Vài nét về ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Những vấn đề cơ bản về thanh khoản của ngân hàng thương mại

1.1.1. Vài nét về ngân hàng thương mại

1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại

NHTM ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Khái niệm NHTM ở các cách tiếp cận khác nhau, thời điểm khác nhau đã có nhiều thay đổi. Cụ thể:

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Mùi [32]: “NHTM là doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng - Một tổ chức cung ứng vốn chủ yếu và hữu hiệu của nền kinh tế”.

Theo PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn [31]: “NHTM là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các loại hình doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi hoạt kỳ, tiền gửi định kỳ, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đồng thời sử dụng số vốn huy động được để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên”.

Theo Luật các TCTD năm 2010 [39]: “NHTM là loại hình TCTD được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các TCTD và các quy định khác của pháp luật". Trong đó, hoạt động ngân hàng bao gồm: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Cụ thể:

- Hoạt động nhận tiền gửi: hoạt động này gắn liền với việc tạo lập nguồn vốn quan trọng nhất của NHTM, do đó nó được ngân hàng thực hiện thường xuyên bằng việc cung cấp rất nhiều sản phẩm tiền gửi đa dạng, phong phú.

- Hoạt động tín dụng: tín dụng là hoạt động kinh doanh đặc trƣng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ở phần lớn các NHTM nhƣng lại là tài sản có tính thanh khoản rất thấp và mức độ rủi ro cao. Do đó, khi cấp tín dụng, ngân hàng phải đảm bảo đạt lợi nhuận cao nhất với mức độ rủi ro có thể chấp nhận đƣợc. Ngày nay,

các ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng bằng tiền hoặc bằng tài sản với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; bao gồm: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và cho thuê tài chính. Trong đó, dịch vụ cho vay đƣợc xem là dịch vụ sinh lời chủ yếu của các NHTM.

- Dịch vụ thanh toán: ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ thông qua nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thuận lợi và đƣợc chuẩn hóa. Ngoài ra, các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua NHTW hoặc trung tâm thanh toán. Dịch vụ thanh toán ngày càng mang lại nguồn thu nhập lớn cho các NHTM và đã biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế.

Có thể thấy, mặc dù các khái niệm về NHTM không hoàn toàn đồng nhất, song các khái niệm đều đề cập đến những nội dung cơ bản: (i) là một tổ chức trung gian tài chính; (ii) hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận; (iii) cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, trong đó 3 dịch vụ đặc thù là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán.

Nhƣ vậy, có thể hiểu: NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ với hoạt động cơ bản và thường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân, trong đó có dịch vụ thanh toán.

So với các trung gian tài chính khác, NHTM luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng: (i) Cung ứng các dịch vụ ngân hàng đa dạng; (ii) là cầu nối quan trọng giữa cung và cầu về vốn, đặc biệt tại các nền kinh tế đang phát triển, NHTM vẫn là kênh chủ yếu thu hút và cung cấp vốn cho nền kinh tế; (iii) là một chủ thể quan trọng truyền dẫn chính sách tiền tệ của NHTW: Để thực thi chính sách tiền tệ, NHTW phải sử dụng các công cụ như lãi suất tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc, thị trường mở… tác động đến cung tiền, cuối cùng là tác động đến lạm phát. Bên cạnh đó, tiền gửi tại NHTM là bộ phận cơ bản cấu thành cung tiền trong nền kinh tế. Do đó, cung tiền có thể đƣợc điều chỉnh thông qua điều chỉnh tiền gửi của hệ thống ngân hàng.

Vì vậy, chính sách tiền tệ của NHTW có thể đƣợc chuyển tải đến nền kinh tế thông qua hệ thống các ngân hàng.

1.1.1.2. Đặc điểm kinh doanh của ngân hàng thương mại

So với các doanh nghiệp hoạt động các lĩnh vực khác, kinh doanh ngân hàng có những đặc điểm cơ bản:

Thứ nhất, đối tƣợng kinh doanh của NHTM là tiền tệ.

Tiền tệ là một đối tƣợng kinh doanh đặc biệt. Giá trị của tiền tệ rất dễ biến động khi có sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Khi có sự thay đổi cơ chế chính sách của nhà nước, sự biến động các yếu tố vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tỷ giá hoặc có sự biến động nền kinh tế, chính trị, xã hội đều tác động nhất định đến giá trị đồng tiền. Vì vậy, với đối tƣợng kinh doanh là tiền tệ, ngân hàng luôn đối mặt với rủi ro khi có bất kỳ sự biến động nào của môi trường kinh doanh.

Thứ hai, sản phẩm kinh doanh của NHTM mang tính tương đồng, dễ bắt chước và gắn với yếu tố thời gian.

Các sản phẩm, dịch vụ mà NHTM cung cấp cho khách hàng rất đa dạng.

Nhưng phần lớn các sản phẩm của các ngân hàng lại khá tương đồng, dễ bắt chước.

Khi một NHTM có một sản phẩm mới mang tính khác biệt trên thị trường thì sản phẩm đó nhanh chóng trở nên đại trà vì các ngân hàng khác có thể triển khai sản phẩm tương tự. Mặt khác, tiền tệ luôn gắn với yếu tố thời gian nên thời gian chính là yếu tố quan trọng thực hiện giá trị của sản phẩm và quyết định giá cả của sản phẩm.

Thứ ba, vốn kinh doanh của ngân hàng chủ yếu huy động từ bên ngoài, tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp ở các lĩnh vực kinh doanh khác.

Do hoạt động chủ yếu và thường xuyên của NHTM là huy động vốn để cho vay, đầu tƣ nên vốn kinh doanh chủ yếu của NHTM dựa vào vốn bên ngoài, tỷ trọng vốn tự có rất thấp (thường dưới 10%). Đặc điểm về cơ cấu vốn đã tạo ra đòn bẩy tài chính của NHTM cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác. Vì vậy hoạt động ngân hàng luôn đối mặt với rủi ro tài chính cao hơn các lĩnh vực khác.

Thứ tư, hoạt động kinh doanh của ngân hàng tác động đến mọi mặt của nền kinh tế quốc dân.

Với đặc điểm là một trung gian tài chính cung ứng 3 nhóm dịch vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán, hoạt động của NHTM

tác động đến mọi mặt của nền kinh tế quốc dân và bộ phận lớn dân cƣ. Hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế quốc dân cho dù là cá nhân hay tổ chức kinh tế ít nhiều đều sử dụng dịch vụ ngân hàng. Vì vậy một sự thay đổi nhỏ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể tác động nhất định đến lợi ích của các cá nhân, các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Trong trường hợp những thay đổi đó tác động mạnh đến toàn bộ nền kinh tế có thể gây suy thoái kinh tế hoặc khủng hoảng kinh tế.

Thứ năm, các nghiệp vụ kinh doanh của các NHTM có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Các NHTM nói riêng và TCTD nói chung có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua các hoạt động liên quan nhƣ gửi tiền, cho vay… Vì vậy khi một ngân hàng có khó khăn trong hoạt động kinh doanh tùy mức độ có thể tác động xấu đến các NHTM khác. Các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới đã chỉ ra rằng một ngân hàng phá sản có thể kéo theo sự phá sản của cả hệ thống NHTM và khủng hoảng hệ thống tài chính.

Thứ sáu, hoạt động kinh doanh của NHTM dựa trên chữ “tín”.

Thực tiễn hoạt động ngân hàng cho thấy, chỉ khi ngân hàng chiếm đƣợc lòng tin của khách hàng thì mới giữ chân và thu hút khách hàng đến với mình. Chính vì vậy, trong mọi trường hợp, việc giữ chữ “tín” luôn là vấn đề sống còn đối với ngân hàng. Nếu một ngân hàng bị mất chữ “tín”, khách hàng chuyển tiền gửi sang ngân hàng có uy tín tốt hơn, hậu quả là ngân hàng sẽ khó khăn trong huy động vốn, cho vay và sụt giảm thu nhập. Tồi tệ hơn nếu khách hàng rút tiền ồ ạt, ngân hàng có thể phá sản.

Những đặc điểm riêng có trong hoạt động kinh doanh của NHTM cho thấy rủi ro trong kinh doanh ngân hàng rất đa dạng, phức tạp, nguy cơ phát sinh luôn tiềm ẩn trọng mọi hoạt động của ngân hàng. Rủi ro xảy ra có thể để lại hậu quả nặng nề cho bản thân ngân hàng và nền kinh tế quốc dân. Chính vì điều này, hoạt động ngân hàng luôn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan giám sát ngân hàng và luôn phải đảm bảo những giới hạn an toàn để hạn chế rủi ro cho mỗi ngân hàng và rủi ro hệ thống.

Một phần của tài liệu Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)