CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
3.1. Định hướng quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2019 - 2025
3.1.1. Định hướng phát triển ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2025
Trong điều kiện hội nhập và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải hoạt động an toàn, phát triển bền vững để có thể cạnh tranh bình đẳng với các NHNNg. Xuất phát từ vấn đề này, ngày 8/8/2018, Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 986/ QĐ-TTg về Chiến lƣợc phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu của Chiến lược đến năm 2025 là phát triển hệ thống các TCTD theo hướng các TCTD trong nước đóng vai trò chủ lực; hoạt động minh bạch, cạnh tranh, an toàn, hiệu quả bền vững; cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình; dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp với chuẩn mực hoạt động theo thông lệ quốc tế, hướng tới đạt trình độ tiên tiến của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025.
Đối với khối NHTMNN, Đề án tiếp tục khẳng định: NHTMNN đóng vai trò là lực lượng chủ lực, chủ đạo về quy mô, thị phần, khả năng điều tiết thị trường; đi đầu trong việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, năng lực quản trị tiên tiến, chủ động hội nhập quốc tế; tích cực tham gia cơ cấu lại các TCTD yếu kém theo chỉ đạo của NHNN.
Để thực hiện sứ mệnh trên, Đề án xác định các NHTMNN phải áp dụng Hiệp ước Basel 2 theo phương pháp tiêu chuẩn vào năm 2020 và đi đầu trong việc triển khai và thí điểm Basel 2 theo phương pháp nâng cao đến năm 2025. NHTMNN (không bao gồm Agribank) bảo đảm vai trò chi phối của Nhà nước trong ngân hàng, đảm bảo tỷ lệ sở hữu Nhà nước ở mức tối thiểu 65% giai đoạn 2018 - 2020, ở mức 51% giai đoạn 2021 - 2025; chuẩn bị các điều kiện tiền đề và thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường nước ngoài.
Đến cuối năm 2015, hệ thống NHTM Việt Nam có 7 NHTMNN (gồm 3 NHTM được Nhà nước mua lại với giá 0 đồng, Agribank và 4 NHTMCP Nhà nước). Các NHTMNN vẫn đang tiềm ẩn những vấn đề đáng lo ngại như nợ xấu ở mức cao, năng lực tài chính còn kém. Do đó, để tạo tiền đề cho việc thực hiện các nhiệm vụ trên, hiện nay các NHTMNN đang thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 (theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính Phủ) và Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với các TCTD (theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel 2). Tính đến 31/12/2018, việc thực hiện Đề án và Thông tƣ trên đã mang lại một số kết quả kinh doanh cho các NHTMNN:
tổng tài sản là 4.863.353 tỷ đồng (chiếm 43,96% toàn hệ thống), vốn tự có là 268.599 tỷ đồng, vốn điều lệ là 147.890 tỷ đồng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9,52%, nợ xấu tiếp tục được kiểm soát và duy trì ở mức dưới 3%. Tuy nhiên, so với cuối năm 2017, các kết quả đó vẫn chƣa khả quan: tổng tài sản có dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất toàn hệ thống nhưng có mức tăng trưởng chậm nhất (6,42%) trong các nhóm NHTM khác; vốn tự có chỉ tăng nhẹ (5,48%), vốn điều lệ hầu nhƣ không thay đổi (tăng 0,08%); quy mô vốn điều lệ và vốn tự có thấp nhƣng quy mô tài sản lại cao hơn, dẫn đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chỉ ở mức 9,52%, thấp hơn nhiều so với mức 12,14% của toàn hệ thống.
Trong giai đoạn 2019 - 2025, để đạt đƣợc các nhiệm vụ trên, hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và các NHTMNN nói riêng cần lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính cả về quy mô, chất lƣợng và hiệu quả, đảm bảo an toàn hoạt động; nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tính minh bạch trong hoạt động; đổi mới hoạt động theo xu thế mới; hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán nội bộ các ngân hàng.
3.1.2. Định hướng quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2019 - 2025
Trên cơ sở định hướng phát triển đến năm 2025 của NHTM Việt Nam nói chung và các NHTMNN nói riêng, định hướng hoạt động kinh doanh đến năm 2025 của Agribank là giữ vững vị trí NHTM hàng đầu Việt Nam, hoạt động theo mô hình
cổ phần do Nhà nước chi phối; có nền tảng công nghệ, mô hình quản trị hiện đại, năng lực tài chính cao; hoạt động kinh doanh đa năng, hiệu quả, phát triển ổn định và bền vững; thực hiện tốt nhiệm vụ nòng cốt, chủ đạo về cung ứng tín dụng và các dịch vụ tiện ích ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể:
Giai đoạn 2018 - 2020: Giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn; cơ cấu lại theo mô hình NHTM đa năng; triển khai cổ phần hóa vào thời điểm thích hợp và bảo đảm Nhà nước nắm giữ tối thiểu 65% vốn điều lệ;
áp dụng thành công Basel 2 theo phương pháp tiêu chuẩn; Phấn đấu trở thành một trong 150 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất Châu Á vào cuối năm 2020.
Giai đoạn 2021 - 2025: Giữ vai trò chủ đạo về quy mô, thị phần, khả năng điều tiết thị trường; thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước; triển khai thí điểm Basel 2 theo phương pháp nâng cao.
Để tạo tiền để cho việc thực hiện các nhiệm vụ trên, Agribank đang thực hiện Đề án chiến lƣợc kinh doanh của Agribank giai đoạn 2016 - 2020 và Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 (theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính Phủ). Tính đến 31/12/2018, Agribank đã đạt đƣợc một số kết quả khả quan: Tổng tài sản đạt 1.281.587 tỷ đồng;
nguồn vốn đạt 1.195.227 tỷ đồng, tăng trưởng 11,2%; tín dụng và đầu tư đạt trên 1.200.000 tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2017, trong đó tín dụng đầu tƣ cho Tam nông chiếm 70,5% tổng dƣ nợ của Agribank; tỷ lệ nợ xấu là 1,51% thấp hơn sơ với năm 2017; thu hồi nợ sau xử lý 11.936 tỷ đồng, đạt 104% mục tiêu do HĐTV đề ra;
các tỷ lệ bảo đảm an toàn đáp ứng quy định của NHNN và quy định nội bộ của Agribank. Tuy nhiên, Agribank cũng còn nhiều khó khăn, nhƣ: Vốn điều lệ đang ở mức thấp nhất trong bốn NHTM lớn (đến 31/12/2018 là 30.473 tỷ đồng); quá trình cổ phần hóa chậm so với tiến độ đề ra; nợ xấu chƣa đƣợc xử lý triệt để và hệ số CAR có xu hướng giảm xuống…
Để vƣợt qua các khó khăn và đạt mục tiêu trên thì Agribank xác định QTTK là vấn đề trọng tâm và phải được định hướng rõ ràng trong hoạt động ngân hàng đến năm 2025. Căn cứ vào chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng đến năm 2025, định hướng QTTK của Agribank đến năm 2025 là: Hoàn thiện bộ máy QTTK độc lập
hướng tới đáp ứng chuẩn mực Basel; tăng cường sử dụng các phương pháp đo lường, công cụ QTTK hiện đại để cảnh báo sớm các vấn đề thanh khoản; Đẩy nhanh đầu tƣ công nghệ, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu tạo cơ sở cho Agribank đo lường thanh khoản theo các phương pháp, mô hình hiện đại theo thông lệ quốc tế; nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ có trình độ, am hiểu về QTTK; nâng cao năng lực tài chính để đảm bảo an toàn hoạt động theo quy định của NHNN và thông lệ quốc tế.