Đặc điểm định danh thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh

Một phần của tài liệu Đối chiếu thuật ngữ âm nhạc việt anh (Trang 113 - 123)

Chương 4: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ ÂM NHẠC VIỆT - ANH VÀ VẤN ĐỀ CHUẨN HÓA THUẬT NGỮ ÂM NHẠC TIẾNG VIỆT

4.2. Đặc điểm định danh thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh

106

âm nhạc trong mỗi ngôn ngữ này thành hai loại. Loại thứ nhất là những thuật ngữ bao gồm một thành tố được sử dụng để biểu thị các khái niệm cơ bản mang tính chất phạm trù hay chỉ loại trong lĩnh vực chuyên môn âm nhạc.

Theo kết quả khảo sát, có 794/ 2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt gồm một thành tố, chiếm 34,43% và 1258/ 2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh gồm một thành tố, chiếm 54,55%. Loại thứ hai bao gồm các thuật ngữ được tạo ra theo cách thức là trên cơ sở các thuật ngữ loại một, gắn thêm các đặc trưng của sự vật, hiện tượng, đối tượng trong lĩnh vực chuyên môn âm nhạc. Theo cơ chế hình thành như vậy các nhóm thuật ngữ thuộc loại 2 bao gồm hai thành tố trở lên. Theo kết quả khảo sát, có 1512/ 2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt thuộc loại 2, chiếm 65,54% và 1048/ 2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh, chiếm 45,43%.

Ví dụ:

Các thuật ngữ âm nhạc thuộc loại 1 trong tiếng Việt như: âm, nốt, giọng, quãng, v.v; các thuật ngữ loại 2 như âm bồi, âm chủ, âm cơ bản, âm sớm, âm át phụ, giọng cao, giọng chen, giọng cổ, giọng đầu, giọng ngực, giọng nam cao, giọng nữ, quãng âm thấp, quãng tám, quãng tam âm, quãng song song ẩn, v.v.

Các thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh loại 1 như: note, flute, v.v; các thuật ngữ loại 2 như: adjacent note (nốt kề), key note (nốt khóa), open note (nốt mở), thirty-second note (nốt móc ba), hemidemisemiquave (nốt móc bốn), long note (nốt ngân dài), repeated note (nốt nhắc lại), big flute (sáo lớn), bamboo flute (sáo trúc), gold flute (sáo vàng), silver flute (sáo bạc), v.v .

Dựa vào lí thuyết định danh đối với thuật ngữ khoa học và căn cứ vào kết quả thống kê, phân tích số liệu trên 2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và 2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh chúng tôi đã chỉ ra các mô hình định danh gắn với những đặc trưng mà người dân của hai dân tộc Việt và Anh đã lựa chọn để gọi tên các khái niệm, đối tượng trong lĩnh vực âm nhạc. Những mô hình định danh thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng Anh mà chúng tôi trình bày dưới đây là những mô hình phổ biến nhất được sử dụng để định

107

danh các thuật ngữ âm nhạc điển hình nhất, mang tính cốt lõi trong hệ thống thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh.

4.2.1. Đặc điểm định danh của thuật ngữ sử dụng trong lí thuyết âm nhạc Các đặc trưng được lựa chọn để định danh nhóm thuật ngữ thuộc phân môn lí thuyết âm nhạc được thể hiện trong các mô hình sau:

- Mô hình 1: Thuật ngữ chỉ loại âm

Tiếng Việt Tiếng Anh

Âm + tính chất Tính chất + note / tone

Trong mô hình 1 đặc trưng tính chất âm thanh được sử dụng để đặt tên các loại âm. Có 29/ 2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt chỉ loại âm được định danh bằng mô hình này, chiếm 1,26%, ví dụ, âm tự nhiên, âm thanh êm dịu, âm thanh đúng tông, âm lướt, âm nền, âm át, âm cơ bản, âm chủ đạo; có 29 thuật ngữ tiếng Anh thuộc loại này, chiếm 1,26%, ví dụ, secondary dominant (âm át phụ), key note (âm chủ), pure tone (âm tự nhiên).

- Mô hình 2: Thuật ngữ chỉ bè

Tiếng Việt Tiếng Anh

Bè + cách thức biểu diễn Hình thức biểu diễn + part

Trong mô hình 2 cách thức biểu diễn là đặc trưng được sử dụng để gọi tên các loại bè trong âm nhạc. Có 15/ 2306 đơn vị thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt được định danh theo mô hình này, chiếm 0,65%, ví dụ, bè giữa, bè trên, bè ngoài cùng; có 10/ 2306 đơn vị thuật ngữ tiếng Anh, chiếm 0,43%, ví dụ, low part (bè thấp), upper part (bè trên cùng).

- Mô hình 3: Thuật ngữ chỉ dấu nhạc

Tiếng Việt Tiếng Anh

Dấu + chức năng Chức năng + mark / sign

Thuật ngữ chỉ các loại dấu nhạc được định danh dựa vào đặc trưng chức năng. Có 24/ 2306 đơn vị thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt được định danh theo mô

108

hình này, chiếm 1,04%, ví dụ, dấu luyến, dấu nối, dấu hồi, dấu thăng, v.v; có 8 thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh được định danh theo mô hình này, chiếm 0,35%, ví dụ: phrase mark, sharp sign, flat sign, repeat sign, v.v.

- Mô hình 4: Thuật ngữ chỉ giọng hát

Tiếng Việt Tiếng Anh

Giọng + tính chất/cơ chế tạo ra âm thanh

Tính chất/ cơ chế tạo ra âm thanh + voice

Tính chất và cơ chế tạo ra âm thanh là những đặc trưng được sử dụng để đặt thuật ngữ biểu thị giọng hát. Có 36/ 2306 đơn vị thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt được định danh theo mô hình này, chiếm 1,56%, ví dụ, giọng cao, giọng cổ, giọng đầu, giọng ngực: có 22/ 2306 đơn vị thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh, chiếm 0,95%, ví dụ, artificial voice (giọng giả), clear voice (giọng trong), deep voice (giọng sâu).

- Mô hình 5: Thuật ngữ chỉ hợp âm

Tiếng Việt Tiếng Anh

Hợp âm + đặc điểm / thứ tự Đặc điểm / thứ tự + chord

Tính chất và thứ tự là đặc điểm được sử dụng để định danh các thuật ngữ chỉ hợp âm. Có 18/2306 đơn vị thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt được định danh theo mô hình này, chiếm 0,78%, ví dụ, hợp âm bắc cầu, hợp âm thứ chín, hợp âm rải; có 22/ 2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh, chiếm 1,95%, ví dụ, pasing chord (hợp âm lướt), augmented chord (hợp âm tăng).

- Mô hình 6: Thuật ngữ chỉ nốt nhạc

Tiếng Việt Tiếng Anh

Tên nốt + tính chất / chức năng Tính chất / chức năng + note

Tính chất và chức năng là đặc trưng được sử dụng để đặt tên các loại nốt trong âm nhạc. Có 92/ 2306 đơn vị thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt được định danh theo cách này, chiếm 3,99%. Ví dụ, Si giáng, Si thăng, nốt trắng, nốt tròn; có 49/

109

2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh, chiếm 2,12%. Ví dụ, low note (nốt thấp), repeated note (nốt nhắc lại), long note (nốt ngân dài), pedal note (nốt đòn bẩy).

- Mô hình 7: Thuật ngữ chỉ nhịp

Tiếng Việt Tiếng Anh

Nhịp + tính chất / thứ tự Tính chất / thứ tự + beat / time

Tính chất và thứ tự là đặc điểm được sử dụng để đặt tên các loại nhịp. Có 17/ 2306 đơn vị thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt, chiếm 0,95%, ví dụ, nhịp đôi, nhịp đơn, nhịp thứ nhất, nhịp tự do; có 15 thuật ngữ tiếng Anh, chiếm 0,65%, ví dụ, weak beat (nhịp yếu), triple time (nhịp tam phân), strong beat (nhịp mạnh).

- Mô hình 8: Thuật ngữ chỉ phong cách âm nhạc

Tiếng Việt Tiếng Anh

Phong cách + tính chất / thể loại nhạc / nguồn gốc ra đời

Tính chất / thể loại nhạc/

nguồn gốc ra đời + style Tính chất, thể loại nhạc và nguồn gốc ra đời là những đặc trưng được chọn để định danh các thuật ngữ chỉ phong cách âm nhạc. Có 17/ 2306 đơn vị thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt, chiếm 0,74%, ví dụ, phong cách đối âm, phong cách quốc tế, phong cách nhạc Jazz, phong cách nhạc Ý; có 21 thuật ngữ tiếng Anh, chiếm 0,91%, ví dụ, individual style (phong cách cá nhân), rock style (phong cách nhạc rock), bebop style (phong cách nhạc Bi-bốp), Brahams‟ style (phong cách Bra-ham).

- Mô hình 9: Thuật ngữ chỉ quãng

Tiếng Việt Tiếng Anh

Quãng + thứ tự Thứ tự + tên quãng

Đặc trưng thứ tự được sử dụng để đặt các thuật ngữ chỉ quãng nhạc. Có 31/

2306 đơn vị thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt, chiếm 1,34%, ví dụ, quãng ba, quãng bảy; có 11/ 2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh, chiếm 0,48%, ví dụ, octave (quãng tám), fifth (quãng năm), tenth (quãng mười).

110 - Mô hình 10: Thuật ngữ chỉ lối hát

Tiếng Việt Tiếng Anh

Hát + cách thức hát Hát + cách thức hát

Cách thức hát là đặc điểm được sử dụng để chỉ lối hát trong âm nhạc. Có 20/

2306 đơn vị thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt, chiếm 0,86%, ví dụ, hát đệm, hát đối âm, hát rõ, v.v…; có 13/ 2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh, chiếm 0,56%. Ví dụ, sing out of tune (hát lạc giọng), sing sharp (hát thé giọng), sing at sight (hát thị tấu).

4.2.2. Đặc điểm định danh của thuật ngữ sử dụng để biểu thị thể loại và hình thức âm nhạc

Các đặc trưng được lựa chọn để định danh nhóm thuật ngữ âm nhạc biểu thị các thể loại và hình thức âm nhạc bao gồm: thời điểm, mục đích, hình thức, địa điểm, nguồn gốc được thể hiện trong các mô hình sau:

a) Thuật ngữ được sử dụng để biểu thị sản phẩm âm nhạc - Mô hình 11:

Tiếng Việt Tiếng Anh

Bài ca / bài hát + thời điểm biểu diễn/

địa điểm biểu diễn/ mục đích biểu diễn

Thời điểm biểu diễn / địa điểm biểu diễn / mục đích biểu diễn + song Thời điểm biểu diễn, địa điểm biểu diễn và mục đích biểu diễn là những đặc trưng được sử dụng để đặt các thuật ngữ âm nhạc chỉ các thể loại bài hát. Có 58/ 2306 đơn vị thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt được định danh theo mô hình này, chiếm 2,51%, ví dụ, bài ca bình minh, bài ca tháng năm, bài hát ru con, bài hát tang lễ; có 34/ 2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh, chiếm 1,47%, ví dụ, court song (bài hát cung đình), narrative song (bài hát tự truyện), wedding song (bài hát vu quy).

- Mô hình 12:

Tiếng Việt Tiếng Anh

Tên bản nhạc + tên nhạc cụ / cách thức biểu diễn

Không có thuật ngữ âm nhạc nào trong tiếng Anh được định danh

bằng mô hình này.

111

Các thuật ngữ chỉ các bản nhạc được định danh theo tên nhạc cụ sử dụng kèm theo hoặc cách thức biểu diễn. Có 46/ 2306 đơn vị thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt, chiếm 1,99%, ví dụ, bản độc xướng, bản hòa tấu, bản thất tấu, bản công- xéc-tô cho ghi ta, bản công-xéc-tô cho dương cầm.

- Mô hình 13:

Tiếng Việt Tiếng Anh

Điệu nhạc/giai điệu + cách thức biểu diễn/địa điểm biểu diễn/nguồn gốc/mục

đich biểu diễn

Cách thức biểu diễn / địa điểm biểu diễn /mục đích biểu diễn/ nguồn

gốc + điệu nhạc / giai điệu Cách thức biểu diễn, địa điểm biểu diễn, mục đích biểu diễn và nguồn gốc là những đặc điểm được sử dụng để định danh các thuật ngữ chỉ các giai điệu trong âm nhạc. Có 59/ 2306 đơn vị thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt, chiếm 2,55%, ví dụ, giai điệu độc tấu, giai điệu đơn, điệu nhảy chúc mừng; có 54/ 2306 thuật ngữ tiếng Anh, chiếm 2,34%, ví dụ, boogie-booogie (điệu nhạc bugi-bugi), gipsy dance (điệu nhảy du mục Di-gan), triple-time dance (điệu nhảy ba nhịp).

b) Thuật ngữ được sử dụng để biểu thị thể loại âm nhạc - Mô hình 14:

Tiếng Việt Tiếng Anh

Nhạc + nguồn gốc ra đời / cách thức biểu diễn / địa điểm biểu diễn / mục đích

biểu diễn

Thể loại nhạc / nguồn gốc ra đời / cách thức biểu diễn / địa điểm biểu

diễn / mục đích biểu diễn + music Nguồn gốc ra đời, cách thức biểu diễn và mục đích biểu diễn là đặc trưng được chọn để định danh các thuật ngữ biểu thị các thể loại âm nhạc. Có 155/

2306 đơn vị thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt biểu thị thể loại âm nhạc được định danh bằng mô hình này, chiếm 6,72%, ví dụ, nhạc tế lễ, nhạc trống, nhạc thính phòng, nhạc Tàu, nhạc cổ điển; có 95/ 2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh, chiếm 4,11%, ví dụ, rock music (nhạc rock), pop music (nhạc pop), church music (nhạc nhà thờ), film music (nhạc phim), Italian music (nhạc Ý), Indian music (nhạc Ấn Độ).

112

4.2.3. Đặc điểm định danh của thuật ngữ dùng để biểu thị chủ thể tham gia vào hoạt động âm nhạc

Những đặc trưng được lựa chọn để định danh nhóm thuật ngữ âm nhạc biểu thị chủ thể tham gia vào hoạt động âm nhạc được minh họa bằng các mô hình sau:

- Mô hình 15:

Tiếng Việt Tiếng Anh

Nghệ sỹ / nhạc công + tên nhạc cụ / cách thức biểu diễn

Tên nhạc cụ /cách thức biểu diễn + musician / player

Hai đặc trưng được lựa chọn để định danh các thuật ngữ biểu thị chủ thể tham gia vào hoạt động âm nhạc, đó là tên nhạc cụ và cách thức biểu diễn. Có 73/

2306 đơn vị thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt được định danh theo mô hình này, chiếm 3,16%. Ví dụ, nghệ sỹ biễu diễn nhạc cụ dây, nghệ sỹ vỹ cầm, nhạc công đàn vi-ô-lông, nhạc công trống, nhạc công kèn cla-ri-nét, nghệ sỹ độc tấu; có 65/

2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh, chiếm 2,81%, ví dụ, rock musician (nhạc công nhạc rock), horn player (nhạc công kèn Co), oboa player (nghệ sỹ kèn Ô-boa).

4.2.4. Đặc điểm định danh của thuật ngữ sử dụng để biểu thị các loại nhạc cụ

Các đặc trưng được lựa chọn để định danh thuật ngữ âm nhạc biểu thị các loại nhạc cụ được thể hiện trong các mô hình dưới đây:

- Mô hình 16:

Tiếng Việt Tiếng Anh

Bộ / nhóm + thể loại nhạc cụ/ đặc điểm cấu tạo / cơ chế hoạt động

Thể loại nhạc cụ/ đặc điểm cấu tạo / cơ chế hoạt động + family /section / kit Trong mô hình 16, thể loại nhạc cụ, đặc điểm cấu tạo và cơ chế hoạt động là những đặc trưng được lựa chọn để định danh các thuật ngữ chỉ nhóm nhạc cụ.

Có 10/ 2306 đơn vị thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt, chiếm 0,43%, ví dụ, bộ dây,

113

bộ gõ, bộ khí màng rung; có 9/ 2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh, chiếm 0,39%, ví dụ, piano family (nhóm đàn pi-a-nô), string family (nhóm nhạc cụ dây), drum kit (bộ trống).

- Mô hình 17:

Tiếng Việt Tiếng Anh

Tên nhạc cụ + kích thước Kích thước + tên nhạc cụ Trong mô hình 17 đặc trưng kích thước được sử dụng để biểu thị tên các nhạc cụ. Có 53/ 2306 đơn vị thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt, chiếm 2,29%, ví dụ, trống cao, trống con; có 45 thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh, chiếm 1,95%, ví dụ, big drum (trống đại), medium-sized drum (trống trung), big flute (sáo to), large piano (đàn phong cầm đại).

- Mô hình 18:

Tiếng Việt Tiếng Anh

Tên nhạc cụ + nguồn gốc ra đời Nguồn gốc ra đời + tên nhạc cụ Nguồn gốc ra đời là đặc trưng được sử dụng để định danh nhạc cụ theo mô hình 18. Có 22/ 2306 đơn vị thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt, chiếm 0,95%, ví dụ, sáo Anh, sáo Đức, nhạc cụ Châu Phi; có 20/ 2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh, chiếm 0,86%, ví dụ, French horn (kèn Pháp), Wagner tuba (kèn Tu-ba Wagner), English horn (kèn Anh).

- Mô hình 19:

Tiếng Việt Tiếng Anh

Tên nhạc cụ + đặc điểm cấu tạo bên ngoài

Đặc điểm cấu tạo bên ngoài + tên nhạc cụ

Trong mô hình 19 đặc trưng đặc điểm cấu tạo bên ngoài được sử dụng để định danh các nhạc cụ. Có 35/2306 đơn vị thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt, chiếm 1,51%, ví dụ, trống tom treo, nhạc cụ hơi có lỗ bấm, kèn ô boa hình chữ U; có 27 /2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh, chiếm 1,17%, ví dụ, bowed stringed instrument (nhạc cụ dây kéo), low-stringed instrument (nhạc cụ dây thấp).

114 - Mô hình 20:

Tiếng Việt Tiếng Anh

Tên nhạc cụ + mục đích sử dụng / cơ chế hoạt động

Mục đích sử dụng / cơ chế hoạt động + tên nhạc cụ

Hai đặc trưng được lựa chọn để đặt tên nhạc cụ trong mô hình 20, đó là mục đích sử dụng và cơ chế hoạt động. Có 11/ 2306 đơn vị thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt, chiếm 0,47%, ví dụ, kèn lệnh, đàn pi-a-nô tự động, nhạc cụ đa năng;

có 13 / 2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh, chiếm 0,56%; ví dụ, electronic guitar (ghi ta điện) plucked instrument (nhạc cụ gảy), percussion instrument (nhạc cụ gõ).

- Mô hình 21:

Tiếng Việt Tiếng Anh

Tên nhạc cụ + chất liệu Chất liệu + tên nhạc cụ

Trong mô hình 21 đặc trưng chất liệu được sử dụng để định danh nhạc cụ.

Có 19/ 2306 đơn vị thuật ngữ tiếng Việt, chiếm 0,82%, ví dụ, nhạc cụ gỗ, kèn gỗ, sáo bạc, kèn đồng, kèn túi da dê; có 23/ 2306 thuật ngữ tiếng Anh, chiếm 0,99%; ví dụ, bronze instrument (nhạc cụ đồng), clay ocarina (kèn ô-ca-ri-na bằng đất sét), gold piccolo (sáo vàng), v.v.

Như vậy, qua 21 mô hình nêu trên, có thể thấy thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh được được định danh dựa trên 15 đặc trưng sau: (1) Tính chất âm thanh; (2) Cách thức biểu diễn; (3) Chức năng; (4) Cơ chế tạo ra âm; (5) Thứ tự; (6) Thể loại; (7) Nguồn gốc ra đời; (8) Thời điểm biểu diễn; (9) Địa điểm biểu diễn; (10) Mục đích biểu diễn; (11) Đặc điểm cấu tạo; (12) Cơ chế hoạt động; (13) Kích thước; (14) Mục đích sử dụng; (15) Chất liệu. Trong 15 đặc trưng dùng để định danh thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh đó, cần lưu ý tới các đặc trưng tính chất, cách thức biểu diễn, thứ tự và nguồn gốc vì chúng được sử dụng với tần số nhiều nhất.

115

Một phần của tài liệu Đối chiếu thuật ngữ âm nhạc việt anh (Trang 113 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)