Cơ chế điều hòa thanh khoản của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Quản trị thanh khoản của ngân hàng thương mại

1.2.3. Nội dung quản trị thanh khoản

1.2.3.3. Cơ chế điều hòa thanh khoản của ngân hàng thương mại

Ngày nay, mỗi NHTM đều có mạng lưới hoạt động rộng với nhiều chi nhánh ở những địa bàn khác nhau. Trong cùng một thời điểm có thể có chi nhánh thừa vốn hoặc thiếu vốn. Để “điều hòa” tình trạng thừa/thiếu vốn giữa các đơn vị trong cùng hệ thống, từ đó nâng cao hiệu quả QTTK và gia tăng lợi nhuận, các NHTM đều thiết lập các cơ chế điều hòa thanh khoản (còn gọi là cơ chế quản lý vốn).

Theo PGS.TS Đặng Văn Dân [29]: “Cơ chế quản lý vốn là tập hợp các

quy trình, công cụ để phục vụ công tác quản lý về TSC- TSN của NHTM”.

Mỗi ngân hàng căn cứ vào bản chất kinh doanh và cơ cấu tổ chức hoạt động có thể thiết lập cơ chế quản lý vốn phân tán hoặc tập trung.

a. Cơ chế quản lý vốn phân tán

Theo PGS.TS Đặng Văn Dân [84]: “Cơ chế quản lý vốn phân tán là cơ chế quản lý vốn từ các đơn vị quản lý đặt tại trung tâm chi nhánh trong hệ thống ngân hàng. Theo đó, mỗi chi nhánh hoạt động trên nguyên tắc độc lập và tự chủ trong sử dụng nguồn và tạo lập nguồn, việc nhận hỗ trợ từ Trụ sở chính chỉ diễn ra khi các chi nhánh thiếu hụt và không thể cân đối. Hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro đều do chi nhánh chịu trách nhiệm”.

* Nguyên tắc thực hiện

- Hoạt động theo cơ chế vay – gửi. Trụ sở chính nhận vốn hay chuyển vốn đối với phần vốn dƣ thừa hay thiếu hụt của chi nhánh với lãi suất áp dụng là lãi suất điều chuyển vốn nội bộ cho từng loại tiền.

- Mỗi chi nhánh đều có bảng tổng kết tài sản và tự cân đối TSC – TSN, mọi RRTK, RRLS đều do chi nhánh chịu trách nhiệm. Trụ sở chính đóng vai trò là quản lý trung tâm, điều hành chung các mặt nghiệp vụ.

Sơ đồ 1.1. Quy trình hoạt động của cơ chế quản lý vốn phân tán của NHTM

(Nguồn: tổng hợp của NCS)

* Ưu điểm

- Việc tổ chức và vận hành cơ chế đơn giản.

- Giúp các chi nhánh đáp ứng nhanh nhạy với diễn biến thị trường, từ đó mang lại hiệu quả cạnh tranh cao nếu công tác quản trị tài sản của các chi nhánh tốt.

- Giảm thiểu tình trạng bất cân xứng thông tin giữa nội bộ ngân hàng xuất phát từ một bên quản lý trung tâm là Trụ sở chính và đơn vị tiếp nhận thông tin là chi nhánh.

- Đáp ứng nhanh và kịp thời nhu cầu khách hàng, có tính đến lợi ích tổng hòa của khách hàng mang lại cho ngân hàng.

* Nhược điểm

- Gây khó khăn trong kiểm soát thanh khoản và lãng phí vốn trong toàn ngân hàng. Bởi vì, chức năng quản lý vốn bị phân tán, đi kèm với vấn đề QTTK không tập trung trong hệ thống và không có một đơn vị đầu mối đứng ra điều hòa vốn.

- Tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động và nguy cơ rủi ro phát sinh tại các đơn vị kinh doanh. Bởi vì, ngoài chức năng chính là bán hàng thì các đơn vị kinh doanh còn phải gánh vác thêm nhiều chức năng khác, dẫn đến quá tải.

- Khi nhiều chi nhánh không đảm bảo sự cân xứng giữa nguồn vốn với sử dụng vốn thì có thể gây thiếu hụt thanh khoản toàn hệ thống, từ đó sẽ làm gia tăng chi phí cho ngân hàng khi phải vay NHTW và vay trên thị trường liên ngân hàng để bù đắp thanh khoản.

- Cách thức hoạt động của cơ chế quản lý vốn phân tán không đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng quy mô lớn với hệ thống chi nhánh rộng khắp.

b. Cơ chế quản lý vốn tập trung

Có thể hiểu: “Cơ chế quản lý vốn tập trung là cơ chế quản lý vốn từ Trung tâm vốn đặt tại Trụ sở chính. Các chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với Trụ sở chính thông qua Trung tâm vốn. Trụ sở chính sẽ mua toàn bộ tài sản nợ của chi nhánh và bán vốn cho chi nhánh để sử dụng cho tài sản có. Giá của hoạt động mua - bán vốn là giá điều chuyển vốn nội bộ”.

* Nguyên tắc thực hiện

- Hoạt động theo cơ chế mua – bán vốn.

- Trụ sở chính là bộ phận quản lý, thực hiện điều hành, điều hòa vốn trong toàn hệ thống. Trong đó, giá điều chuyển vốn nội bộ là công cụ đắc lực cho hoạt động điều hành vốn của Trụ sở chính, do Trụ sở chính xác định và định kỳ thông báo với các đơn vị kinh doanh. Từ đó, thu nhập và chi phí của từng chi nhánh đƣợc xác định thông qua chênh lệch vốn với Trụ sở chính.

Sơ đồ 1.2. Quy trình hoạt động của cơ chế quản lý vốn tập trung của NHTM

(Nguồn: [84])

* Ưu điểm

- Giúp ngân hàng QTTK tập trung và hạn chế tình trạng thừa/ thiếu thanh khoản tại các chi nhánh.

- Bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiện đại, loại bỏ đƣợc một số công tác báo cáo, báo cáo thủ công.

- Là công cụ hiệu quả đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Thông qua hệ thống quản lý báo cáo của cơ chế tập trung đƣợc xây dựng rất khoa học với hệ thống công nghệ thông tin để vận hành cơ chế thông suốt, kết quả hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh đƣợc đánh giá mỗi ngày, hiệu suất của mỗi chi nhánh luôn đƣợc cập nhật.

- Tạo sự linh hoạt hơn trong việc quản lý, giám sát và điều hành của Trụ sở chính đối với các chi nhánh.

* Nhược điểm

- Có thể gây nên sự chủ quan của chi nhánh trong vấn đề bảo đảm thanh khoản tại đơn vị mình và tâm lý ỉ lại vào trách nhiệm QTTK là của Trụ sở chính, còn chi nhánh chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh.

- Chi phí ứng dụng cao

Để đảm bảo triển khai đồng bộ cơ chế này đến tất cả các chi nhánh trên toàn hệ thống, đặc biệt khi mà mạng lưới hoạt động của ngân hàng ngày càng rộng lớn thì chi phí đầu tƣ cho phát triển công nghệ để ứng dụng cơ chế tập trung là rất cao.

Tóm lại, mỗi cơ chế điều hòa thanh khoản/ quản lý vốn đều có ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên, cơ chế tập trung khắc phục được rất nhiều hạn chế của cơ chế phân tán. Do đó, hiện nay, hầu hết các NHTM đã chuyển sang cơ chế tập trung nhằm định hướng cho QTTK của toàn hệ thống; thiết lập mô hình tổ chức QTTK tập trung và kiểm soát thanh khoản một cách hiệu quả nhất; phát huy lợi thế kinh doanh của các chi nhánh trên các địa bàn khác nhau, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của các chi nhánh và hướng đến hiệu quả cao nhất của toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)