Các hình thức vay mượn thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng Anh

Một phần của tài liệu Đối chiếu thuật ngữ âm nhạc việt anh (Trang 109 - 113)

Chương 4: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ ÂM NHẠC VIỆT - ANH VÀ VẤN ĐỀ CHUẨN HÓA THUẬT NGỮ ÂM NHẠC TIẾNG VIỆT

4.1. Những phương thức tạo nên thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng Anh

4.1.2. Các hình thức vay mượn thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng Anh

4.1.2.1. Sao phỏng thuật ngữ nước ngoài

Sao phỏng từ là cách dịch nghĩa đen từng yếu tố của ngôn ngữ nước ngoài sang ngôn ngữ mẹ đẻ để tạo ra từ hoặc ngữ mới. Thực tế cho thấy, hiện tượng sao phỏng không chỉ xảy ra ở phạm vi từ mà còn ở phạm vi ngữ đoạn hoặc câu.

Theo tác giả Hà Quang Năng “Sao phỏng cấu tạo từ là quá trình dùng chất liệu của tiếng Việt để cấu tạo một đơn vị từ vựng theo mô hình kết cấu của đơn vị tương ứng trong tiếng nước ngoài. Thực chất của phương thức này là dịch từng thành tố cấu tạo thuật ngữ hoặc từng từ trong thành phần cấu tạo thuật ngữ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt” [73, tr.129]. Như vậy, quá trình sao phỏng từ từ ngôn ngữ nước ngoài sang tiếng mẹ đẻ sẽ sử dụng chất liệu và trật tự cú pháp của tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, trong quá trình sao phỏng từ nhiều khi người dịch không tìm được từ trong tiếng mẹ đẻ có ý nghĩa tương đương với từ nước ngoài cần dịch và để giải quyết vấn đề này người dịch phải tạo ra từ ngữ mới trong ngôn ngữ mẹ đẻ để diễn đạt ý cần dịch. Giới ngôn ngữ học gọi quá trình này là hiện tượng sao phỏng nghĩa. Tác giả Hà Quang Năng cho rằng “Sao phỏng ý nghĩa là quá trình dịch khi người dịch không tìm được từ ngữ trong tiếng mẹ đẻ có ý

102

nghĩa tương đương với từ ngữ nước ngoài cần dịch, do đó người dịch phải tạo ra một từ ngữ khác trong ngôn ngữ của mình để diễn đạt ý nghĩa mới mẻ đó” [73, tr.129].

Trong 2306 đơn vị thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt được khảo sát có 756 thuật ngữ được hình thành bằng hình thức sao phỏng từ, chiếm 32,78%.

Ví dụ:

Tiếng Anh Tiếng Việt

music element thành tố âm nhạc

work song bài ca lao động

solo piano work tác phẩm viết cho độc tấu đàn pi-a-nô

long note nốt ngân dài

musical rhythm nhịp điệu âm nhạc

church music nhạc nhà thờ

symphonic music nhạc giao hưởng low-stringed instrument nhạc cụ dây thấp musical material chất liệu âm nhạc

Có 604/2306 đơn vị thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt được hình thành bằng cách sao phỏng ngữ nghĩa từ thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Anh, chiếm 26,19%.

Ví dụ minh họa được thể hiện trong bảng sau:

Tiếng Anh Tiếng Việt

kettledrum trống định âm

hall velocity tốc độ dội âm / tốc độ truyền âm

oratorio thanh xướng kịch

song cycle tập bài hát có cùng chủ đề

yodeling technique phương pháp hát đổi giọng trầm sang giọng kim leading note nốt nhạc thứ 7 trong âm giai

slide nốt dựa kép lướt / láy kép bắc cầu

cycle liên khúc

dynamic sign ký hiệu cường độ

103 4.1.2.2. Phiên âm thuật ngữ nước ngoài

Vay mượn thuật ngữ từ tiếng nước ngoài bằng hình thức phiên âm là cách thức sử dụng âm đọc, chữ viết tiếng Việt để ghi lại thuật ngữ dựa trên cách phát âm tiếng nước ngoài. Theo Hoàng Phê “Phiên âm là cách ghi lại cách phát âm các từ ngữ của một ngôn ngữ bằng hệ thống kí hiệu riêng hoặc bằng hệ thống chữ cái của một ngôn ngữ khác” [Dẫn theo 73, tr.137].

Kết quả khảo sát cho thấy, có 163/ 2306 thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt được vay mượn từ tiếng nước ngoài bằng hình thức phiên âm, chiếm 7,07%.

Đáng lưu ý, do chưa có sự thống nhất về cách thức phiên âm các thuật ngữ vay mượn từ nước ngoài nên dẫn đến thực tế là các thuật ngữ âm nhạc vay mượn được phiên âm từ các ngôn ngữ khác bằng nhiều cách khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là cách viết rời từng âm tiết và có dấu gạch nối giữa các âm tiết. Ngoài ra, cũng có một số thuật ngữ âm nhạc được phiên âm bằng cách viết liền các âm tiết, có thuật ngữ sử dụng dấu tiếng Việt, có thuật ngữ không sử dụng dấu. Ví dụ minh họa được thể hiện trong bảng sau:

Tiếng Anh Tiếng Việt

bagatelle khúc ba-ga-ten

arrioso ariôsô

solo whist bài uýt đánh đơn

ballet ba-lê

clarinet alto cla-ri-nét antô

koto đàn cô-tô Nhật Bản

xylophone đàn xi-lô-phôn / xilôphôn

flamenco điệu fla-men-cô

mazurka điệu nhảy ma-du-ca

4.1.2.3. Mượn nguyên dạng thuật ngữ nước ngoài

Theo kết quả khảo sát và thống kê số liệu, có 91/ 2306 đơn vị thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt được vay mượn từ nước ngoài theo cách viết nguyên dạng, chiếm 3,95%. Ví dụ minh họa được thể hiện trong bảng sau:

104

Tiếng Anh Tiếng Việt

rock rock

jazz jazz

fan fan

sonate sonate

pop pop

rap rap

cantata cantata

vibraphone vibraphone

jig jig

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, sự giao lưu trao đổi giữa các quốc gia trên mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực âm nhạc diễn ra một cách thường xuyên. Do đó, xu hướng vay mượn nguyên dạng thuật ngữ khoa học ngày càng nhiều. Việc vay mượn nguyên dạng thuật ngữ một mặt giải quyết được thực trạng không tìm được từ tương đương trong tiếng Việt để truyền tải hết phần nội dung biểu hiện của thuật ngữ nước ngoài. Mặt khác, việc mượn nguyên dạng thuật ngữ âm nhạc từ tiếng nước ngoài sẽ tạo thuận lợi cho công tác trao đổi, giao lưu và quảng bá âm nhạc Việt Nam với bạn bè quốc tế một cách thuận tiện, đảm bảo việc hiểu chính xác khái niệm khoa học và không gây thất thoát thông tin trong quá trình chuyển dịch.

4.1.2.4. Mượn thuật ngữ của các ngành khoa học khác

Ngoài việc vay mượn thuật ngữ âm nhạc từ nước ngoài, một số thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt được hình thành bằng cách vay mượn từ thuật ngữ của các ngành khoa học khác, cụ thể như sau:

Mượn thuật ngữ của ngành ngôn ngữ học có 4/ 2306 đơn vị thuật ngữ chiếm 0,17%, ví dụ: câu nhạc, đoạn nhạc, âm tiết tính.

Mượn thuật ngữ của ngành văn học có 17/ 2306 đơn vị thuật ngữ, chiếm 0,73%, ví dụ: tác phẩm, bản thảo, bố cục.

105

Mượn thuật ngữ của ngành sân khấu có 13/ 2306 đơn vị thuật ngữ, chiếm 0,56%. Ví dụ: trình diễn, vai diễn, vai nam.

Mượn thuật ngữ ngành vật lý có 3/ 2306 đơn vị thuật ngữ, chiếm 0,13%, ví dụ: cường độ, cộng hưởng, trường độ.

Mượn thuật ngữ của ngành toán học có 2/ 2306 đơn vị thuật ngữ, chiếm 0,08%, ví dụ: thanh tam giác.

Trong hệ thống thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh cũng có một số lượng nhất định thuật ngữ được vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Nếu như các thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt được vay mượn theo các phương thức sao phỏng, phiên âm và mượn nguyên dạng như đã để cập ở trên thì trong tiếng Anh các thuật ngữ âm nhạc được vay mượn chỉ bằng cách giữ nguyên dạng. Có 258/ 2306 đơn vị thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh, chiếm 11,18% được mượn nguyên dạng từ các ngôn ngữ khác nhau như Pháp, Ý, Đức, Nhật Bản, Ba Lan, Trung Quốc v.v. Ví dụ minh họa được thể hiện trong bảng sau:

Nguồn gốc vay mượn Tiếng Anh

Tiếng Ý: tremolando, tremolo, toccata … tremolando, tremolo, toccata, … Tiếng Pháp: treble clef, series, refrain … treble clef, series, refrain, … Tiếng Nhật: shakuhachi, shamisen, koto, … shakuhachi, shamisen , koto, … Tiếng Đức: quintet, quartet, linear,

leitmotif , …

quintet, quartet, linear, leitmotif, …

Tiếng Hylạp: symphony, polyphony, phrygian …

symphony, polyphony, … phrygian, …

Tiếng Ba Lan: mazurka mazurka, …

Tiếng La Tinh: fuga fuga, …

Tiếng Nga: balalaika balalaika, …

Một phần của tài liệu Đối chiếu thuật ngữ âm nhạc việt anh (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)