c. Thảo luận các kết quả
4.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHUYỂN ĐỘNG THEO CHIỀU THẲNG ĐỨNG VÀ TRƯỢT BẰNG DỌC ĐỚI ĐỨT GÃY SÔNG HỒNG
TRƯỢT BẰNG DỌC ĐỚI ĐỨT GÃY SÔNG HỒNG
Như các kết quả được trình bày ở trên về đặc điểm nâng và trượt bằng của
nhau mà chúng có quan hệ mật thiết với nhau, nhưng ưu thế không giống nhau trong những giai đoạn khác nhau. Gần như chưa có một nghiên cứu riêng biệt nào về mối tương quan giữa hai dạng chuyển động này trong khu vực mà chúng thường
được lồng ghép trong các công trình lý giải về sự biến dạng của sự đụng độ giữa mảng Ấn Độ vào Âu-Á. Liên quan đến vấn đề này có thể tổng hợp và phân chia thành hai trường phái: Trường phái (England và Houseman, 1985, 1986 [42, 43]; Houseman và England 1986, 1993 [60, 61]) cho rằng, biến dạng do đụng độ giữa mảng Châu Á và mảng Ấn Độ chỉ tập trung chủ yếu ở nơi đụng độ-năng lượng của quá trình đụng độ phần lớn tập trung vào việc làm dày lớp vỏ (nâng cao của địa hình-dãy Hymalaya), sự thúc trượt (chuyển dịch ngang) nếu có cũng không đáng kể. Trường phái khác (Tapponnier và nnk, 1986, 1990, 2001 [122, 125]; Peltzer và Tapponnier, 1988 [93]; Amijo và nnk, 1989 [13]) thì coi mảng Ấn Độ như một mảng cứng, còn mảng Châu Á bị biến dạng theo cơ chế dòn dẻo, một phần biến dạng xảy ra dọc đới đụng độ, còn một phần biến dạng xảy ra dọc các đứt gãy trượt bằng, trong đó trượt bằng phải dọc đứt gãy Sông Hồng làm mảng Nam Trung Hoa bị thúc trượt về phía đông. Đáng chú ý, bằng mô hình khối cứng, Peltze và Saucier (1996) [92] dự báo khối Nam Trung Hoa chuyển dịch với tốc độ 10 ± 5mm/năm so với khối Sundaland, trong đó thành phần tách giãn là 4.6 ± 2.3mm/năm và thành phần dịch trượt bằng phải là 8.9 ± 4.5mm/năm dọc đới ĐGSH. Mặc dù có những quan điểm khác nhau như trên nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng đới ĐGSH được hình thành là hệ quả của quá trình đụng độ Ấn-Á. Biến dạng dọc đới ĐGSH bao gồm hai thành phần là thành phần chuyển dịch thẳng đứng và chuyển dịch ngang.
Trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, nghiên cứu về vấn đề này, Lê Đức An và nnk (2003, 2004) [4, 7] cũng sơ bộ đề xuất ý tưởng ban đầu về mối quan hệ giữa thành phần chuyển dịch theo phương ngang và thẳng đứng như một giả định đó là: trong giai đoạn đầu (E3-N1) nguồn năng lượng do chuyển động tịnh tiến của mảng
Ấn Độ về phía mảng Âu-Á, từ khi bắt đầu va chạm (E2) cho đến khoảng 5 triệu năm trước, toàn bộ năng lượng tạo ra của mảng Ấn Độ chủ yếu dùng để làm vi mảng
Đông Dương dịch chuyển về phía đông nam hàng trăm kilômét, tạo ra trượt bằng trái cũng như tác động làm dịch chuyển các vi mảng khác [7]. Cũng theo [7] thì các dãy núi từ Himalaya-Tây Tạng đến Hoàng Liên Sơn-Con Voi trong thời kỳ này còn là địa hình đồi núi thấp và chưa được nâng lên đáng kể.
N2 – Q E3 – N1 [7]
B A A
Hình 4.13: Mối quan hệ giữa nâng kiến tạo khu vực và trượt bằng doc đới ĐGSH (Biên tập và chỉnh sửa theo [7])
Đến đầu N2, khi mảng Ấn Độ đã ép lún sâu vào lục địa Châu Á và bắt đầu tác động mạnh hơn vào vi mảng Nam Trung Hoa thì rìa phía nam-nơi ép lún sâu của lục địa này bị đội kênh lên mạnh và toàn bộ năng lượng xô ép của mảng Ấn Độ từ
N2 lại chủ yếu dành cho việc nâng khối tảng Himalaya-Tây Tạng từđộ cao 1km lên 8-9km cũng như nâng mạnh các lãnh thổ lân cận, trong đó có tây bắc Việt Nam và Vân Nam-Trung Quốc [7]. Cùng với hoạt động nâng trong khoảng thời gian này (từ
Pliocen – Đệ tứ), đầu Pliocen xảy ra một đột biến lớn đó là sựđổi hướng của thành phần chuyển động theo phương ngang từ trượt bằng trái thành trượt bằng phải dọc
đới ĐGSH. Như vậy, xét về mối tương quan giữa thành phần chuyển động theo phương ngang và phương thẳng đứng trong giới hạn phạm vi về thời gian của nghiên cứu là từ Pliocen trở lại đây, theo mô hình của [7] đánh giá thì trong thời gian này, hoạt động nâng là rất mạnh toàn khu vực và theo xu thế mạnh dần còn thành phần trượt bằng phải là yếu.
Theo các kết quả nghiên cứu nhưđã được trình bày ở trên (Mục 3.1.1, Mục 3.1.2, Mục 3.2.2 và Mục 4.2) thì tốc độ nâng trung bình của địa hình khu vực trong giai đoạn Pliocen là khoảng 0.11-0.24mm/năm, trong giai đoan từ cuối Pleistocen sớm đến cuối Pleistocen giữa có tốc độ nâng khoảng từ 0.17- 0.30mm/năm và trong giai đoạn từ cuối Pleistocen muộn đến nay, tốc độ nâng trung bình vào khoảng từ
0.70mm/năm đến 1.25mm/năm. Tốc độ nâng giảm dần theo hướng từ bắc xuống nam và từ đông sang tây phù hợp với địa hình hiện tại của khu vực. Tốc độ trượt bằng phải tính theo các biến vị của sông suối nhánh của sông Hồng, sông Chảy và các biến vị thềm sông trong giai đoạn Pleistocen giữa là ~1.7mm/năm (đối với nhánh ĐGSH bờ phải và nhánh ĐGSC) và ~1.8mm/năm (đối với nhánh ĐGSH bờ
trái); trong giai đoạn cuối Pleistocen giữa và đầu Pleistocen muộn có tốc độ biến vị địa hình ~1.1mm/năm (đối với nhánh ĐGSH bờ phải), ~ 1.2mm/năm (đối với nhánh
ĐGSH bờ trái) và ~1.4mm/năm (đối với nhánh ĐGSC). Ở hiện tại, thông qua tính toán đo đạc GPS tốc độ trượt bằng phải xác định được là nhỏ hơn 1mm/năm. Từđó ta có thể rút ra nhận xét về mối tương quan giữa hoạt động nâng kiến tạo và chuyển dịch trượt bằng phải trong khu vực dọc đới ĐGSH từ Pliocen tới nay đó là: hoạt
động nâng mạnh dần toàn khu vực nhưng không đồng nhất giữa các vùng khác nhau (tốc độ nâng của địa hình ở phía bắc khu vực nghiên cứu (khu vực Lào Cai) mạnh hơn khu vực phía nam và khu vực phía tây (dãy Hoàng Liên Sơn) mạnh hơn khu vực phía đông - DNCV); ngược với xu hướng của hoạt động nâng (mạnh dần), hoạt
động trượt bằng phải là yếu dần. Môi quan hệ này được biểu thị như mô hình Hình 4.13(B).