CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Những vấn đề cơ bản về thanh khoản của ngân hàng thương mại
1.1.2. Thanh khoản của ngân hàng thương mại
1.1.2.2. Trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng thương mại
Trạng thái thanh khoản ròng (còn gọi là khe hở thanh khoản - Net Liquidity Position, viết tắt là NLP) là chênh lệch giữa tổng cung và tổng cầu thanh khoản tại một thời điểm. Cụ thể:
Trạng thái thanh
khoản ròng (NLP) = ∑Cung thanh khoản - ∑Cầu thanh khoản a. Cung thanh khoản (còn đƣợc hiểu là luồng tiền vào của ngân hàng): là số tiền sẵn có hoặc có thể có trong một thời gian ngắn để ngân hàng có thể sử dụng. Cung thanh khoản chính là nguồn để đáp ứng nhu cầu chi trả của ngân hàng. Bao gồm:
- Tiền mặt.
- Tiền gửi tại NHTW và tại TCTD khác.
- Tiền gửi của khách hàng.
- Phát hành giấy tờ có giá.
- Doanh thu từ việc cung ứng dịch vụ.
- Tiền trả nợ vay của khách hàng.
- Tiền thu từ bán chứng khoán.
- Tiền thu từ bán, thanh lý tài sản của NH.
- Tiền vay các TCTD khác hoặc vay NHTW.
Mỗi nguồn cung thanh khoản có những đặc điểm riêng, sự biến động của nó do nhiều yếu tố tác động. Các ngân hàng đều duy trì một lƣợng tiền mặt và chứng
khoán có tính khoản cao để đảm bảo khả năng chi trả. Tùy từng điều kiện cụ thể ngân hàng có thể duy trì tiền mặt, tiền gửi tại NHTW, chứng khoán thanh khoản cao ở một mức phù hợp vì việc duy trì các nguồn này cao sẽ giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Trong điều kiện kinh doanh ổn định, tiền trả nợ vay và thu từ cung ứng dịch vụ cũng là một nguồn quan trọng, tạo ra dòng tiền ổn định cho việc đáp ứng các nhu cầu chi trả của ngân hàng. Trong điều kiện thiếu khả năng chi trả tạm thời, ngân hàng có thể vay TCTD khác, vay NHTW. Nhìn chung, khi nền kinh tế biến động, hoạt động của ngân hàng trở nên nhạy cảm, các nguồn cung thanh khoản biến động mạnh, khó dự tính. Ngân hàng có thể gặp khó khăn trong việc chi trả nếu cung thanh khoản giảm mạnh.
b. Cầu thanh khoản (còn đƣợc hiểu là dòng tiền ra): là số tiền ngân hàng có nhu cầu chi trả ngay lập tức hoặc trong một thời gian ngắn. Cầu thanh khoản chính là các nghĩa vụ chi trả ngân hàng phải đáp ứng. Bao gồm:
- Nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng.
- Trả nợ các khoản vay đến hạn hoặc thanh toán các giấy tờ có giá đến hạn do ngân hàng phát hành trước đây.
- Chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh.
- Trả lãi tiền gửi, tiền vay.
- Thanh toán cổ tức cho các cổ đông.
- Giải ngân các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cam kết.
Trong các nhu cầu thanh khoản, cầu mang tính thường xuyên và có thể biến động bất thường do các nguyên nhân khách quan, do tính thời vụ là nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân tín dụng. Trong bất kỳ trường hợp nào, ngân hàng cũng phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng theo thỏa thuận, vì nếu nhu cầu này không đƣợc đáp ứng đầy đủ, ngân hàng sẽ giảm/mất uy tín, từ đó gây ra các hệ lụy nhƣ hiện tƣợng rút tiền ồ ạt, mất khả năng thanh khoản, tồi tệ hơn có thể dẫn đến phá sản. Trong điều kiện bình thường, nhu cầu rút tiền gửi ngân hàng có thể ước lượng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, nhu cầu rút tiền có thể tăng đột biến, từ đó có thể gây áp lực thanh khoản cho ngân hàng. Ngoài ra, là một đơn vị với hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay, việc giải ngân các khoản tín
dụng cũng là một yêu cầu thường trực, ngân hàng luôn phải đáp ứng tốt để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Các nhu cầu khác như chi tiêu thường xuyên, thanh toán cổ tức… trong chừng mực nhất định ngân hàng có thể điều chỉnh theo điều kiện thực tế, vì vậy áp lực đối với ngân hàng không quá lớn nhƣ nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản cho vay.
Như vậy, NLP có thể xảy ra 3 trường hợp: NLP > 0 (thặng dư thanh khoản);
NLP < 0 (thiếu hụt thanh khoản) hoặc NLP = 0. Trong đó, NLP = 0 là trạng thái hiếm gặp. Cả hai trạng thái thặng dƣ thanh khoản và thiếu hụt thanh khoản đều có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Thặng dƣ thanh khoản (NLP > 0)
Ngân hàng gặp trạng thái thặng dƣ thanh khoản, có thể do dự trữ thanh khoản quá nhiều hoặc do nhu cầu cho vay, đầu tƣ bị suy giảm hoặc do ngân hàng tăng vốn quá nhanh trong khi chưa có phương án sử dụng vốn hiệu quả và đều tác động xấu đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần làm rõ nguyên nhân để khắc phục, tránh tình trạng tỷ trọng tài sản không sinh lời quá lớn làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. Ngân hàng có thể sử dụng nguồn thanh khoản thừa để đầu tƣ kiếm lời cho đến khi nó đƣợc sử dụng để đáp ứng cầu thanh khoản trong tương lai, thông qua các hình thức như: mua các chứng khoán dự trữ thứ cấp đã bán trước đó; cho vay trên thị trường tiền tệ; gửi tiền tại TCTD khác…
- Thiếu hụt thanh khoản (NLP < 0)
Thiếu hụt thanh khoản do cung thanh khoản không đủ để đáp ứng cầu thanh khoản, ngân hàng phải đối mặt với áp lực thanh khoản. Để giải quyết áp lực này, NH có thể sử dụng các biện pháp để tăng cung nhƣ thu hút thêm tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, bán chứng khoán thanh khoản, bán tài sản, hoặc vay TCTD khác, vay NHNN…Nếu thiếu hụt thanh khoản quá lớn, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong đáp ứng cầu thanh khoản nhƣ: không tìm đƣợc nguồn bù đắp hoặc phải bỏ thêm nhiều chi phí để có nguồn bù đắp. Trường hợp này ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản, có thể gây thiệt hại nặng nề về tài chính, mất uy tín hoặc phá sản ngân hàng.
Nhìn chung, thanh khoản mang tính thời điểm rất lớn, do đó hiếm khi cung và cầu thanh khoản cân bằng tại một thời điểm bất kỳ. Điều này có nghĩa, NHTM
phải thường xuyên, liên tục xử lý các trạng thái thiếu hụt và thặng dư thanh khoản.
Trong quá trình xử lý đó, luôn chứa đựng sự đánh đổi giữa thanh khoản và khả năng sinh lời của ngân hàng.