Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 125 - 129)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.4. Đánh giá thực trạng quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

a. Hoạt động KT - KSNB còn kém hiệu quả

Hàng năm, Ban KT - KSNB tại Trụ sở chính đều xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát toàn diện hoặc kiểm tra theo từng chuyên đề đối với từng đơn vị trong hệ thống. Việc kiểm tra, kiểm soát có thể diễn ra thường xuyên, hay theo chu kỳ hay đột xuất tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động của từng đơn vị, từng chuyên môn nghiệp vụ; qua đó để phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý các vấn đề thanh khoản nảy sinh. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của NCS tại chi nhánh của Agribank

có 56,4% số phiếu cho rằng kiểm tra, kiểm soát tại chi nhánh thực hiện thông qua hình thức trực tiếp theo định kỳ (Phụ lục 2.3) và có 46,4% số phiếu cho rằng hoạt động KT - KSNB là không hiệu quả. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả QTTK tại Agribank.

b. Trình độ và nhận thức về quản trị thanh khoản của Agribank còn chưa tốt

Agribank là NHTM có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch lớn nhất tại Việt Nam với đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động lớn (gần 40.000 người) nhƣng trình độ không đồng đều. Trong đó một lƣợng khá lớn nhân sự tại các chi nhánh/ phòng giao dịch ở các vùng sâu, vùng xa trình độ còn yếu, ý thức tuân thủ quy định, quy chế khi thực hiện các nghiệp vụ còn hạn chế làm ảnh hưởng đến QTTK tại đơn vị. Điều này thể hiện khá rõ qua: Kết quả khảo sát của NCS tại chi nhánh của Agribank (Phụ lục 2.3) có 54,1% số phiếu cho rằng trình độ chuyên môn của cán bộ là trung bình và kém. Kết quả khảo sát của NCS đối với khách hàng cá nhân (Phụ lục 2.4) có 36,8% số phiếu cho rằng đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Agribank là không tốt và rất không tốt.

c. Hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản trị thanh khoản còn nhiều bất cập

Agribank đang nỗ lực dần nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu thông qua các dự án hiện đại hóa công nghệ. Ngân hàng đã triển khai thành công phần mềm quản lý IPCAS cho phép dữ liệu toàn ngân hàng đƣợc xử lý tập trung, Trụ sở chính và các Chi nhánh khai thác số liệu trực tuyến hằng ngày phục vụ công tác quản trị, điều hành. Với hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng, phức tạp thì hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung tại Trụ sở chính sẽ giúp công tác huy động vốn và sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả cao hơn, cân đối nguồn vốn toàn hệ thống diễn ra tốt hơn tạo điều kiện cho QTTK của ngân hàng thuận lợi. Đặc biệt vào năm 2009, Agribank đã hoàn thành chuyển đổi hệ thống IPCAS sang phiên bản mới, ngoài các module nghiệp vụ, Agribank đã bổ sung 2 module mới là thông tin quản lí (MIS) và quản trị nội bộ (GA). Tuy nhiên, hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ QTTK của ngân hàng vẫn còn một số bất cập sau:

- Dữ liệu truyền trực tiếp về Trụ sở chính còn chậm, đường truyền quá tải, xảy ra nhiều lỗi trong xử lý dữ liệu làm ảnh hưởng đến việc tổng hợp số liệu, dự báo

tình hình thanh khoản, từ đó làm giảm tính chính xác và cập nhật của QTTK tại Agribank. Nguyên nhân do việc ứng dụng các module MIS, GA và kết nối các module này với các module nghiệp vụ chƣa hiệu quả.

- Cơ sở dữ liệu chƣa đáp ứng các tiêu chuẩn để ngân hàng sử dụng các công cụ và phương pháp trong QTTK hiện đại như: stress testing và đo lường thanh khoản động.

d. Khả năng dự báo điều kiện thị trường của Agribank còn nhiều hạn chế Hiện tại, dự báo điều kiện thị trường là một nhiệm vụ của Ban Kế hoạch - Nguồn vốn. Agribank chƣa có bộ phận chuyên trách theo dõi, thu thập thông tin để đưa ra các dự báo về tình hình vĩ mô, kinh tế thị trường. Do đó, các dự báo của Agribank về sự thay đổi dòng tiền vào, ra trong tương lai chưa chính xác. Điều này làm hạn chế việc sử dụng phương pháp đo lường thanh khoản động và các biện pháp kiểm soát thanh khoản của Agribank.

e. Cơ chế điều hòa thanh khoản của Agribank có nhiều hạn chế

Trong cơ chế điều hòa thanh khoản hiện tại của Agribank, mỗi chi nhánh độc lập, tự chủ trong sử dụng nguồn và tạo lập nguồn, việc nhận hỗ trợ từ Trụ sở chính chỉ diễn ra khi chi nhánh thiếu hụt và không thể cân đối. Cơ chế này bộc lộ nhiều hạn chế nhƣ: (i)Toàn hệ thống Agribank có thể gặp khó khăn trong những thời điểm thiếu hụt thanh khoản nếu nhiều chi nhánh không đảm bảo cân đối đƣợc giữa huy động vốn với sử dụng vốn, khi đó Trụ sở chính phải vay NHNN và vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao để bù đắp thanh khoản; (ii) Agribank khó kiểm soát thanh khoản toàn hệ thống. Các hạn chế đó phần nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả QTTK tại Agribank.

f. Uy tín của Agribank trong hệ thống NHTM Việt Nam

Giai đoạn 2013 - 2018, uy tín của Agribank trên thị trường có phần giảm sút so với các NHTM lớn, ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng vào ngân hàng, từ đó tác động đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Nguyên nhân là: (i) Năng lực tài chính của ngân hàng còn hạn chế: giai đoạn 2013 - 2018, vốn điều lệ của Agribank còn thấp so với các NHTM lớn; (ii) Ngân hàng tập trung nguồn lực cho việc xử lý nợ xấu nên tỷ suất sinh lời cũng thấp hơn khối các NHTMNN; (iii) Nhiều

vụ sai phạm nghiêm trọng đƣợc phát hiện tại các chi nhánh hay trong quản trị điều hành tại Agribank nhƣ: vụ án tham nhũng tại Agribank chi nhánh Nam Hà Nội (năm 2014), vụ phá sản của công ty cho thuê tài chính II (năm 2018)…

g. Quy mô của Agribank trong hệ thống NHTM Việt Nam

Agribank là một trong những NHTM quy mô lớn nhất Việt Nam và thuộc sở hữu Nhà nước 100% vốn. Mô hình hoạt động này đã bộc lộ một số bất cập trong quản trị điều hành: (i) Sự chủ quan và ỷ lại vào cơ chế Nhà nước vẫn còn tồn tại làm hạn chế tính năng động, sáng tạo, tính bứt phá của ngân hàng; (ii) mạng lưới hoạt động rộng, tổ chức bộ máy cồng kềnh, trong đó có nhiều chi nhánh/ phòng giao dịch hiệu quả hoạt động thấp, dẫn đến chi phí hoạt động cao. Những bất cập này có thể làm cản trở quá trình đổi mới QTTK tại Agribank.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận ở chương 1; các dữ liệu có nguồn gốc rõ ràng, độ tin cậy cao từ các báo cáo tài chính đã kiểm toán, báo cáo thường niên của Agribank và một số NHTM khác giai đoạn 2013-2018; kết quả khảo sát bằng bảng hỏi, trong chương 2 NCS tập trung làm rõ thực trạng thanh khoản và QTTK tại Agribank giai đoạn 2013 - 2018. Các vấn đề cơ bản được nghiên cứu ở chương 2 bao gồm:

Thứ nhất, đánh giá khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank giai đoạn 2013 - 2018.

Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng thanh khoản tại Agribank giai đoạn 2013 - 2018 thông qua các chỉ số thanh khoản cơ bản.

Thứ ba, làm rõ các đặc điểm của Agribank có tác động đến QTTK. Phân tích và đánh giá thực trạng QTTK tại Agribank giai đoạn 2013-2018, trong đó tập trung chủ yếu vào vấn đề tổ chức và quy trình QTTK tại Agribank.

Kết quả đánh giá những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong QTTK tại Agribank giai đoạn 2013 - 2018 là căn cứ để NCS đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị ở chương 3.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ THANH KHOẢN TẠI

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 125 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)