Đặng Thai Mai I. Mục tiêu: HS cần về
1. Kiến thức:
- Biết sơ giản về tác giả Đặng Thai Mai.
- Biết được những đặc điểm của tiếng Việt và những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và phân tích một văn bản nghị luận, chứng minh, bố cục, hệ thống lập luận, lí lẽ, dẫn chứng.
3. Thái độ:
- Có thái độ trân trọng và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 4. Năng lực, phẩm chất:
- Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự quản lí, hợp tác, giao tiếp.
- Phẩm chất: sống yêu thương, trách nhiệm,trung thực, tự tin, sống tự chủ, tự lập.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy:- Bài soạn, tài liệu liên quan.
2. Trò:- Đọc và soạn kĩ bài( trả lời các câu hỏi trong sgk ) III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- PP: dạy học nhóm,vấn đáp- gợi mở, phân tích, giảng bình.
- KT: Thảo luận, động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, trình bày một phút, hỏi-đáp.
IV. Tổ chức các hoạt động học tập 1. Hoạt động khởi động
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng đoạn từ đầu cho đến"... cho một dân tộc anh hùng" của bài "Tinh thần yêu nước của nhân nhân ta"
? Em hiểu câu "Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong "hòm" là như thế nào?
* Tổ chức khởi động
- GV đọc một đoạn bài thơ "Tiếng Việt” của tác giả Lưu Quang Vũ.
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ
? Em có suy nghĩ gì về tiếng Việt?
- Gv giới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1. Đọc và tìm hiểu chung I. Đọc và tìm hiểu chung :
+PP: Vấn đáp-gợi mở, thuyết trình +KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, hỏi- trả lời
+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp
? Trình bày những hiểu biết của em của em về tác giả Đặng Thai Mai ?
( HS thuyết trình)
GV bổ sung, mở rộng: từng là Bộ trưởng bộ GD, hiệu trưởng đầu tiên của trường ĐHSPHN, nhà văn, nhà giáo...
? Xuất xứ của vb?
? Em sẽ đọc vb với giọng ntn?
Giọng đọc rõ ràng, mạch lạc khi thể hiện những câu dài nhiều thành phần phụ, giọng nhấn mạnh khi đọc tới những câu nhấn mạnh mở đầu, kết luận (in nghiêng) - GV đọc mẫu, GV gọi HS đọc,NX
- Hs chú ý chú thích sgk
GV sử dụng kĩ thuật hỏi-trả lời cho hs làm việc.
? Văn bản này thuộc kiểu văn bản nào?
?Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?
? Hãy tìm câu văn chứa vấn đề nghị luận trong bài?
? Văn bản này có thể chia ra làm mấy phần? Xác định giới hạn và nội dung của từng phần?
HĐ2. Tìm hiểu chi tiết văn bản
+PP: Vấn đáp-gợi mở, dạy học nhóm, giảng bình, phân tích.
+KT: Thảo luận, đặt câu hỏi
+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy
1.Tác giả
- Đặng Thai Mai (1902-1984)- Quê Nghệ An, là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học, nhà hoạt động xã hội có uy tín.
- Năm 1996, ông được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.
2.Tác phẩm :
a. Xuất xứ: Đây là đoạn trích trong bài nghiên cứu lớn : "Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc".
b. Đọc, tìm hiểu chú thích
* Đọc
* Chú thích( sgk)
c. Kiểu vb: Nghị luận chứng minh - Vấn đề NL: Sự giàu đẹp của tiếng Việt - Câu chứa vấn đề nghị luận (Luận đề):
"Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay"
d. Cấu trúc: 2 phần
+ P1: Từ đầu .... "qua các thời kì lịch sử":
Nhận định chung về sự giàu đẹp của tiếng Việt.
+ P2: Còn lại: Chứng minh cái giàu đẹp của tiếng Việt về các mặt: ngữ âm, từ vựng, cú pháp.
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản 1. Nhận định chung về tiếng Việt
sáng tạo, hợp tác, giao tiếp - Theo dõi phần 1
? Câu văn nào khái quát phẩm chất của tiếng Việt?
? Vẻ đẹp của tiếng Việt được giải thích dựa vào những yếu tố nào?
? Cái hay được giải thích như thế nào?
? Em có nhận xét gì về lập luận của tác giả trong đoạn văn này? Tác dụng?
GV giảng bình về cái đẹp, cái hay của TV
? Ở phần 2, tác giả đi vào chứng minh biểu hiện nào của tiếng Việt trước?
GV chia 4 nhóm thảo luận(3 phút)
1. Tác giả khẳng định TV đẹp ở điểm nào ?
2. Vẻ đẹp của tiếng Việt được hiện lên qua những dẫn chứng nào?
3. Nx cách đưa dẫn chứng của tác giả?
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nx, bổ sung, gv nx hoàn chỉnh kiến thức.
?Em có biết tiếng Việt có bao nhiêu nguyên âm và phụ âm ? bao nhiêu thanh điệu ?
(- 11 nguyên âm: a,ă, â, o, ô, ơ, u, ư, i (y), e, ê và 3 cặp nguyên âm đôi: iê, uô, ươ - Phụ âm: b, c (k, q), l, n, m, r, s, x, t, v, p, h, th, ph, tr, ch, ng (ngh)...
- 6 thanh điệu ( huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng, không thanh)
- GV: So với tiếng Hán chỉ có 4 thanh, tiếng Anh, Nga, Pháp có 2 thanh thì tiếng Việt quả thực giàu thanh điệu bậc nhất.
? Bằng vốn hiểu biết của mình, em hãy tìm một dẫn chứng sinh động về chất nhạc, về sự uyển chuyển của tiếng Việt ? VD: 1. Chú bé loắt choắt.
Luận điểm: " Tiếng Việt có những phẩm chất của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay".
* TV đẹp:
- Hài hoà về âm hưởng, nhịp điệu - Tế nhị, uyển chuyển trong đặt câu.
* TV hay:
- Đủ khả năng diễn đạt tư tưởng, tình cảm của người Việt.
- Thoả mãn nhu cầu đời sống văn hoá qua các thời kì lịch sử.
+ Lập luận ngắn gọn, rành mạch; trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể
Người đọc dễ theo dõi, dễ hiểu.
2. Biểu hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt
* Lđ: Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp : - Giàu chất nhạc, uyển chuyển
- NX của một giáo sư nước ngoài: TV rành mạch trong lối nói, uyển chuyển trong câu kéo...
- Hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú, giàu thanh điệu, giàu hình tượng ngữ âm.
+ Dẫn chứng khách quan và tiêu biểu.
-> Tăng tính thuyết phục cho luận điểm
Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt.
Cái đầu nghênh nghênh 2. Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng…
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng…
- Theo dõi đoạn tiếp.
? Tác giả quan niệm như thế nào về một thứ tiếng Việt hay?
GV cho hoạt động cặp (2p)
? Chỉ ra cái hay của tiếng Việt về cấu tạo từ ngữ, từ vựng, ngữ pháp,sự phát triển của từ mới? Lấy 1vd minh họa
Đại diện nhóm trình bày, hs khác nx, bổ sung, gv hoàn chỉnh, mở rộng kiến thức VD: Các sắc thái của cụm từ "ta với ta"
trong 2 tác phẩm “ Bạn đến chơi nhà và Qua đèo Ngang”.
-Những từ mới hiện nay:( tinh vi, tinh tướng, xù,vãi, bựa, lít, chai…)
? Nhận xét về cách lập luận của tác giảc ở phần này ?
? Quan hệ giữa hay và đẹp trong tiếng Việt như thế nào?
-hs trình bày
- GV giảng bình: Phẩm chất đẹp của một ngôn ngữ là khả năng gợi cảm xúc, chủ yếu được tạo nên bởi hệ thống ngữ âm, sự hài hòa về thanh điệu. nhịp điệu. Cái hay chủ yếu là ở khả năng diễn tả tình cảm, tư tưởng, phản ánh đời sống tinh tế sâu sắc.
Giữa 2 phẩm chất ấy có mối quan hệ gắn bó. Cái đẹp của một thứ tiếng thường cũng phản ánh cái hay của thứ tiếng ấy, vì nó thể hiện sự phong phú, tinh tế trong cách diễn đạt, cũng tức là thể hiện sự chính xác và sâu sắc trong tình cảm, tư tưởng của con người. Ngược lại, cái hay cũng tạo ra vẻ đẹp của 1 ngôn ngữ. Chẳng hạn trong TV, sự tinh tế, uyển chuyển trong cách đặt câu, dùng từ, không chỉ là
* Tiếng Việt là một thứ tiếng hay:
- Thoả mãn nhu cầu thay đổi tình cảm ý nghĩ giữa con người với con người.
- Thoả mãn yêu cầu của đời sống văn hoá ngày một phức tạp.
d/c Tiếng Việt:
- Dồi dào về cấu tạo từ ngữ…về hình thức diễn đạt.
-Từ vựng… tăng lên mỗi ngày một nhiều - Ngữ pháp …uyển chuyển, chính xác - Không ngừng đặt ra những từ mới …
+ Lí lẽ và các chứng cứ khoa học
=> Khẳng định Tiếng Việt không chỉ hay về nội dung biểu đạt mà còn đẹp về hình thức.
cái hay, mà còn tạo ra vẻ đẹp trong hình thức diễn đạt hài hòa, linh hoạt, uyển chuyển.
? Hiện nay giới trẻ có xu hướng dùng từ phiên âm nước ngoài, từ “lạ và độc”, theo em có nên như thế không?
- hs bày tỏ ý kiến
- Đọc phần cuối của văn bản
? Đoạn cuối của văn bản giúp em hiểu thêm điều gì về tiếng Việt?
- Gv giảng, liên hệ với thời Bắc thuộc...
? Qua đó tác giả bộc lộ tình cảm gì đối với tiếng Việt?
HĐ3. Tổng kết
+PP: Vấn đáp-gợi mở, giảng bình +KT: đặt câu hỏi, hỏi-đáp, động não + NL: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp
? Nghệ thuật nghị luận của tác giả có gì đặc biệt?
? Bài nghị luận này mang lại cho em những hiểu biết sâu sắc nào về tiếng Việt
? Từ đó vb bồi dưỡng cho em tình cảm gì?
Hs trình bày -GV nâng vấn đề HS đọc ghi nhớ.
3. Sức sống của tiếng Việt
- Khẳng định sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của tiếng Việt- biểu hiện hùng hồn cho sức sống mạnh mẽ của dân tộc.
- Tác giả: Am hiểu về tiếng Việt Yêu quý và tự hào về tiếng Việt.
III. Tổng kết:
1. NT:
- Nghị luận bằng cách kết hợp giải thích, chứng minh với bình luận.
- Các lí lẽ, dẫn chứng nêu ra có sức thuyết phục.
2. ND: Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp và hay do có những đặc sắc trong cấu tạo và khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử.
-> Giúp người đọc hiểu và tự hào về tiếng Việt từ đó có thái độ tôn trọng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
* Ghi nhớ : SGK.
3. Hoạt động luyện tập
? Nêu các đặc điểm nổi bật của tiếng Việt?
4. Hoạt động vận dụng:
- Tìm những dẫn chứng cho thấy sự phát triển của TV qua các thời kì lịch sử?
- Tìm thêm dẫn chứng để chứng minh sự giàu đẹp của TV?
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan đến bài học( vẻ giàu, đẹp của TV), chia sẻ cùng các bạn.
- Học thuộc các câu văn mang luận điểm.
- Chuẩn bị bài mới: Thêm trạng ngữ cho câu
+ Tìm hiểu ví dụ, trả lời các câu hỏi
==============================
Ngày soạn: 25/1/ Ngày dạy: 1/2
Tiết 91- bài 21: