CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Quản trị thanh khoản của ngân hàng thương mại
1.2.3. Nội dung quản trị thanh khoản
1.2.3.5. Qui trình và thủ tục quản trị thanh khoản
Nhận diện vị thế thanh khoản là quá trình đƣợc thực hiện liên tục, có hệ thống nhằm xác định vị thế thanh khoản hiện tại và trong tương lai của NHTM.
Để nhận diện vị thế thanh khoản, ngân hàng cần theo dõi các nguồn, các nguyên nhân có thể tác động đến cung, cầu thanh khoản ở hiện tại và trong tương lai. Các dấu hiệu cho thấy sự biến đổi cấu trúc của bảng cân đối kế toán, các hoạt động ngoại bảng, đặc điểm và khả năng phát sinh các rủi ro khác trong hoạt động kinh doanh ngân hàng phải đƣợc ngân hàng chú trọng xem xét để nhận diện đúng vị thế thanh khoản của ngân hàng. Hiện nay, phần lớn các NHTM trên thế giới, đặc biệt là NHTM tại các nền kinh tế phát triển, việc nhận diện vị thế thanh khoản nói chung và RRTK nói riêng của NHTM đƣợc thực hiện qua 2 kênh:
Thứ nhất, nhận diện thông qua bộ chỉ số cảnh báo sớm
Trong bộ “nguyên tắc quản trị RRTK lành mạnh” (2010), Ủy ban Basel đề xuất các NHTM nên xây dựng bộ chỉ số cảnh báo sớm RRTK nhằm nhận diện sớm các vấn đề về thanh khoản của ngân hàng. Các chỉ số cảnh báo sớm thường bao gồm (không giới hạn):
- Tốc độ tăng trưởng tài sản.
- Sự gia tăng nhu cầu rút tiền gửi.
- Sự gia tăng mức độ tập trung tài sản, nguồn vốn.
- Sự gia tăng trạng thái các loại tiền tệ.
- Sự suy giảm kỳ hạn bình quân của tài sản nợ.
- Sự lặp lại các sự cố hoặc vi phạm giới hạn theo qui định pháp luật hoặc qui định nội bộ.
- Xu hướng tiêu cực, rủi ro tăng cao có liên quan đến dòng sản phẩm cụ thể của ngân hàng.
- Suy giảm thu nhập, chất lƣợng tài sản, xấu đi về tài chính, giảm hạng tín dụng của ngân hàng.
- Chi phí vay nợ tăng, giá cổ phiếu của ngân hàng giảm.
- Khó khăn trong tiếp cận các khoản vay, đối tác yêu cầu các ràng buộc chặt chẽ hơn, nhất là vay dài hạn.
- Các đối tác giảm/ loại bỏ quan hệ giao dịch với ngân hàng.
Các chỉ số cảnh báo sớm khác nhau có tầm quan trọng khác nhau, thể hiện mức độ nghiêm trọng khác nhau. Do đó, các chỉ số cảnh báo sớm phải đƣợc sắp xếp theo nhóm căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của từng nhóm chỉ số. Thông thường các nhóm trên đƣợc sắp xếp mức độ nghiêm trọng nhƣ sau:
Bảng 1.1. Mức độ nghiêm trọng của các chỉ số cảnh bảo sớm
Trung bình Cao Đáng quan tâm
- Kinh tế đi xuống - Tập trung vào tài sản hoặc nợ
- Giảm thu nhập - Các mức chênh lệch giá lớn hơn ở các thị trường thứ cấp
- Chi phí tài trợ nói chung cao hơn
- Rớt hạng đánh giá AA - Rớt giá cổ phiếu - Giảm giao dịch
- Quy mô trên mỗi giao dịch tài trợ giảm
- Gia tăng rút tiền trước hạn
- Thu nhập giảm đáng kể - Tăng nhanh tài sản đƣợc tài trợ không ổn định - Thị trường suy giảm thường xuyên
- Các nhà cung cấp nhạy
- Các tin đồn về rắc rối có liên quan đến uy tín
- Rớt hạng A - Ngƣng giao dịch
- Các đối tác kinh doanh từ chối các kỳ hạn dài hoặc từ chối cho vay không đảm bảo - Khách hàng yêu cầu thông tin có liên quan đến tình trạng của ngân hàng
- Các nhà môi giới/ các nhà đầu tƣ ngại thể hiện tên tuổi - Sự gia tăng mạnh mẽ mức
cảm với xếp hạng rút lui một cách bất ngờ
- Giảm chất lƣợng tài sản - Khách hàng giảm lƣợng tiền gửi hoặc rút ngắn kỳ hạn gửi
chênh lệch giá của ngân hàng trên thị trường thứ cấp
- Các chi phí tài trợ trên thị trường dành cho ngân hàng cao hơn
- Các yêu cầu thế chấp ngoại lệ
- Mức thua lỗ quá lớn đƣợc công bố
- Tăng mạnh về lƣợng tiền rút trước hạn
(Nguồn: [40])
Thứ hai, sử dụng công cụ kiểm tra sức chịu đựng rủi ro (stress-testing) để nhận diện NLP trong tương lai.
Trong các tình huống căng thẳng, cung - cầu thanh khoản có thể biến động mạnh và gây ra RRTK. Vì vậy, việc sử dụng stress testing nhằm xây dựng các giả định, các kịch bản căng thẳng để xác định sự biến đổi cung - cầu thanh khoản trong các tình huống đó, từ đó nhận diện sớm các vấn đề thanh khoản, giúp cho ngân hàng có thể có biện pháp để đáp ứng nhanh chóng và có hiệu quả, đồng thời hướng dẫn ngân hàng lập kế hoạch quản lý khủng hoảng và xác định độ lớn của đệm thanh khoản nên được duy trì. Stress testing thường dựa trên các dự báo dòng tiền của ngân hàng. Các giả định dòng tiền thường được sử dụng kết hợp trong stress testing gồm:
- Hành vi của khách hàng (rút tiền gửi sớm, gia hạn/ hết các khoản vay, trả trước các khoản vay).
- Tính thời vụ.
Stress testing đánh giá từ kịch bản căng thẳng thấp nhất đến các kịch bản căng thẳng nghiêm trọng và kết quả kiểm tra cần đƣợc thông báo với HĐQT. Độ lớn và tần suất stress testing phải tương xứng với sự phức tạp của ngân hàng và mức độ có khả năng xảy ra RRTK của ngân hàng đó.
b. Đo lường thanh khoản
Đo lường thanh khoản là quá trình sử dụng các công cụ, các kỹ thuật và phương pháp để xác định chính xác mức độ thừa/thiếu thanh khoản của ngân hàng.
Xét về bản chất, đo lường thanh khoản là việc xác định trạng thái thanh khoản ròng, hay nói cách khác là khả năng đáp ứng cầu thanh khoản của ngân hàng.
Hiện nay, để đo lường thanh khoản, các NHTM thường sử dụng các phương pháp chủ yếu:
* Phương pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản (Phương pháp đo lường thanh khoản tĩnh)
Với phương pháp này, ngân hàng có thể sử dụng các chỉ số tài chính hay các chỉ số thanh khoản thông dụng và so sánh với các chỉ số bình quân của ngành hoặc các chỉ số thanh khoản an toàn đƣợc quy định để đánh giá trạng thái thanh khoản của mình.
Một số chỉ số thanh khoản cơ bản có thể đƣợc sử dụng gồm:
(1) Tỷ lệ khả năng chi trả Tỷ lệ khả năng chi trả
(Tỷ lệ dự trữ thanh khoản) = Tài sản có tính thanh khoản cao
x 100%
Tổng Nợ phải trả
Đây là chỉ tiêu phản ánh trạng thái thanh khoản ngắn hạn của ngân hàng.
Nếu chỉ số này càng cao thì khả năng thanh khoản ngắn hạn của ngân hàng càng cao và ngƣợc lại.
Để đảm bảo khả năng chi trả, ngân hàng phải xác định khả năng thanh toán cho từng khoảng thời gian khác nhau nhƣ: trong ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng… Vì vậy, hàng ngày, ngân hàng phải lập bảng dòng tiền vào, dòng tiền ra tại thời điểm cuối ngày làm việc để theo dõi, quản lý tỷ lệ khả năng chi trả.
(2) Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR)
LDR = Tổng dƣ nợ
x 100%
Tổng tiền gửi
Tín dụng tăng trưởng nhanh trong khi nguồn vốn huy động tăng trưởng chậm hơn có thể làm ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản. Vì thế, khi LDR càng cao, thì nguy cơ ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản càng nhiều.
(3) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử
dụng để cho vay trung, dài hạn = Dƣ nợ cho vay trung dài hạn
x 100%
Nguồn vốn ngắn hạn
Trong đó: Dƣ nợ cho vay trung dài hạn = Tổng dƣ nợ cho vay trung dài hạn – Tổng nguồn vốn trung dài hạn.
Việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn đề cho vay trung dài hạn quá lớn sẽ dẫn đến nguy cơ mất cân bằng về kỳ hạn giữa việc huy động và sử dụng vốn. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng yếu và ngƣợc lại.
(4) Chỉ số trạng thái tiền mặt Chỉ số trạng thái
tiền mặt = Tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác
x 100%
Tổng tài sản
Tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất nhƣng không/ hầu nhƣ không sinh lời. Chỉ tiêu này cao cho thấy ngân hàng có khả năng đáp ứng tốt các nhu cầu tiền mặt tức thời nhƣng nếu quá cao thì làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Theo khuyến nghị của Ủy ban Basel (năm 2000), chỉ tiêu này dao động ở mức 2-3% là hợp lí.
(5) Chỉ số đầu tư chứng khoán và chỉ số chứng khoán thanh khoản Chỉ số đầu tƣ chứng khoán = Đầu tƣ chứng khoán / Tổng tài sản
Trong đó, đầu tƣ chứng khoán bao gồm chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán, chứng khoán đầu tƣ giữ đến ngày đáo hạn, công cụ phái sinh và các tài sản tài chính khác. Chỉ số này phản ánh nguồn dự trữ thứ cấp rất an toàn và có khả năng sinh lời của ngân hàng.
Để đánh giá chính xác hơn khả năng thanh khoản của NHTM, chỉ số chứng khoán thanh khoản cũng thường được sử dụng.
Chỉ số chứng khoán
thanh khoản = Chứng khoán thanh khoản
x 100%
Tổng tài sản
Trong đó, chứng khoản thanh khoản bao gồm các trái phiếu và tín phiếu kho bạc - là những chứng khoán có độ thanh khoản cao nhất. Vì vậy, chỉ số chứng
khoán thanh khoản càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Theo khuyến nghị của Ủy ban Basel (năm 2000), các ngân hàng cần duy trì chỉ tiêu này ở mức tối thiểu 4% để đảm bảo khả năng thanh khoản.
(6) Chỉ số năng lực cho vay = Dư nợ/ tổng tài sản.
Cho vay là những tài sản có tính thanh khoản rất thấp của ngân hàng. Việc ngân hàng duy trì tỷ lệ này cao có thể đem đến khả năng sinh lời tốt nhƣng khả năng thanh khoản thấp cho ngân hàng, đặc biệt tiềm ẩn RRTK khi chất lƣợng dƣ nợ không tốt. Do đó, các ngân hàng cần duy trì tỷ lệ này hợp lý nhằm đảm bảo hài hòa khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản.
(7) Tỷ lệ bảo đảm thanh khoản (Liquidity Coverage Ratio - LCR)
Đây là thước đo được Ủy ban Basel đề xuất năm 2010 trong Hiệp ước Basel 3. Chỉ số này đo lường khả năng duy trì tài sản thanh khoản để đáp ứng cầu thanh khoản thanh khoản của ngân hàng trong 30 ngày.
LCR = Giá trị tài sản thanh khoản cao
x 100%
Tổng dòng tiền ròng trong 30 ngày tiếp theo
Giá trị tài sản thanh khoản cao: bao gồm tiền mặt và các tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt trong ngắn hạn.
Dòng tiền ròng trong 30 ngày tiếp theo: chênh lệch giữa dòng tiền ra của 30 ngày liên tiếp kể từ ngày hôm sau và dòng tiền vào của 30 ngày liên tiếp kể từ ngày hôm sau.
Trong đó, giá trị tài sản thanh khoản cao, dòng tiền ròng trong 30 ngày tiếp theo đƣợc xác định trên cơ sở có tính đến các kịch bản căng thẳng, ít nhất (không giới hạn) bao gồm:
- Ngân hàng bị hạ 3 bậc tín nhiệm.
- Giảm đáng kể các khoản tiền gửi bán lẻ.
- Mất một phần đáng kể các khoản tài trợ không bảo đảm hoặc tài trợ có bảo đảm.
- Giảm đáng kể các giao dịch tài chính ngắn hạn, các tài sản có tính thanh khoản cao.
- Sự biến động của thị trường làm thay đổi đáng kể vị thế các giao dịch phái sinh, chất lƣợng tài sản tài chính.
- Sự rút lui đột ngột các cam kết của các tổ chức đối với các khoản tín dụng, các khoản tài trợ thanh khoản.
Chỉ số này đƣợc đề xuất trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm xử lý thanh khoản của các NHTM trong khủng hoảng ngân hàng giai đoạn 2007 - 2012. Theo Ủy ban Basel, NHTM cần duy trì LCR tối thiểu 100% sẽ đảm bảo cho các NHTM đủ “sống sót” trong 30 ngày kể cả trong tình huống xấu nhất và đủ thời gian để các NHTM xử lý các vấn đề thanh khoản phát sinh.
(8) Tỷ lệ tài trợ ổn định ròng (Net Stable Funding Ratio - NSFR)
NSFR cũng đƣợc Ủy ban Basel đề xuất trong Hiệp ƣớc Basel 3. NSFR sử dụng để đo lường khả năng bù đắp thanh khoản của ngân hàng trong 1 năm.
NSFR = Cung thanh khoản ổn định
x 100%
Cầu thanh khoản ổn định
Cung thanh khoản ổn định bao gồm các khoản vốn tự có và nợ phải trả có kỳ hạn còn lại ≥ 1 năm: giá trị vốn tự có; giá trị cổ phiếu ƣu đãi có kỳ hạn ít nhất 1 năm; các khoản nợ có thời gian đáo hạn còn lại ít nhất 1 năm; tỷ trọng nhất định các khoản tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn còn lại ít hơn 1 năm nhƣng đƣợc kỳ vọng gửi lại ngân hàng từ 1 năm trở lên (cả trong tình huống căng thẳng).
Cung thanh khoản ổn định = tổng khối lƣợng vốn hoặc nợ từng loại x trọng số cung thanh khoản ổn định.
Cầu thanh khoản ổn định bao gồm: các nhu cầu thanh toán trong 1 năm bao gồm nhu cầu vốn cho tài sản và các cam kết ngoại bảng.
Cầu thanh khoản ổn định = Tổng giá trị từng loại tài sản x trọng số cầu thanh khoản ổn định từng loại tài sản
Trọng số cầu thanh khoản căn cứ vào thời gian đáo hạn, chất lƣợng tài sản và tính thanh khoản của tài sản.
Các thông số đƣợc tính toán trên cơ sở đã xét đến các tình huống căng thẳng có thể phát sinh trong 1 năm. Theo Ủy ban Basel, các tình huống căng thẳng phải bao gồm (không giới hạn):
- Sự suy giảm đáng kể lợi nhuận, xuất hiện nguy cơ mất thanh khoản do phát sinh các rủi ro trong kinh doanh (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động)
- Sự suy giảm đáng kể hạn tín nhiệm của ngân hàng do các công ty xếp hạng quốc gia công bố.
- Xảy ra các sự kiện làm suy giảm đáng kể chất lƣợng tín dụng hoặc uy tín của ngân hàng.
Ủy ban Basel đề xuất các ngân hàng nên duy trì NFSR ≥ 100% để đảm bảo thanh khoản trong kỳ hạn 1 năm đã tính đến các cú sốc, các tình huống bất lợi cho thanh khoản của ngân hàng. So với chỉ số LCR, việc sử dụng chỉ số NFSR còn nhiều tranh cãi vì việc đo lường bằng chỉ số này đã không tính đến vai trò của thị trường tài chính thứ cấp trong việc cung cấp thanh khoản cho ngân hàng. Tuy nhiên kiểm soát bằng chỉ số này cho phép các ngân hàng kiểm soát tốt hơn mức độ hoán chuyển nguồn. Nghĩa là khi đảm bảo đƣợc tỷ lệ này, các ngân hàng sẽ hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào nguồn vốn ngắn hạn từ các kênh huy động vốn chính.
Để tăng tính chính xác khi sử dụng phương pháp này thì các chỉ số thanh khoản của mỗi ngân hàng phải được đánh giá trên cơ sở so sánh với các chỉ số của các ngân hàng có quy mô, đặc điểm tương tự và hoạt động trong cùng một môi trường.
* Phương pháp thang đáo hạn (Phương pháp đo lường thanh khoản động) Đây là phương pháp QTTK bằng cách dự đoán cung cầu thanh khoản, dự đoán khe hở thanh khoản, từ đó đƣa ra chính sách QTTK.
Với phương pháp này, ngân hàng sử dụng công cụ thang đáo hạn để phân tích các dòng tiền vào và dòng tiền ra tính đến thời điểm nhất định trong tương lai theo các dải kì hạn khác nhau, từ đó cho phép nhà quản trị có thể quyết định mức tài sản thanh khoản cần dự trữ để đáp ứng nhu cầu dòng tiền ra trong một khoảng thời gian nhất định trong tương lai.
- Thang đáo hạn (Maturity Ladder)
Đây là thước đo thanh khoản do Ủy ban Basel đề xuất trong Basel 3. Thang đáo hạn đo lường sự chênh lệch dòng tiền ra và dòng tiền vào trong mỗi ngày hoặc trong một thời kỳ nhất định, qua đó để xác định đƣợc các NLP và trạng thái thanh khoản tích luỹ cho một thời kỳ của một ngân hàng.
Tùy vào mục tiêu quản lý, ngân hàng có thể đo lường thang đáo hạn cho các kỳ hạn khác nhau: 1 ngày, 2 ngày, 15 ngày, 30 ngày…. Trong đó:
Chênh lệch dòng tiền = Dòng tiền vào - Dòng tiền ra
Dòng tiền vào bao gồm: Giá trị tài sản đáo hạn; thu lãi tiền gửi, tiền vay; tiền thu bán tài sản; các dòng tiền vào khác.
Dòng tiền ra bao gồm: giá trị các khoản tiền gửi, tiền vay đến hạn; trả lãi tiền gửi, tiền vay; thanh toán GTCG đến hạn; các nghĩa vụ thanh toán đến hạn khác.
Ví dụ về xác định NLP theo phương pháp thanh đáo hạn được lập theo kì hạn danh nghĩa của hợp đồng được mô tả trong bảng dưới đây:
Bảng 1.2. Trạng thái thanh khoản ròng của NHTM
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 1 ngày 1 tháng 3 tháng
Luống tiền vào - Tài sản có đến hạn
- Bán các tài sản có đến hạn - Nhận tiền gửi mới
- Đi vay mới
- Thu phí, thu lãi, thu khác Tổng luồng tiền vào
15 17 20 17 10 79
145 245 195 95 45 725
1400 3900 1900 650 300 8150 Luồng tiền ra
- Tài sản nợ đến hạn - Giải ngân các HĐTD - Chi trả lãi
- Luồng tiền ra khác Tổng luồng tiền ra
Trạng thái thanh khoản ròng Trạng thái thanh khoản tích lũy
35 15 11 9 70
9
485 245 45
4 779 (54) (45)
4550 2650 410
90 7700
450 405 Bảng 1.2 cho thấy: trong ngày, ngân hàng có thặng dƣ thanh khoản là 9 tỷ đồng nhƣng ngay từ bây giờ ngân hàng phải có kế hoạch để bù đắp thiếu hụt thanh khoản tích lũy trong tháng là 45 tỷ đồng, đồng thời tìm kiếm các cơ hội đầu tƣ để sử dụng hiệu quả thặng dƣ thanh khoản tích lũy là 405 tỷ đồng.