Chương 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ ÂM NHẠC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
3.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh
3.2.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh xét từ số lượng thành tố cấu tạo
3.2.1.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt xét từ số lượng thành tố cấu tạo
Bảng 3.1. Số lượng thành tố cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt Số lượng
thành tố
Số lần xuất hiện
thuật ngữ Tỉ lệ % Tổng số
thuật ngữ
1 thành tố 794 34,43
2306
2 thành tố 1097 47,57
3 thành tố 312 13,52
4 thành tố 71 3,07
5 thành tố 24 1,04
6 thành tố 5 0,21
7 thành tố 3 0,13
Bảng thống kế số liệu 3.1 cho thấy, thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt có độ dài tối đa là bảy thành tố. Trong đó, thuật ngữ gồm hai thành tố chiếm tỉ lệ phần trăm lớn nhất (47,57%), ví dụ: thuật ngữ “quãng dư, âm phụ, âm tự nhiên, bản tổng phổ nhạc, bè tự do, chấm kép”; chiếm tỉ lệ cao thứ hai là thuật ngữ gồm một thành tố (34,43%), ví dụ: thuật ngữ “sáo, bè, nhạc cụ, kèn, trống, giọng, điệu thức, âm sắc”, tiếp đến là thuật ngữ gồm ba thành tố (13,52%), ví dụ: thuật ngữ “quãng tám ngắn, nhạc công kèn trombone, La giáng kép, ban nhạc ghi ta trầm, chũm chọe đôi có bàn đạp, giọng nam trung, giọng nữ trầm, hợp âm quãng sáu mở rộng”. Nhóm thuật ngữ
60
gồm từ bốn đến bảy thành tố chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ có 4,45%, ví dụ: thuật ngữ
“nghệ sỹ biểu diễn nhạc cụ dây, kỹ thuật nhấn ngón bàn phím”, v.v.
3.2.1.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh xét từ số lượng thành tố cấu tạo
Kết quả tổng hợp số lượng thành tố cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh được thể hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 3.2. Số lượng thành tố cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh
Số lượng thành tố Số lần xuất hiện
thuật ngữ Tỉ lệ % Tổng số
thuật ngữ
1 thành tố 1258 54,55
2306
2 thành tố 944 40,93
3 thành tố 98 4,24
4 thành tố 6 0,26
Số liệu thống kê trong bảng 3.2 cho thấy, thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh bao gồm một thành tố chiếm tỉ lệ lớn nhất (54,55%), ví dụ: thuật ngữ “accompanist = nghệ sỹ đệm nhạc, alteration = dấu hóa, atonal = phi điệu tính, ballet = nhạc vũ kịch, bugle = tù và, chord = hợp âm, consonance = cộng minh, duplet = liên hai”.
Chiếm tỉ lệ cao thứ hai là số lượng thuật ngữ bao gồm hai thành tố (40,93%), ví dụ:
thuật ngữ “adjacent note = nốt kề, altered chord = hợp âm biến, augmented chord = hợp âm tăng, authentic cadence = điệu xác thực, auxiliary scale = thang âm phụ, company singing = hát đệm”. Điều đặc biệt lưu ý, số lượng thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh được cấu tạo bởi ba thành tố và bốn thành tố chiếm tỉ lệ rất thấp (4,5%), ví dụ:
thuật ngữ “whole - tone scale = âm giai toàn cung, wooden percussion instrument = nhạc cụ gõ bằng gỗ, E double sharp = mi thăng kép, abridged sonata form = hình thức sonata tóm tắt”. Trong số các thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh được chúng tôi khảo sát, không có thuật ngữ nào bao gồm năm thành tố cấu tạo trở lên.
3.2.1.3. Nhận xét về đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh xét từ số lượng thành tố cấu tạo
Về số lượng thành tố cấu tạo, thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt có độ dài tối đa là bẩy thành tố. Điều đáng lưu ý, số lượng thuật ngữ bao gồm một và hai thành
61
tố chiếm tỉ lệ lớn nhất (82,00%), tiếp đến là số lượng thuật ngữ bao gồm ba thành tố (13,52%). Số lượng thuật ngữ gồm bốn, năm, sáu hoặc bẩy thành tố chiếm tỉ lệ rất nhỏ (4,45%). Giới nghiên cứu thuật ngữ đã thống nhất rằng, một trong những tiêu chuẩn của thuật ngữ khoa học là tính ngắn gọn vì “… thuật ngữ ngắn gọn giúp cho người sử dụng dễ thuộc, dễ nhớ, dễ sử dụng” và “… những thuật ngữ dài dòng thường mang tính chất định nghĩa, không những làm cho hệ thống thuật ngữ bị lỏng lẻo, mà có khi còn làm lu mờ ít nhiều hoặc thậm chí phá vỡ mất tính chất thuật ngữ của bản thân nó” 74, tr.143. Bên cạnh đó, “số lượng tổng cộng của các thành tố thuật ngữ thành phần (thí dụ, thuật ngữ từ tố chỉ có thể là các tổ hợp hai, ba và hãn hữu là bốn yếu tố vì sự cồng kềnh khiến cho chúng sẽ không được chấp nhận trong thực tế thuật ngữ. … cùng với tính chính xác, tính ngắn gọn của thuật ngữ là một giá trị lớn của nó” Dẫn theo 74, tr.149.
Do đó, theo kết quả phân tích số liệu khảo sát như đã trình bày ở phần trên, thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt về cơ bản đã đáp ứng được tiêu chuẩn ngắn gọn.
Độ dài tối đa của thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh xét theo thành tố cấu tạo là 4 thành tố. Trong đó, thuật ngữ gồm một thành tố chiếm tỉ lệ cao nhất (54,55%), chiếm tỉ lệ cao thứ hai là thuật ngữ gồm 2 thành tố (40,93%). Thuật ngữ gồm ba và bốn thành tố chiếm tỉ lệ rất nhỏ (4,50%). Giống như đơn vị từ vựng nói chung, thuật ngữ có tính chất định danh - gọi tên chính xác khái niệm, đối tượng thuộc lĩnh vực chuyên môn nhất định. Để đảm bảo gọi tên chính xác khái niệm và đối tượng, đòi hỏi thuật ngữ cần có kết cấu ngắn gọn, chặt chẽ.
Kết quả khảo sát về thành tố cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh cho thấy, hệ thuật ngữ này có cấu tạo khá ngắn gọn và chặt chẽ, mỗi thuật ngữ biểu thị một khái niệm hay một đối tượng trong lĩnh vực âm nhạc. Việc so sánh với kết quả nghiên cứu của một số công trình đã thực hiện về thuật ngữ thuộc các ngành khác nhau trong tiếng Việt cho thấy, thuật ngữ tiếng Việt có độ dài hơn xét theo thành tố cấu tạo so với thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Anh. Cụ thể, trong khi số lượng thành tố cấu tạo tối đa của thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh là 4 thì số lượng
62
thành tố cấu tạo tối đa của thuật ngữ báo chí tiếng Việt là 7, thuật ngữ du lịch tiếng Việt là 5, thuật ngữ luật sở hữu trí tuệ tiếng Việt là 7, thuật ngữ xây dựng tiếng Việt là 7 21,35, 64, 48. Sở dĩ có sự khác nhau này, một phần là do đặc điểm loại hình ngôn ngữ quy định. Trong khi “Tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập, tiếng Anh thuộc loại hình khuất chiết” 83, tr.188. Ví dụ: violinist (tiếng Anh) = nghệ sỹ đàn vi-ô-lông (tiếng Việt), downbeat (tiếng Anh) = đánh xuống phách (tiếng Việt), brace (tiếng Anh) = dấu đồng hoà (tiếng Việt), v.v…