CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
3.4. Một số kiến nghị
3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
3.4.2.5. Thận trọng trong việc xử lý khủng hoảng truyền thông
Trường hợp ACB năm 2003 xảy ra sự cố về khủng hoảng thanh khoản, nguyên nhân không bắt nguồn từ hiệu quả hoạt động kinh doanh mà là từ vấn đề truyền thông. Điều này cho thấy vấn đề về xử lý khủng hoảng truyền thông là rất quan trọng với QTTK của NHTM và để thực hiện đƣợc thì NHTM luôn cần các biện pháp hỗ trợ hiệu quả từ NHNN. Bao gồm: Thông báo về tình hình của NHTM một cách thận trọng, nhằm ngăn chặn làn sóng sợ hãi của công chúng;
Luôn sẵn sàng hỗ trợ và kêu gọi các TCTD khác cùng hỗ trợ cho ngân hàng nếu thiếu thanh khoản; yêu cầu các NHTM có sự chuẩn bị trước và lên kế hoạch đối phó kỹ lưỡng trong trường hợp bất khả kháng phải công bố về các thông tin tiêu cực liên quan đến NHTM.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng QTTK tại Agribank giai đoạn 2013 - 2018 ở chương 2, những nhận định về cơ hội và thách thức đối với QTTK tại Agribank trong thời gian tới và định hướng QTTK tại Agribank đến năm 2025, NCS đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị hoàn thiện QTTK tại Agribank đến năm 2025. Các vấn đề cơ bản được nghiên cứu ở chương 3 là:
Thứ nhất, định hướng QTTK của Agribank giai đoạn 2019 - 2025 trên cơ sở định hướng hoạt động kinh doanh của Agribank và định hướng phát triển NHTM Việt Nam đến năm 2025.
Thứ hai, phân tích những cơ hội và những thách thức đối với QTTK của Agribank trong điều kiện hội nhập và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp QTTK tại Agribank đến năm 2025. Các giải pháp chủ yếu tập trung vào các vấn đề: Tái cơ cấu tổ chức bộ máy QTTK; tổ chức thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung; sắp xếp và kiện toàn nhân sự; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ QTTK; hoàn thiện các phương pháp và công cụ QTTK;
nâng cao hiệu quả kiểm soát và giám sát thanh khoản; nâng cao uy tín và vị thế của Agribank.
Thứ tư, để tạo điều kiện cho QTTK tại Agribank, NCS đã đề xuất với Chính Phủ, bộ ban ngành và NHNN một số kiến nghị, tập trung các vấn đề: Hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến QTTK ngân hàng; phát triển thị trường tài chính và thị trường mua bán nợ; điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả; nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát NHTM; đầy nhanh quá trình cổ phần hóa Agribank.
KẾT LUẬN
Luận án với đối tƣợng nghiên cứu là QTTK của NHTM, nên tập trung làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến QTTK của NHTM. Về lý luận, luận án trình bày hệ thống cơ sở lý luận về QTTK của NHTM, nghiên cứu kinh nghiệm xử lý các tình huống trong QTTK của một số NHTM nhằm rút ra các bài học QTTK cho Agribank. Về thực tiễn, luận án phân tích thực trạng thanh khoản của Agribank giai đoạn 2013 - 2018; phân tích và đánh giá đúng thực trạng QTTK tại Agribank giai đoạn 2013 – 2018 làm cơ sở đề ra các giải pháp hoàn thiện QTTK tại Agribank đến năm 2025.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, luận án còn một số khía cạnh chƣa thực hiện đƣợc nhƣ sau: (i) Luận án chƣa nghiên cứu mở rộng nhiều NHTM Việt Nam cũng nhƣ trong khu vực và trên thế giới; (ii) Luận sử dụng nguồn dữ liệu từ các báo cáo thường niên và báo cáo tài chính đã kiểm toán của từng NHTM và qua điều tra khảo sát bằng bảng hỏi mà không sử dụng mô hình định lƣợng.
NCS mong muốn những vấn đề đã đƣợc đề cập trong luận án sẽ góp phần nhỏ cho các nhà quản trị ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng trong việc nghiên cứu, triển khai QTTK tại NHTM trong thời gian tới. Đồng thời, những khía cạnh chƣa thực hiện đƣợc của luận án có thể đƣợc các nghiên cứu tiếp theo thực hiện. NCS rất mong nhận đƣợc nhiều ý kiến nhận xét, đóng góp của các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo và Hội đồng khoa học để tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu của mình.
Trân trọng cám ơn!
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Hoàng Thị Thanh Huyền, Bài báo “Quản trị rủi ro thanh khoản tại một số ngân hàng trên thế giới và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí tài chính, Kỳ 1, tháng 04/2019 (702).
2. Hoàng Thị Thanh Huyền, Bài báo “Khả năng thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 11, tháng 04/2019.