩa phạm trù khái niệm sẽ quy định phạm trù chức năng và tạo ra độ chênh lệch về tỉ lệ từ loại trong hệ thuật ngữ. Bên cạnh đó, tính đặc thù của mỗi chuyên ngành cũng phần nào ảnh hưởng tới việc hình thành và phân loại khái niệm. Ví dụ, trong hệ thuật ngữ âm nhạc có một bộ phận khái niệm được sử dụng trong tổng phổ nhạc và hầu hết đều là tính từ. Điều này tạo ra sự chênh lệch về đặc điểm từ loại của thuật ngữ âm nhạc so với các chuyên ngành khác.

Một phần của tài liệu Đối chiếu thuật ngữ âm nhạc việt anh (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)