Kiến trúc hình thái kiến tạo nham thạch

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông hồng (Trang 57 - 61)

Các kiểu KTHT điển hình như:

- Dãy núi địa lũy khối tảng phát triển trên đá xâm nhập

Là dải cao nhất của dãy Fansipan (2.800 – 3.000m). Phía TN xác định bởi hệ đứt gãy dọc Phong Thổ, Bình Lư, Than Uyên. Cấu tạo chủ yếu bởi các đá granit trẻ

Paleogen, được nâng mạnh trong giai đoạn N - Q. Kiểu KTHT này và cả kiểu địa luỹ dạng bậc đều chứa nhiều hiểm hoạ về tai biến địa mạo (trượt, đổ lở, lũ đá,...). Khu vực này được nâng cao nhất vùng bởi các đỉnh núi trên dãy Hoàng Liên Sơn với các đỉnh Fansipan (3.143m), Phu Ta Leng (3.096m), Pu Luông (2.985m),...

Đường chia nước bị cắt xén hoàn toàn kiểu răng lược, sườn núi dốc đứng, gồ ghề, mấp mô. Địa hình được nâng cao mạnh mẽ nhất do ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo trẻ. Các đỉnh núi có lúc nằm đơn độc, nhưng có khi nằm liên tiếp với nhau tạo nên những bề mặt cách biệt nhau. Địa hình bị chia cắt và xâm thực sâu mạnh mẽ ở

sườn cũng nhưở đỉnh. Đường chia nước hẹp, sườn dốc đứng. Hầu hết trên sườn và

đỉnh đều lộ đá gốc. Điều này chứng tỏ địa hình hình thành hoàn toàn do việc nâng lên và do xâm thực hiện tại chia cắt rất mạnh mẽ.

- Khối núi địa lũy khối tảng – uốn nếp phát triển chủ yếu trên đá magma và đá phun trào tuổi Mezozoi

Khối núi tây Võ Lao (Văn Bàn) có dạng đẳng thước, bị khống chế bởi nhiều

đứt gãy đan chéo nhau, đồng thời bản thân cũng bị nhiều đứt gãy khác cắt qua chia thành nhiều khối nhỏ hơn. Địa hình cao dần về phía tây tới trên 3.000m và phần phía đông giảm xuống độ cao 2.000-1.000m, cao hơn KTHT phía xung quanh tới trên 500m. Đường phân thủy dạng răng cưa phân nhánh ở trung tâm khối núi. Địa hình phát triển trên đá granit với bề mặt sườn dốc trên 400,nhiều nơi tạo thành các vách liên kết với nhau kéo dài ngang sườn tạo nên dạng vai núi, hoặc làm sườn núi gãy gập dạng bậc thang, lớp vỏ phong hóa mỏng, nhiều tảng lăn, kích thước khác nhau. Bề mặt sườn bị chia cắt bởi mạng lưới sông suối dạng cành cây với chỉ số

CCN trên 2,4km/km2, phân cắt sâu có nơi lên tới 1.000m, các suối rất hẹp và có nhiều thác ghềnh.

Ở phía đông Văn Bàn, địa hình phát triển trên các đá phun trào tuổi Mezozoi có hình thái hơi khác, các đỉnh núi nhọn tạo thành các chỏm, vòm khá cân đối, sườn thẳng độ dốc 35-400, lớp phủ thổ nhưỡng dày hơn 1m, dòng chảy phát triển dạng tỏa tia. Ven khối núi địa hình phát triển trên đá trầm tích tuổi Proterozoi, có phần mềm mại hơn các sườn núi ít dốc, bồn thu nước mở rộng, lớp vỏ phong hóa dày, thực vật phát triển. Khối núi hình thành trên một nếp lồi lớn, trong quá trình bóc mòn lục địa lâu dài đã làm lộở gần trung tâm khối granit lớn. Tính chất uốn nếp chỉ được giữ lại bởi sự bảo tồn thế nằm của các lớp đá trầm tích xung quanh khối ởđộ

cao 1000m và sự bảo tồn của các bề mặt san bằng cổở các độ cao khác nhau. Với

đặc điểm địa mạo trên chứng tỏ rằng KTHT này đang được nâng nên mạnh. Trong quá trình phát triển khối núi liên tục được nâng cao kèm theo hoạt động của đứt gãy qua Minh Lương và nhiều đứt gãy cắt qua khối tạo điều kiện cho các mạch thạch anh – sunfua chứa vàng phát triển dọc đứt gãy.

- Kiến trúc hình thái địa lũy uốn nếp khối tảng phát triển chủ yếu trên đá biến chất tuổi Proterozoi

Kiến trúc hình thái này có thể quan sát thấy ở khu vực tây nam của tỉnh Lào Cai được khống chế bởi ĐGSC và đứt gãy Lục Yên-Yên Bình kéo dài song song với nhau. Khối núi bị các đứt gãy cắt qua và chia thành các khối nhỏ tồn tại ở các

độ cao 700-750m và 1.000-1.100m, đồng thời cũng cao hơn xung quanh tới 500m. Các khối núi đều được thống nhất trong một hệ thống núi, không chỉ riêng về hình thái sơn văn mà còn cả các dấu hiệu địa mạo cũng như cấu trúc địa chất. Phần trung tâm là đường chia nước của hệ thống núi có dạng răng cưa (dạng bị chia cắt mạnh), từ đó các khe rãnh và suối nhỏ chảy về hai phía đông bắc và tây nam với góc dốc trắc diện dọc lớn hơn 8-90, các chỉ số phân cắt sâu trên 500m, phân cắt ngang 1,8- 2km/km2, độ dốc của sườn từ 30-350. Khối núi hình thành trên đá quaczit, cát kết, phiến thạch anh - xerixit có tuổi Cambri (\1-2 np1, \1-2np2) của nếp lõm Ngòi Phượng và trên đá thạch anh 2 mica, phiến muscovit, quaczit, đá vôi có tuổi Proterozoi (PR2

ch1, PR2 ch2) của nếp lõm Lục Yên (Yên Bái). Có đường sống núi trùng với trục nếp lõm. Đó là trong mối tương quan giữa địa hình và cấu trúc địa chất, nó được xem như là một cấu trúc hình thái nghịch.

- Dãy núi uốn nếp - khối tảng phát triển trên trầm tích Paleozoi

Dãy núi vùng Cốc Lầu (Bảo Hà) và dãy núi bắc Bản Phiệt được xếp vào KTHT này. Ở đây các dãy núi đều thể hiện tính nâng khối tảng dọc theo đứt gãy

bình đồ các dãy núi khá giống nhau, hai đầu thót lại và kéo dài ra, ở giữa phình to và hơi uốn lượn một chút. Chúng ngăn cách nhau giữa các kiến trúc bởi các đứt gãy uốn cong ôm lấy dãy núi, những đứt gãy này lại được xác định rõ ràng bởi hệ thống suối. Độ cao địa hình 600-700m vào trung tâm dãy núi tăng dần tới 1000-1200m, các đỉnh núi nhọn, đường chia nước chính kéo dài liên tục dạng răng cưa, sườn dốc 25-300 bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối dạng cành cây với chỉ số CCN lớn hơn 2,4km/km²,phân cắt sâu 400-600m. Ở gần đỉnh dãy Bắc Ngầm địa hình phát triển trên đá vôi nên các đỉnh núi có hình tháp, sườn dốc hoặc tạo vách và đổ lở

mạnh mẽ, lớp vỏ phong hóa mỏng hơn 0,5m, dòng chảy thưa thớt, chỉ số phân cắt ngang nhỏ hơn 1,2km/km2. Các dãy núi được hình thành trên các nếp lõm, lồi kế

tiếp nhau kéo dài song song nhau, sống núi là đường phân thủy chính và là trục của nếp lõm được kéo dài bởi đá vôi loang lổ, đá vôi xám của hệ tầng Hà Giang, phụ hệ

tầng trên (\2 hg2). Sườn dãy núi hình thành trên các nếp lõm với đá nền là cuội kết,

đá phiến silic, cát bột kết của hệ tầng Hà Giang, phụ hệ tầng dưới (\2 hg1) hoặc đá quaczit, đá phiến thạch anh, cát kết của hệ tầng Ngòi Phượng, tạo nên khối địa hình nghịch với cấu trúc địa chất. Với đặc điểm địa mạo trên ta có thể kết luận là KTHT

địa hình vẫn đang được nâng cao.

- Núi vòm khối tảng phát triển trên đá magma và đá biến chất Proterozoi

Kiến trúc hình thái này gặp một phần nhỏ phía đông lãnh thổ Lào Cai và có sự liên kết chặt chẽ với khối núi thượng nguồn sông Chảy. Mạng lưới sông suối ở

khu vực thể hiện sự nâng vòm khá rõ, gần như toàn bộ các suối đều bắt nguồn từ

các đỉnh cao trên 2000m rồi chảy tỏa ra xung quanh, trong khi đó các suối bậc cao lại chảy lượn vòng ôm lấy vòm nâng. Các suối đều thẳng, trắc điện dọc dốc, nhiều thác, trắc diện ngang hẹp. Các chỉ số phân cắt ngang ngoài rìa xấp xỉ 1,8km/km2 và tăng dần vào phía trung tâm khối với chỉ số lớn hơn 2,4km/km2, chỉ số phân cắt sâu lớn hơn 100m. Sự biến thiên của các chỉ sốđịa mạo cũng như sự phân bố của các bề

mặt san bằng cổ sót ở các độ cao khác nhau và các đặc điểm mạng lưới thủy văn chứng minh khối núi được nâng mạnh dạng vòm trong giai đoạn TKT và hiện tại chúng vẫn tiếp tục được nâng cao. Do đã trải qua quá trình phát triển lục địa lâu dài và qua nhiều thời kỳ nâng, dọc các đứt gãy ven rìa khối núi xuất hiện nhiều mỏ

khoáng sản. Các quá trình ngoại sinh gây tai biến cũng rất phổ biến.

- Cao nguyên và núi khối tảng phát triển trên đá cacbonat và xen kẽ lục nguyên

Thuộc KTHT này là toàn bộ vùng núi Bắc Hà và Si Ma Cai, biểu hiện TKT là nâng biên độ lớn. Sự hình thành và phát triển địa hình ngoài nhân tố tích cực là kiến tạo còn liên quan đến vai trò thạch học với sự tham gia của nhân tố ngoại sinh.

Cao nguyên Bắc Hà có độ cao trung bình là 1000-1200m hình thành trên những phức nếp lõm được nâng cao, phân dị mạnh mẽ vào giai đoạn TKT. Địa hình

được cấu tạo bởi đá vôi, xen đá phiến mica, cát kết và các đá biến chất khác, chính

điều này làm cho cảnh quan rất đa dạng. Bên những khối đá vôi có đỉnh nhọn, sắc hình nón, hình tháp là địa hình thoải của những dãy đồi núi đá phiến đỉnh vòm,

đường phân thủy lượn sóng, sườn thoải và có lớp vỏ phong hóa dày hơn 1m.

Vùng đồi núi Bắc Hà vẫn còn giữ được nét đặc trưng cho cao nguyên karst

đang trong gian đoạn phát triển. Bề mặt cao nguyên đã được phân hủy, nhưng các thung lũng vẫn còn hẹp và tương đối kín. Những khối núi chiếm diện tích lớn, nhiều nơi liên kết với nhau phát triển thành những bức tường thành sừng sững. Kiểu carư

nhiệt đới phát triển trên mọi độ cao, từ chân tới đỉnh núi tạo ra trắc diện sườn hình răng lược. Các phễu giếng karst phát triển mạnh, nhiều hang động lấp đầy thạch nhũ. Mạng lưới thủy văn trong vùng rất thưa, mật độ phân cắt ngang trong vùng chỉ

nhỏ hơn 0,8km/km2. Sông suối chảy qua cao nguyên hoặc là bỗng nhiên mất hút trong những hốc sâu thẳm, hoặc là cắt thành những hẻm vực vừa sâu vừa dài như

sông Chảy, điển hình như vực hẻm dài ~60km từ Xín Mần tới Mường Khương.

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông hồng (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)