CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018
2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018
Giai đoạn 1988 - 2012, Agribank đã có những dấu mốc lịch sử về thành tựu:
Agribank là NHTM có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam; đóng vai trò chủ lực trong cho vay và cung ứng các dịch vụ ngân hàng, tạo lập thị trường tài chính - tín dụng của khu vực nông nghiệp, nông thôn; đã tạo dựng được uy tín và thương hiệu đối với cộng đồng doanh nghiệp và dân cư ở trong nước và các tổ chức quốc tế dựa trên lợi thế cạnh tranh về hệ thống mạng lưới có bề dày kinh nghiệm kinh doanh ở địa bàn nông thôn và đô thị. Đến 31/12/2012, tổng tài sản của Agribank đạt 617.859 tỷ đồng, tăng gấp 4000 lần so với năm 1988, là NHTM có quy mô tổng tài sản lớn nhất; có gần 2300 chi nhánh, phòng giao dịch và có quan hệ đại lý với 1042 ngân
hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ; hơn 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng; tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế đạt 480.453 tỷ đồng, trong đó dƣ nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm gần 70% tổng dƣ nợ của Agribank.
Để hoạt động kinh doanh của Agribank từng bước được ổn định và tăng trưởng, NHNN đã ký Quyết định số 53/QĐ-NHNN phê duyệt Đề án tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2013 - 2015. Tiếp sau đó là triển khai thực hiện Đề án chiến lƣợc kinh doanh 2016 - 2020, tầm nhìn năm 2030. Với tinh thần vừa xây dựng, hoàn thiện và chờ phê duyệt, vừa chủ động, quyết liệt tập trung mọi nguồn lực để triển khai, đến nay, Agribank vẫn giữ đƣợc vị trí là một trong các ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản, dư nợ, nguồn vốn, số lượng khách hàng, hệ thống mạng lưới và số lượng lao động… Đặc biệt, với tỷ trọng dƣ nợ cho vay nông nghiệp nông thôn hàng năm luôn cao (trên 70%) trong tổng dƣ nợ của Agribank, Agribank tiếp tục giữ vững vai trò chủ lực trong phục vụ chính sách Tam nông của Đảng và Nhà nước.
Theo đó, Agribank đã đạt một số kết quả cụ thể giai đoạn 2013 - 2018 nhƣ sau:
*Về quy mô hoạt động
Quy mô hoạt động của Agribank giai đoạn 2013 - 2018 đƣợc thể hiện qua bảng số liệu 2.1 sau:
Bảng 2.1. Một số chỉ số phản ánh quy mô hoạt động của Agribank giai đoạn 2013 - 2018
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018 1.Vốn chủ sở hữu 40.686 44.870 46.897 49.231 53.691 56.707 2.Vốn điều lệ 26.204 28.840 29.004 29.126 30.354 30.473 3.Tổng tài sản 693.356 761.385 873.654 1.001.205 1.151.948 1.281.597 4.Tổng nguồn
vốn huy động 634.505 700.124 810.101 931.170 1.074.798 1.195.227 5. Dƣ Nợ 548.774 579.781 673.435 791.450 876.496 1.004.464
(Nguồn: [1,2,46]) Thứ nhất, về vốn điều lệ: Giai đoạn 2013 -2018, Agribank đã có nhiều nỗ lực tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng. Tuy nhiên,
vốn điều lệ tăng lên không cao, năm 2018 chỉ tăng 16,28% so với năm 2013 và thấp nhất trong 4 NHTM lớn (vốn điều lệ năm 2018 của Vietinbank, VCB, BIDV lần lƣợt là 37.234 tỷ đồng; 35.978 tỷ đồng; 34.187 tỷ đồng).
Thứ hai, về tài sản: quy mô tài sản luôn tăng trưởng, trong đó năm 2017 đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất là 15,06 %, các năm còn lại đạt tốc độ tăng trưởng ≈ 10%.
Trong tổng tài sản của Agribank, tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 70%) và tiếp tục tăng trưởng, hàng năm đều đạt mục tiêu kế hoạch đề ra (năm 2013 tăng 10,4%; năm 2014 tăng 8,7%; năm 2015 tăng 21,66%; năm 2016 tăng 17,52%; năm 2017 tăng 10,75%). Đến 31/12/2018, tổng dƣ nợ tín dụng đạt 1.004.464 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cuối năm 2017; cơ cấu tín dụng đƣợc chuyển đổi phù hợp theo đúng định hướng của Đề án tái cơ cấu; tín dụng đầu tư cho Tam nông chiếm 70,5% tổng dư nợ của Agribank, chiếm trên 50% thị phần tín dụng toàn ngành ngân hàng đầu tƣ cho lĩnh vực này; doanh thu dịch vụ là 5450 tỷ đồng, tăng 22,7% so với cuối năm 2017.
Thứ ba, về nguồn vốn huy động
Biểu đồ 2.1 cho thấy quy mô vốn huy động của Agribank giai đoạn 2013 – 2018 luôn tăng trưởng ổn định. Đến 31/12/2018, tổng vốn huy động đạt 1.195.227 tỷ đồng, tăng 88,37% so với 31/12/2013.
Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.1. Quy mô vốn huy động của Agribank giai đoạn 2013 – 2018
Bảng 2.2. Quy mô và cơ cấu vốn huy động thị trường 1 của Agribank giai đoạn 2013 - 2018
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018 1.VHĐ thị trường
1 626.390 690.191 804.259 924.156 1.061.447 1.186.288 1. Theo nhóm khách hàng
1. VHĐ dân cƣ 462.442 540.821 626.899 732.218 853.054 932.578 2. VHĐ khác 163.948 149.370 177.360 191.938 208.393 253.710 2. Theo kỳ hạn
1. VHĐ không kỳ
hạn và < 12 tháng 484.296 515.325 567.807 603.877 638.577 668.366 2. VHĐ ≥ 12
tháng 142.094 174.866 236.452 320.279 422.870 517.922 (Nguồn: [1,2] và tính toán của NCS) Đơn vị: Tỷ đồng
462442 540821
626899 732218
853054 932578
163948 149370
177360 191938
208393 253710
0 400000 800000
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
2. VHĐ khác 1. VHĐ dân cƣ
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu vốn huy động thị trường 1 theo nhóm khách hàng của Agribank giai đoạn 2013 – 2018
Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu vốn huy động thị trường 1 theo kỳ hạn của Agribank giai đoạn 2013 - 2018
Bảng 2.2 và biểu đồ 2.2, 2.3 cho thấy giai đoạn 2013 - 2018, vốn huy động thị trường 1 chiếm tỷ trọng trên 98% trong tổng vốn huy động của Agribank và cơ cấu vốn huy động thị trường 1 tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tích cực, bền vững, tăng dần tỷ trọng vốn ổn định là vốn trung dài hạn và vốn huy động từ dân cƣ. Đến 31/12/2018, tổng vốn huy động thị trường 1 đạt 1.186.288 tỷ đồng, tăng 11, 76% so với cùng kỳ năm 2017, vốn huy động dân cƣ tiếp tục tăng và chiếm tỷ trọng cao (chiếm 78,61% tổng vốn huy động thị trường 1), vốn huy động trung dài hạn tăng 22,48% so với cùng kỳ năm 2017.
* Về khả năng an toàn hoạt động
Thứ nhất, khả năng an toàn hoạt động của Agribank giai đoạn 2013 - 2018 đƣợc thể hiện qua tỷ lệ an toàn vốn (CAR).
Theo quy định của Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN có hiệu lực từ 1/10/2010 và sau đó là Thông tƣ 36/2014/ TT-NHNN có hiệu lực từ 1/2/2015, các NHTM phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiều là 9%.
Bảng 2.3. Tỷ lệ an toàn vốn của Agribank và một số NHTM khác giai đoạn 2013 - 2018
Đơn vị: %
Ngân hàng Năm
2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Agribank 9,11 9,01 9,17 11,05 10,2 9,54
Vietinbank 13,2 10,4 10,6 10,4 10 -
Vietcombank 13,13 11,35 11,04 11,13 11,63 12,14 Hệ thống NHTM Việt Nam 13,25 12,75 13 11,1 12,23 12,14
(Nguồn: [2,46, 54, 56, 104])
Đơn vị: Tỷ đồng
26204 693356
28840 761385
29004 873654
29126 1001205
30354 1151948
30473 1281597
0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Vốn điều lệ Tổng TS
Biểu đồ 2.4. Quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản của Agribank
giai đoạn 2013 - 2018 (Nguồn: [1,2] )
Bảng 2.3 cho thấy trong giai đoạn 2013 - 2018 về cơ bản Agribank đã đảm bảo CAR theo quy định. Giai đoạn 2013 - 2016, hệ số CAR tăng dần, đặc biệt là năm 2016, CAR đƣợc Agribank bảo đảm ở mức khá cao. Tuy nhiên, khả năng đảm bảo an toàn hoạt động của Agribank giai đoạn 2013 – 2018 vẫn còn hạn chế: hệ số
CAR của Agribank còn thấp so với VCB và hệ thống NHTM Việt Nam; đặc biệt, trong giai đoạn 2016 - 2018, hệ số CAR của Agribank có xu hướng giảm nhiều, do việc tăng trưởng quy mô tổng tài sản nhanh trong khi vốn điều lệ được bổ sung vào rất ít (Biểu đồ 2.4).
Thứ hai, ngoài hệ số CAR, khả năng an toàn hoạt động của Agribank giai đoạn 2013 - 2018 còn đƣợc thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu. Cụ thể:
Đơn vị: %
0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50 5.00
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Agribank 4.68 4.46 2.01 1.89 1.54 1.51
VCB 2.73 2.31 1.79 1.45 1.11 0.97
BIDV 2.37 2.03 1.68 1.99 1.62 1.90
Vietibank 0.82 0.90 0.81 0.93 1.13 1.60
Agribank VCB BIDV Vietibank
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ nợ xấu của Agribank và một số NHTM khác giai đoạn 2013 - 2018
(Nguồn [2, 12, 54, 56])
Từ năm 2012 thực hiện chủ trương của NHNN là quyết liệt xử lý nợ xấu nhƣng nợ xấu của Agribank giai đoạn 2012 - 2014 giảm không đáng kể và luôn vƣợt ngƣỡng 3%: năm 2013 là 4,68% và năm 2014 là 4,46%. Nguyên nhân là do giai đoạn này Agribank gặp nhiều khó khăn trong xử lý nợ xấu. Đặc biệt là năm 2013 Agribank phải đối mặt với nhiều rủi ro trong quản trị điều hành, rủi ro hoạt động... đã làm nợ xấu tăng nhanh. Với những biện pháp mạnh tay từ phía NHNN để xử lý nợ xấu toàn hệ thống trong năm 2015 cùng với việc Agribank tập trung xử lý
nợ xấu theo Đề án của Chính phủ: cơ cấu lại nợ, xử lý bằng dự phòng rủi ro, bán nợ cho công ty VAMC, kiện toàn Ban thường trực giúp việc Ban chỉ đạo xử lý nợ, thành lập Trung tâm xử lý nợ khu vực phía Bắc, phía Nam và một số Ban, Tổ trực tiếp xử lý nợ xấu lớn ,… nợ xấu Agribank giai đoạn 2015 - 2018 đã giảm một cách ngoạn mục xuống còn 2,01% vào 31/12/2015 (giảm 54,93% so với cùng thời điểm năm 2014). Biểu đồ 2.5 cho thấy tại thời điểm 31/12/2018 tỷ lệ nợ xấu của Agribank chỉ còn 1,51%, mặc dù thấp hơn BIDV, Vietinbank nhƣng vẫn cao hơn rất nhiều so với VCB.
Bên cạnh việc tập trung xử lý nợ xấu, Agribank còn tập trung tối đa mọi nguồn lực để xử lý thu hồi nợ sau xử lý nhằm tăng năng lực tài chính trước khi cổ phần hóa. Kết quả đến ngày 31/12/2018: Thu hồi sau xử lý đạt 11.936 tỷ đồng, đạt 103,8% mục tiêu của HĐTV (mục tiêu là 11.500 tỷ đồng), tăng 21,86% so với năm 2017; Thu hồi nợ đã bán cho VAMC là 4.513 tỷ đồng, đạt 64,5% kế hoạch. Tuy nhiên, tính đến 31/12/ 2018, số nợ đã bán cho VAMC còn tồn đọng chƣa đƣợc xử lý còn cao (35,5% kế hoạch). Điều này có nghĩa nợ xấu đã bán cho VAMC chƣa đƣợc xử lý triệt để.
*Về khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời của Agribank giai đoạn 2013 - 2018 đƣợc thể hiện qua hệ số ROE và ROA. Cụ thể:
Biểu đồ 2.6. Hệ số ROE của Agribank và một số NHTM khác giai đoạn 2013 - 2018
(Nguồn: [2, 12, 54, 56] và báo cáo của SSI)
Biều đồ 2.7. Hệ số ROA của Agribank và một số NHTM khác giai đoạn 2013 - 2018
(Nguồn: [2, 12, 54, 56] và báo cáo của SSI)
Biểu đồ 2.6 và biểu đồ 2.7 cho thấy ROE và ROA trong giai đoạn 2013 - 2018 của Agribank có xu hướng tăng nhưng vẫn rất thấp so với các ngân hàng VCB, BIDV, Vietinbank. Nghĩa là hiệu quả kinh doanh giai đoạn 2013 – 2018 có cải thiện nhƣng vẫn chƣa cao. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân: (i) Tình hình quản trị rủi ro ở Agribank không tốt, ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng; (ii) Tăng trưởng tín dụng của Agribank luôn thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống nhƣng tỷ lệ nợ xấu lại cao hơn. Chẳng hạn, năm 2015, mặc dù tỷ lệ nợ xấu tại Agribank đã về mức dưới 3% song so với toàn hệ thống vẫn cao hơn tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống 0,17%; (iii) Ngân hàng chịu tổn thất khi lãi suất liên ngân hàng, lãi suất tái cấp vốn tăng lên do nguồn cung thanh khoản chủ yếu mà Agribank dựa vào là vay nợ NHNN và vay nợ trên thị trường liên ngân hàng; (iv) Agribank là NHTM 100% vốn Nhà nước nên áp lực cạnh tranh hầu như không có.
Nhìn chung, giai đoạn 2013 – 2018: Quy mô hoạt động của Agribank có xu hướng tăng, trong đó tín dụng và vốn huy động trên thị trường 1 chiếm tỷ trọng cao
nhất và tăng trưởng ổn định; Khả năng an toàn hoạt động còn hạn chế, bởi vì hệ số CAR còn thấp so với một số NHTM khác, tỷ lệ nợ xấu giảm dần nhưng nợ xấu đã bán cho VAMC chưa được xử lý triệt để; Khả năng sinh lời được cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với các NHTM khác, đặc biệt là VCB. Do đó, Agribank cần tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện hoạt động kinh doanh và giữ vững vị trí là ngân hàng chủ chốt trong hệ thống TCTD Việt Nam trực tiếp đảm trách và thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.