Một số điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng Anh

Một phần của tài liệu Đối chiếu thuật ngữ âm nhạc việt anh (Trang 93 - 96)

Chương 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ ÂM NHẠC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

3.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh

3.2.5. Một số điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng Anh

thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng Anh

Thứ nhất, xét về số lượng thành tố cấu tạo, thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt dài hơn thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh. Nếu chiếu theo các tiêu chuẩn của thuật ngữ khoa học thì một trong những tiêu chuẩn quan trọng của thuật ngữ là ngắn gọn và tính ngắn gọn của thuật ngữ sẽ khiến cho thuật ngữ có khả năng truyền tải chính xác khái niệm / đối tượng hơn những thuật ngữ dài dòng. Tuy nhiên, trong trường hợp này điểm khác nhau về số lượng thành tố cấu tạo nên thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng Anh không có nghĩa là thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt không có khả năng biểu thị chính xác khái niệm / đối tượng bằng thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh. Sở dĩ có sự khác nhau về số lượng thành tố cấu tạo nên thuật ngữ giữa hai ngôn ngữ này là do đặc điểm loại hình của mỗi ngôn ngữ quy định. Trong khi đặc điểm loại hình ngôn ngữ của tiếng Việt là đơn lập, phân tích tính thì đặc điểm loại hình ngôn ngữ của tiếng Anh là hòa kết, tổng hợp tính. Ví dụ, trong khi rất nhiều khái niệm âm nhạc trong tiếng Anh được biểu thị chỉ bằng một từ đơn thì trong tiếng Việt lại được biểu thị ít nhất là bằng một từ ghép hay một cụm từ (overture = khúc dạo đầu, lutenist = nghệ sỹ đàn luýt, musicologist = nhà lí luận phê bình âm nhạc, ethnomusicologist = nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc v.v).

Thứ hai, về phương thức cấu tạo, thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh đều được tạo thành bằng phương thức ghép mà phổ biến nhất là phương thức ghép theo quan hệ chính phụ. Tuy nhiên, có sự khác nhau về trật tự của các thành tố cấu tạo thuật ngữ. Trong khi trật tự từ của các thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt là từ ghép chính phụ với thành tố chính đứng trước các thành tố phụ có chức năng cụ thể hóa, nói rõ thêm cho thành tố chính đứng sau thì trật tự từ của thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh lại ngược lại với thành tố phụ đứng trước và thành tố chính đứng sau. Ví dụ, standard instrument = nhạc cụ chuẩn mực, low-stringed instrument = nhạc cụ dây thấp, romantic music = nhạc lãng

86

mạn, compound time = nhịp kép v.v. Trong tiếng Việt cũng có một số thuật ngữ âm nhạc được cấu tạo theo trật tự từ: phụ trước, chính sau do ảnh hưởng của phương thức cấu tạo từ trong tiếng Hán. Ví dụ, đại hồ cầm, độc huyền cầm, dạ khúc, tuyệt tác phẩm v.v. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, số lượng thuật ngữ âm nhạc được cấu tạo theo trường hợp này không nhiều.

Thứ ba, nếu như trong tiếng Việt, hầu hết các thuật ngữ âm nhạc được cấu tạo bằng phương thức ghép như đã nói ở trên thì trong tiếng Anh ngoài phương thức ghép từ giống như trong tiếng Việt còn có các phương thức khác để cấu tạo nên thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh đó là phương thức thêm phụ tố (tiền tố và hậu tố), phương thức trộn từ và phương thức viết tắt. Chính phương thức thêm phụ tố, phương thức trộn từ và phương thức viết tắt đã làm tăng tính tiết kiệm ngôn ngữ cho ngôn ngữ Anh nói chung, cho hệ thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh nói riêng và là một trong những lý do khiến cho thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Anh ngắn gọn hơn thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt, giúp cho hấu hết các thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh đáp ứng tốt tiêu chuẩn ngắn gọn. Đây chính là một điểm khác biệt cần lưu ý về phương thức cấu tạo thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng Anh.

Điểm khác biệt nữa là, trong khi trong hệ thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh có sử dụng phương thức viết tắt thuật ngữ thì trong hệ thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt lại không sử dụng (Không tìm thấy thuật ngữ viết tắt nào trong 2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt được khảo sát).

Ngoài ra, về đặc điểm từ loại, kết quả khảo sát và phân tích số liệu của chúng tôi cho thấy, cả thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh đều rất phong phú về từ loại bao gồm từ đơn, từ ghép. Đối với thuật ngữ là từ đơn có thể là danh từ, động từ, tính từ. Đối với thuật ngữ là từ ghép có thể là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Đối với thuật ngữ là cụm từ có thể là cụm danh từ và cụm động từ. Đáng lưu ý là, cả trong hệ thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh, số lượng thuật ngữ là danh từ chiếm tỉ lệ áp đảo. Điều này là hoàn toàn phù hợp vì một trong những chức năng của danh từ là chức năng định danh. Đặc

87

điểm này cũng phù hợp với nhận định của M. Teresa khi tác giả viết “Trong thuật ngữ học cũng giống như trong hệ thống từ vựng nói chung, tỉ lệ thuật ngữ thuộc phạm trù ngữ pháp này hay phạm trù ngữ pháp kia khác nhau rõ rệt. Sự không cân bằng về tỉ lệ này càng đúng hơn trong ngôn ngữ chuyên ngành vì số lượng thuật ngữ chuyên ngành là danh từ chiếm tỉ lệ cao hơn so với số lượng thuật ngữ là động từ và tính từ” Dẫn theo 116, tr.87. Qua phân tích số liệu chúng tôi còn thấy, có một số thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh là trạng từ thuộc nhóm thuật ngữ được sử dụng trong tổng phổ nhạc. Điểm khác biệt nữa là, trong hệ thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh còn có số lượng thuật ngữ là từ phái sinh, được cấu tạo bằng cách thêm phụ tố.

Cuối cùng, về mô hình cấu tạo, cả trong hệ thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh số lượng thuật ngữ được cấu tạo theo mô hình gồm hai thành tố trong đó có một thành tố chính chỉ loại và một thành tố phụ có chức năng bổ trợ cho thành tố chính chiếm tỉ lệ cao nhất. Do đó, có thể nói đây là mô hình cấu tạo có khả năng sản sinh nhiều thuật ngữ âm nhạc nhất cả trong tiếng Việt và tiếng Anh. Những thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình này đảm bảo tiêu chuẩn ngắn gọn của thuật ngữ và tính hệ thống bởi từ một thuật ngữ cơ bản (thành tố chính) khi gắn thêm một đặc trưng của khái niệm / đối tượng (thành tố phụ) có thể tạo ra các thuật ngữ mới mà các nhà nghiên cứu gọi là thuật ngữ phái sinh. Điều này tạo nên tính hệ thống của hệ thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh.

Ví dụ:

Tiếng Việt Tiếng Anh

Nốt đô C

Nốt đô giáng C flat

Nốt đô giáng kép C double flat

Nốt đô thăng C sharp

Nốt đô thăng kép C double sharp

88

Số lượng thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh được cấu tạo theo các mô hình gồm bốn thành tố trở lên không nhiều trên tổng số thuật ngữ được khảo sát. Trong đó, số lượng thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt được cấu tạo theo các mô hình này lớn hơn số lượng thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh. Điều này cho thấy, thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh ngắn gọn hơn thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt. Sở dĩ có sự khác biệt này một phần do loại hình ngôn ngữ quy định: tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập, phân tích tính còn tiếng Anh thuộc ngôn ngữ hòa kêt, tổng hợp tính.

Một phần của tài liệu Đối chiếu thuật ngữ âm nhạc việt anh (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)