Tái cơ cấu bộ máy quản trị thanh khoản

Một phần của tài liệu Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 134 - 138)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

3.3. Giải pháp hoàn thiện quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

3.3.1. Tái cơ cấu bộ máy quản trị thanh khoản

Trong điều kiện mạng lưới hoạt động lớn, bao trùm khắp cả nước, số lượng khách hàng lớn, hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng và phức tạp, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt… thì những khó khăn thanh khoản, RRTK luôn là mối đe dọa với Agribank. Do đó, việc hình thành một bộ máy QTTK độc lập để ngân hàng có thể kiểm soát thanh khoản, đảm bảo hoạt động an toàn bền vững là thực sự cần thiết và cần đƣợc ngân hàng thực hiện sớm. Tuy nhiên, kết quả phân tích thực trạng ở chương 2 cho thấy, hiện nay bộ máy QTTK tại Agribank đã được thiết lập nhƣng chƣa đảm bảo tính độc lập và chƣa đầy đủ các bộ phận chức năng cần thiết. Xuất phát từ lý do đó, theo NCS, Agribank cần tái cơ cấu bộ máy QTTK với mục tiêu đến cuối năm 2025, ngân hàng có bộ máy QTTK độc lập, quản lý tập trung tại Trụ sở chính với phải đầy đủ các bộ phận chức năng cần thiết theo thông lệ.

Để đạt mục tiêu đó thì ngân hàng cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, thiết lập đầy đủ các bộ phận chức năng cần thiết trong bộ máy QTTK

- Thành lập Hội đồng ALCO trực thuộc Tổng giám đốc

Theo thông lệ, các NHTM thường thiết lập Hội đồng ALCO với cơ cấu gồm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên và thƣ ký. Hội đồng ALCO là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong QTTK tại Agribank. Hội đồng ALCO cần tổ chức họp định kỳ (hàng tháng) để xem xét, thảo luận và giải quyết các vấn đề quan trọng liên quan đến QTTK. Trong trường hợp điều kiện thị trường có những thay đổi bất lợi, nguy cơ gây khó khăn thanh khoản cho ngân hàng thì Hội đồng ALCO cần tổ chức họp đột xuất. Ngoài ra, ALCO phải thực hiện các báo cáo thanh khoản và đề xuất các hành động của mình gửi trực tiếp cho Tổng giám đốc, HĐTV. Việc này nhằm đảm bảo HĐTV luôn nắm thông tin kịp thời về tình hình thanh khoản của ngân hàng theo chiến lƣợc, chính sách đã đề ra; đồng thời để Tổng giám đốc chuẩn bị đủ nguồn lực xử lý các vấn đề thanh khoản.

- Thiết lập bộ phận KToNB theo chiều dọc từ Trụ sở chính đến các đơn vị kinh doanh để đảm bảo: (i) Đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả của chính sách, quy trình QTTK, trong đó có giám sát, đánh giá tính hiệu quả của KT - KSNB tại các đơn vị kinh doanh; (ii) đánh giá tính minh bạch của thông tin và báo cáo tài chính làm cơ sở cho việc nhận diện vị thế thanh khoản, giám sát, kiểm soát thanh khoản chính xác, kịp thời.

- Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống KT - KSNB theo chiều dọc từ Trụ sở chính cho đến các phòng giao dịch. Cụ thể: Ngân hàng cần bố trí ít nhất một cán bộ KT - KSNB tại chi nhánh loại 2 quy mô nhỏ và tại các phòng giao dịch.

Sơ đồ 3.1. Đề xuất mô hình tổ chức bộ máy QTTK tại Agribank Thứ hai, làm rõ trách nhiệm, quyền hạn QTTK của các bộ phận chức năng.

Để QTTK hiện quả, chính sách QTTK cần qui định rõ chức năng, nhiệm vụ các bộ phận liên quan, bảo đảm sự độc lập, tránh chồng chéo về chức năng khi thực hiện QTTK đồng thời có sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan để việc nhận diện,

HĐTV

UB QLRR

Hội đồng ALCO Tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc

Ban kiểm soát

Hệ thống KToNB

Ban chuyên môn

Đơn vị KD Hệ thống

KT KSNB

đo lường, đánh giá và giám sát thanh khoản kịp thời, chính xác và đạt mục tiêu trong từng giai đoạn. Cụ thể:

- HĐTV: Chịu trách nhiệm cuối cùng và cao nhất đối với khẩu vị RRTK và chiến lƣợc QTTK tại Agribank: Phê duyệt các chiến lƣợc, khẩu vị, chính sách và tổ chức bộ máy QTTK; giám sát thanh khoản toàn hệ thống hàng ngày và định kỳ thông qua các báo cáo, đề xuất của Tổng giám đốc, của Hội đồng ALCO, của Ủy ban QLRR, KToNB và ra quyết định cuối cùng về đề xuất của các bộ phận trên.

- Tổng giám đốc: Chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp từ HĐTV; ban hành các cơ chế, quy chế, quy trình liên quan đến QTTK tại Agribank; phối hợp với các Ban/ Trung tâm/ đơn vị liên quan đến QTTK tại Trụ sở chính và các chi nhánh để tổ chức thực hiện chiến lƣợc, chính sách và khẩu vị RRTK đã đƣợc phê duyệt;

giám sát cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện QTTK trên cơ sở tiếp nhận báo cáo liên quan đến thanh khoản của Agribank từ Hội đồng ALCO và các Ban/ Trung tâm tại Trụ sở chính.

- Ủy ban QLRR: Đánh giá, khuyến nghị với HĐTV về khẩu vị RRTK và phê duyệt các chính sách, phương pháp và công cụ đo lường RRTK.

- Hội đồng ALCO: thực hiện các nhiệm vụ do Tổng giám đốc ban hành và tham mưu cho Tổng giám đốc các vấn đề:

+ Quản lý bảng cân đối tài sản hiệu quả, phù hợp với chính sách QTTK.

+ Rà soát, đề xuất kế hoạch huy động vốn, kế hoạch sử dụng vốn, nguyên tắc xây dựng giá điều chuyển vốn nội bộ.

+ Kiểm soát hoạt động kinh doanh đảm bảo tuân thủ hạn mức thanh khoản.

Vì vậy, ALCO chịu trách nhiệm chính trong QTTK tại Agribank nhƣ sau:

+ Thiết lập các giới hạn/ hạn mức thanh khoản, các hạn mức khác liên quan đến QTTK và kế hoạch dự phòng thanh khoản trong các thời kỳ.

+ Thực hiện các báo cáo về tình hình thanh khoản, chính sách, kiểm soát thanh khoản, các chỉ số cành báo sớm.

- Ban Kế hoạch - Nguồn vốn: Thực hiện chính sách QTTK, báo cáo kết quả với Hội đồng ALCO và đề xuất những điều chỉnh cần thiết.

- Hệ thống KT - KSNB: Tại Trụ sở chính, thực hiện KT - KSNB các hoạt động tại Trụ sở chính; quản lý, điều hành hoạt động KT - KSNB toàn hệ thống và chịu trách nhiệm báo cáo với Tổng giám đốc. Tại đơn vị kinh doanh, thực hiện KT - KSNB các hoạt động tại đơn vị kinh doanh và chịu trách nhiệm báo cáo với bộ phận KT - KSNB cấp trên.

- KToNB: Tại Trụ sở chính, thực hiện giám sát tính hiệu quả của KT - KSNB tại Trụ sở chính; chỉ đạo, điều hành hoạt động KToNB toàn hệ thống và chịu trách nhiệm báo cáo với Ban kiểm soát; Tại đơn vị kinh doanh, thực hiện giám sát tính hiệu quả của KT - KSNB tại đơn vị kinh doanh và chịu trách nhiệm báo cáo với bộ phận KToNB cấp trên.

Để đảm bảo sự độc lập giữa các bộ phận trên, ngân hàng cần: (i) Quản lý đội ngũ nhân sự KT - KSNB, KToNB theo chiều dọc từ Trụ sở chính đến các đơn vị kinh doanh nghĩa là việc tuyển dụng, đào tạo, trả lương do Trụ sở chính quyết định;

(ii) không có sự kiêm nhiệm giữa cán bộ KT - KSNB và cán bộ nghiệp vụ, sự kiêm nhiệm giữa HĐTV/BĐH và Ban kiểm soát/ KToNB để đảm bảo tính khách quan khi kiểm soát BĐH, HĐTV.

Một phần của tài liệu Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 134 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)