Đánh giá gia tốc rung động cực đạ

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông hồng (Trang 152 - 153)

c. Thảo luận các kết quả

4.4.2. Đánh giá gia tốc rung động cực đạ

Động đất luôn gây ra các rung động và được lan truyền trong các cấu trúc địa chất, địa hình. Phần lớn các thiệt hại do động đất gây ra đối với đời sống, hoạt động sản xuất của con người đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới gia tốc rung động. Tùy theo cường độ của trận động đất mà mức độ rung động của nền đất, gây biến dạng hoặc phá hủy các cấu trúc địa chất, địa hình ở những vùng khác nhau thường không giống nhau. Việc xác định gia tốc rung động do động đất gây ra có ý nghĩa quan trọng trong khoa học và thực tiễn, đặc biệt trong quy hoạch và xử dụng hợp lý lãnh thổ. Nghiên cứu, xác định gia tốc rung động cực đại sẽ cho biết các tham số

gây biến dạng địa hình, cấu trúc nói chung và các công trình xây dựng trên các cấu trúc đó nói riêng. Vì vậy trong nghiên cứu về hoạt động địa chấn người ta luôn phải xác định các tham số gia tốc rung động cực đại có thể gây biến dạng hay phá hủy

địa hình một khu vực nào đó.

Trong nghiên cứu này, bằng việc áp dụng phương pháp đánh giá gia tốc rung

động cực đại như được trình bày trên Mục 1.4.5 (b), NCS tiến hành đánh giá khả

năng gây ra rung động cực đại khi có động đất xảy ra trên 5 chấn đoạn đứt gãy chính đối với đập thủy điện Thác Bà. Kết quả tính toán cho thấy đứt gãy SC2 (Phụ

lục 4.2) cách đập 2 km là đứt gãy có ảnh hưởng lớn nhất tới đập thủy điện. Khi có

động đất cực đại xảy ra trên đứt gãy này thì có thể gây ra gia tốc rung động ngang cực đại tại thân đập là 0.3438g ứng với 337 cm/s2 ; gia tốc rung động chu kỳ 10000 năm là 0.3385g ứng với 332 cm/s2 ; gia tốc rung động ngang ứng với động đất thiết kế cực đại (chu kỳ 950 năm) là 0.2708g ứng với 265 cm/s2 ; gia tốc cơ sở hiệu dụng có chu kỳ 475 năm là 0.2143g ứng với 210 cm/s2 ; và gia tốc cơ sở hiệu dụng có chu kỳ 145 năm là 0.1762g ứng với 173 cm/s2 (Bảng 4.4). Các tham số về gia tốc rung

động này là cơ sở cho việc thiết kế và xây dựng các công trình nhằm hạn chế các

ảnh hưởng do các rung động địa chấn làm biến dạng địa hình gây ra.

Bảng 4.4: Các giá trị gia tốc tại thân đập Thác Bà do các đứt gãy hoạt động gây ra

PGA cực đại PGA (10000) PGA (950) PGA(475) PGA (145)

Đứt gãy g cm/s2 g cm/s2 g cm/s2 g cm/s2 g cm/s2 SH1 0.0180 17.6 0.0176 17 0.0139 13.6 0.0109 10.7 0.0091 9 SH2 0.0262 25.7 0.0259 25.4 0.0204 20 0.0161 16 0.0133 13 SH3 0.1754 172 0.1730 170 0.1367 134 0.1062 104 0.0862 84.5 SC1 0.0657 64 0.0651 63.8 0.0499 49 0.0385 37.7 0.0316 31 SC2 0.3438 337 0.3385 332 0.2708 265 0.2143 210 0.1762 173

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông hồng (Trang 152 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)