Đặc trưng địa chất kiến tạo trước Pliocen khu vực nghiên cứu và khu vực lân cận

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông hồng (Trang 44 - 46)

b. Phương pháp đánh giá gia tốc rung động cực đạ

2.1.1. Đặc trưng địa chất kiến tạo trước Pliocen khu vực nghiên cứu và khu vực lân cận

vực lân cận

Đới ĐGSH là một thểđịa chất-địa mạo và kiến tạo của khu vực rìa đông nam cao nguyên Tây Tạng. Đây là khu vực bị biến dạng rộng rãi như là kết quả của sự đụng độ Ấn-Á xảy ra cách ngày nay khoảng 50 triệu năm. Trong suốt thời gian Kainozoi giữa, một số đới trượt chính, trong đó có đới trượt cắt Ailao Shan-Sông Hồng, đã điều tiết sự biến dạng, sự quay và sự thúc trượt của các khối vỏ

(Tapponnier và nnk, 1986 [122], 1990 [125]; Leloup và nnk, 1995 [76]; Harrison và nnk, 1996 [57]; Wang and Burchfiel, 1997 [153]).

Trong giai đoạn trước Pliocen, đới trượt cắt Ailao Shan-Sông Hồng được chứng minh với sự phong phú các dấu hiệu thể hiện cơ chế trượt bằng trái, sự trượt này là không liên tục từ phía đông nam Tây Tạng tới Biển Đông (Tapponnier và nnk, 1990 [125]; Leloup và nnk, 1993 [78]; 1995 [76]; 2001 [77]). Bốn khối núi biến chất, Xuelong Shan, Diancang Shan, Ailao Shan (ở Vân Nam, Trung Quốc) và DNCV (ở Việt Nam) được bóc lộ như những vành đai các đá biến chất rộng 10- 20km (Leloup và nnk, 1995 [76], 2001 [77]). Đới trượt cắt Ailao Shan được đánh giá có biên độ chuyển dịch 700 ± 200km (Leloup và nnk, 1995 [76]) và hoạt động ít nhất vào khoảng 34 triệu năm trước (dựa vào tuổi của các bao thể monazite trong garnet đồng động lực, Gilley và nnk, 2003 [50]). Đới trượt được nâng lên rất nhanh trong sự trượt tách ngang (Harrison và nnk, 1992 [58]; Leloup và nnk, 1995 [76]; Harrison và nnk, 1996 [57]) hoặc là sự ép ngang (Wang và Burchfiel, 1997 [153]) từ ~25 triệu năm cho tới ~17 triệu năm (Harrison và nnk, 1996 [57]). Sự phân tách dữ liệu được giới hạn cũng có thể chỉ ra một chu kỳ nguội lạnh nhanh chóng giữa 13 và 10 triệu năm (Bergman và nnk, 1997 [17]; Leloup và nnk, 2001 [77]), nhưng không rõ ràng.

Ngoài các đá biến chất (thuộc 4 khối biến chất cao trên), thì lân cận đới trượt cắt Ailao Shan – Sông Hồng là nền Yangtze bao gồm phần chính là các đá cacbonat và bazan tuổi Pecmi. Các đá cacbonat nguồn gốc biển nông tuổi Mesozoic, trong trũng Chuxiong là các vỉa đá Jura và Creta mầu đỏ không có nguồn gốc biển

(Leloup và nnk 1995 [76]). Một vành đai hẹp là các đá trầm tích Oligocen và Miocen nguồn gốc hồ và sông bị biến rạng cao, điều đó ghi nhận sự bất chỉnh hợp của đới trượt cắt Ailao Shan là được gìn giữở phía đông bắc của đới trượt cắt dọc thung lũng Sông Hồng (Wang và nnk, 1998 [155]). Gần phía tây nam của đới trượt cắt là trũng Lanping-Simao, cấu tạo bởi nền đá Mesozoi và Kainozoi sớm màu đỏ, sự biến dạng được tìm thấy trong uốn nếp và đai chờm nghịch tuổi Kainozoi sớm- giữa (Leloup và nnk, 1995 [76]; Wang và nnk, 1998 [155]).

Khu vực nghiên cứu là một phần của đới ĐGSH, đây là khu vực có cấu trúc

địa chất khá phức tạp và các hoạt động kiến tạo trẻ vẫn đang diễn ra ở hiện tại. Theo bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:200.000, khu vực nghiên cứu nằm một phần trong các tờ bản đồ Lào Cai - Kim Bình, Bắc Quang, Yên Bái, Tuyên Quang, Điện Biên, Vạn Yên; bao gồm 3 đới cấu trúc chủ yếu là Sông Lô, Sông Hồng và Fansipan. Trên đới Sông Lô thuộc khoảng ranh giới Proterozoi - Paleozoi có loạt Sông Chảy gồm 2 hệ tầng Thác Bà và An Phú; thuộc Paleozoi có các hệ tầng Hà Giang, Chang Pung tuổi Cambri, Pia Phương, Mia Lé, Khao Lộc tuổi Đevon, Bắc Sơn tuổi Carbon-Permi; thuộc Mesozoi có các hệ tầng Yên Bình tuổi Trias và Bản Hang tuổi Creta; và thuộc Kainozoi chỉ có trầm tích Đệ tứ. Trên đới Sông Hồng có loạt Sông Hồng, bao gồm các hệ tầng núi Con Voi và Ngòi Chi, thuộc Proterozoi. Phủ trên chúng là trầm tích Neogen của hệ tầng Phan Lương và trầm tích Đệ tứ. Trên đới Fansipan, thuộc khoảng ranh giới Proterozoi - Paleozoi có loạt Sa Pa bao gồm các hệ tầng Sinh Quyền và Đá Đinh, thuộc Paleozoi chỉ có hệ tầng Cam

Đường tuổi Cambri. Thuộc Mesozoi có hệ tầng Suối Bàng tuổi Trias, các hệ tầng Nậm Thếp, Văn Chấn thuộc Jura - Creta và thuộc Kainozoi có các diện hẹp trầm tích Neogen - Đệ tứ (Hình 2.1).

Lân cận đới ĐGSH có một số hệ đứt gãy lớn khác có vai trò khá quan trọng và cũng gây ảnh hưởng đến ĐGSH như: hệ thống đứt gãy Xianshuihe-Xiaojiang ở

phía đông bắc, hệđứt gãy Lai Châu – Điện Biên ở phía tây nam (gần đối xứng với hệđứt gãy Xianshuihe-Xiaojiang qua ĐGSH) và hệđứt gãy Dali ở phía tây bắc của

đới ĐGSH.

Tóm lại, đặc trưng địa chất trong giai đoạn trước Pliocen của đới ĐGSH là bốn khối núi biến chất cao được bóc lộ như những vành đai các đá biến chất rộng 10-20km. Hoạt động kiến tạo theo cơ chế trượt bằng trái với tổng biên độ dịch trượt có thể đạt 700 ± 200km. Trong khu vực nghiên cứu, cấu trúc địa chất khá phức tạp với các đá có tuổi từ Proterozoi đến Kainozoi, nhiều đới siết ép trẻ phân bố dọc đới

sông Hồng và sông Chảy. Ngoài ra chúng còn phân bố dọc các trũng giữa núi và thung lũng của các sông suối nhánh lớn của 2 hệ thống sông này.

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông hồng (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)