ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
HĐ 4: Hướng dẫn làm bài kiểm tra
- PP: vấn đáp- gợi mở,luyện tập- thực hành, dạy học nhóm, chơi trò chơi.
- KT: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
- NL: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp
? Hãy cho biết các văn bản em đã học có thể xếp thành các nhóm vb ntn ?
GV kiểm tra kiến thức bằng cách tổ chức trò chơi, chia lớp thành 2 đội thi lần lượt theo chủ đề, đội nào nhanh hơn sẽ thắng và có phần thưởng.
( có thể kiểm tra cá nhân 1 số hs đọc
* BT 1:
Câu rút gọn: Trông từ xa lêu khêu như cái bóng khuất dần sau lũy tre
* BT 2:
a. Trên khắp mọi miền tổ quốc, b. Trên cành cây,
c. Vì mưa,
d. Để bố mẹ vui lòng,
* BT3:
HS hệ thống bằng sơ đồ các phép biến đổi câu.
IV. Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp
A- Phần Văn 1) Ca dao- tục ngữ
2) Thơ trữ tình trung đại và hiện đại Việt Nam và nước ngoài
3) Các tác phẩm văn xuôi 4)Văn nghị luận
thuộc văn bản, nêu khái quát nội dung, ý nghĩa….của vb và cho điểm miệng) GV điều khiển Hs tham gia trò chơi hái hoa dân chủ để ôn lại kiến thức.
GV dùng bảng phụ khái quát
Gv chia nhóm cho hs thảo luận (3p)cho hs hình thành lược đồ tư duy
Đại diện trình bày, nhóm khác nx, bổ sung, gv nx, chốt
? Em hãy khái quát các kiểu văn đã học trong chương trình NV văn 7 ?
GV y/c hs nhắc lại đặc điểm của từng kiểu văn
Hướng dẫn một số đề
- Đề 1: Hãy viết đoạn văn cho công dụng của văn chương?
Đề 2: Cảm nghĩ của em về kỉ niệm tuổi thơ để lại trong em ấn tượng sâu đậm nhất?
? Hãy xác định thể loại và cách làm Gv cho hs thảo luận theo cặp(1p)
Đại diện trình bày, hs khác nx, bổ sung, gv hoàn chỉnh kiến thức.
B- Phần Tiếng Việt
1) Các kiểu câu, các thành phần câu 2) Các biện pháp tu từ
3) Các dấu câu C-Tập làm văn
1) Văn biểu cảm 2) Văn nghị luận:
+ NL Chứng minh + NL giải thích
Đề 1: Chứng minh dựa trên d/c trong vb . Viết được đoạn văn đã học, chọn được d/c tiêu biểu
Đề 2: Văn biểu cảm, biểu đạt tình cảm cx của mình trước kỉ niệm về loài cây, người thân, con vật….
- Thể loại: Biểu cảm
- Cách làm vb biểu cảm theo 3 phần:
+ MB: Giới thiệu đối tượng được biểu cảm
+ TB: Triển khai dòng cảm xúc với đối tượng biểu cảm
+ KB: Khái quát lại cx của người viết.
4. Hoạt động vận dụng:
?Hãy viết 1 đoạn văn ngắn trong đó sử dụng linh hoạt các phép biến đổi câu đã học?
? Theo em muốn làm tốt bài kiểm tra cuối năm em và các bạn cần phải học ntn? Vì sao?
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Tìm hiểu thêm về các phép biến đổi câu.Tìm đọc,tham khảo các đề thi của những năm trước
- Nắm chắc các phép biến đổi câu, các biện pháp tu từ; Làm các bài tập còn lại - Ôn tập kĩ các kiến thức đã học để chuẩn bị cho kỳ thi KSCL
- Chuẩn bị: Hướng dẫn kiểm tra tổng hợp cuối năm.
=========================
Ngày soạn: 22 /4 Ngày dạy: 3 / 5 Tiết 140, 141
KIỂM TRA HỌC KÌ II ( Kiểm tra theo lịch của PGD) I- Mục tiêu
1 Kiến thức:
- Củng cố kiến thức của 3 phân môn Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. Từ kết quả của bài kiểm tra, học sinh biết được tình hình học tập bộ môn của bản thân từ đó có hướng học tập và rèn luyện trong hè và năm học tới
2. Kĩ năng:
- Làm được bài kiểm tra vận dụng các kiến thức đã học của từng phân môn 3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tự chủ, độc lập trong thi cử.
4. Năng lực, phẩm chất:
+ Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
+ Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự giác II- Hình thức kiểm tra
Tự luận
III- Ma trận đề kiểm tra Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Bậc thấp Bậc cao Tổng 1. Đọc -
hiểu văn bản
- Văn học hiện đại
Biết tên tác giả, tác phẩm một tác phẩm văn học hiện đại
Viết được đoạn văn nêu ý nghĩa nhan đề của một tác phẩm truyện hiện đại Số câu
Số điểm Tỉ lệ
0 1 1,0 10%
0 1 2,0 20%
0 1 3,0 30%
2. Tiếng Việt - Câu đặc biệt.
Xác định
được câu đặc biệt và phân tích được tác dụng của câu đặc biệt trong một đoạn văn bản.
Số câu Số điểm Tỉ lệ
0 1 2,0 20%
0 1 2,0 20%
3. Tập làm văn
- Văn nghị luận
Viết một bài văn nghị luận có sử dụng phép lập luận giải thích,
chứng minh.
Số câu Số điểm, tỉ lệ:
0 1 5,0 50%
0 1 5,0 50%
Tổng số cõu Tổng số điểm
Tỉ lệ
01 1,0 10%
01 2,0 20%
01 2,0 20%
01 5,0 50%
04 10 100%
II
. Đề kiểm tra
Câu 1 ( 5 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng đich nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”
(Ngữ văn 7, tập hai) a. Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b. Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích trên? Sự xuất hiện của những câu đặc biệt đó có tác dụng gì?
c. Viết một đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của nhan đề của tác phẩm nêu trong câu a ? Câu 2: 5 điểm
Giải thích và chứng minh câu tục ngữ sau:
“ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
III- Hướng dẫn chấm Câu 1: 5 điểm
a. Đoạn văn được trích trong tác phẩm “ Sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn. ( 1 điểm)
b. Câu đặc biệt trong đoạn trích trên: “Than ôi!” , “ Lo thay! Nguy thay!” ( 1 điểm) + Tác dụng: ( 1 điểm)
- Những câu đặc biệt thể hiện được thái độ, cảm xúc của người kể chuyện cũng như những người dân hộ đê: lo lắng, bất an vì nguy cơ vỡ đê.
- Sự xuât hiện của những câu đặc biệt này còn giúp người đọc hình dung được hiện trạng nguy ngập của cảnh mưa lũ, đê sắp vỡ.
c. Nhan đề của truyện là một nửa của một câu tục ngữ. ( 2 điểm)
- Sự lựa chọn, cách đặt nhan đề của nhà văn Phạm Duy Tốn rất độc đáo và chính xác, nó tạo nên sự hấp dẫn, kích thích trí tò mò người đọc, người nghe.
- Nhan đề truyện ngắn đã tích cực góp phần khắc hoạ chủ đề và làm nổi bật tính cách nhân vật. Qua nhân vật quan phụ mẫu, tác giả đã lên án thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm bè lũ quan lại cầm quyền đồng thời xót thương cho tính mạng người dân, đó cũng chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm.
-> "Sống chết mặc bay” là một nhan đề hay, đặc sắc, góp phần tạo nên thành công của tác phẩm
Câu 2: 5 điểm A. Mở bài: (0,5đ)
- Giới thiệu về tinh thần đoàn kết là 1 trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam
- Trích dẫn câu tục ngữ:
" Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao "
B. Thân bài:
a) Giải thích câu tục ngữ : ( (0,5đ)
- "Một cây" thì chẳng bao giờ làm" nên non" được cả. "ba cây " thì có thể làm nên "núi cao".
- "Chụm lại"là hành động thể hiện sự đoàn kết . "Cây " được nhân hóa , trở thành 1 biểu tượng sinh động thấm thía về tinh thần đoàn kết. Nhiều người biết đoàn kết thì có thể làm được những việc lớn, việc khó.
- Câu tục ngữ khuyên chúng ta cần phải biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau để đạt được thành công.
b)Giải thích vì sao “Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”- (0,5đ)
- Mỗi người đều không thể sống đơn độc một mình mà đều phải sống trong một tập thể, một cộng đồng.
- Đoàn kết tạo ra sức mạnh giúp ta vượt qua mọi khó khăn để đạt được thành công.
c, Chứng minh sức mạnh của tinh thần đoàn kết:
* Đoàn kết tạo nên sức mạnh để bảo vệ Tổ quốc. ( 1 đ)
- Dẫn chứng: Các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền, 3 lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên, …..
* Trong xây dựng đất nước, dân tộc ta luôn phát huy sức mạnh của tinh thần đoàn kết. ( 1 đ)
- Dẫn chứng:
+ Xưa, cha ông ta đó đoàn kết, xây dựng hệ thống đê điều ngăn lũ, bảo vệ sản xuất và đời sống của nhân dân.
+ Nay: Nhân dân ta đoàn kết chống tệ nạn xã hội . Đoàn kết để xây dựng đất nước thái bình để không phụ lòng mong mỏi của Bác Hồ và các vị anh hùng dân tộc …
* Trong văn học cũng đã có nhiều bài thơ,bài văn, câu chuyện nói về sức mạnh của tinh thần đoàn kết: (0,5đ)
- Câu chuyện “ Bó đũa”, bài thơ “ Hòn đá” của Bác Hồ.
- Câu nói của Bác:
“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công”
*
Trong thực tế đời sống cũng rất cần có tinh thần đoàn kết. (0,5đ) - Đoàn kết trong gia đình...
- Đoàn kết trong tập thể lớp...
- Đoàn kết trong cộng đồng...
C. Kết bài (0,5đ)
- Câu tục ngữ "Môt cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao" có ý nghĩa sâu sắc.
- Đoàn kết là sức mạnh để dẫn đến thành công.
- Mỗi chúng ta cần nêu cao tinh thần đoàn kết để đạt được thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.
************************************************
Ngày soạn: /5 Ngày dạy: /5 Tiết 142,143: