Đặc điểm động hình học các chấn đoạn đứt gãy hoạt động

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông hồng (Trang 94 - 102)

c) Kiến trúc hình thái kiến tạo bóc mòn

3.1.3.1. Đặc điểm động hình học các chấn đoạn đứt gãy hoạt động

Phần thuộc lãnh thổ Trung Quốc, đứt gãy trượt phải Sông Hồng gần như

trùng khít với rìa đông bắc của đới trượt cắt Ailao Shan. Số lượng các đứt gãy và cách thức ở đó sự trượt được phân chia trên các nhánh của ĐGSH thay đổi dọc chiều dài của nó và phụ thuộc vào các điều kiện khu vực. Theo chiều từ tây bắc xuống đông nam, qua việc tổng hợp các nguồn tài liệu và phân tích trên ảnh vệ tinh Landsat TM, ETM+ và mô hình sốđộ cao có thể thấy rằng:

Ở khu vực Mindu, phía bắc-nơi kết thúc dãy Ailao Shan, ĐGSH thể hiện bởi hai nhánh đứt gãy chính, phương TB-ĐN. Trong đó, nhánh phía đông thể hiện rõ nét hơn nhánh phía tây nhưng bị cắt bởi đứt gãy trượt trái Chenghai và biến vị

~7km (Schoenbohm và nnk, 2006 [111]). Tiếp đến phía bắc bồn Wudingshan, đứt gãy vẫn tiếp tục phát triển theo hai nhánh chính, trong đó nhánh phía đông có biểu hiện của sự trượt bằng thuận, nhưng ở phía nam của bồn này thì chỉ còn thấy dấu hiệu của một nhánh đơn lẻ. Nhánh đứt gãy này tiếp tục quan sát thấy ở khu vực Ejia (chỉ có một nhánh đứt gãy này, chạy ngay sát thị trấn Ejia) và có nhiều dấu hiệu của sự trượt bằng phải (Schoenbohm và nnk, 2006 [111]). Ở khu vực Yuanjiang, phần phía tây bắc, đứt gãy gồm một nhánh chính và một số nhánh phụ. Địa hình rìa đứt gãy gần như thẳng đứng, được đánh dấu bởi một đới sét kiến tạo dày (Schoenbohm và nnk, 2006 [111]). Nhánh đứt gãy chính này chạy theo hướng đông nam về phía bắc của bồn Yuanjiang và không nối trực tiếp với đứt gãy chính ở phần đông nam của bồn này. Ở phía đông nam Yuanjiang, ĐGSH là một nhánh đơn lẻ, được đánh dấu bởi một đới sét kiến tạo dầy ~100m với góc dốc hướng đông bắc ~80o. Từ khu vực Nansa cho đến phần tiếp giáp với biên giới Việt Nam, ở hiện tại có hai nhánh

đứt gãy chính của ĐGSH. Nhánh phía tây nam là gần thẳng đứng và phân tách với các gneis đới trượt cắt Ailao Shan từ các đá trầm tích Kainozoi và các đá Triassic của nên Yangtze. Nhánh phía đông bắc, cũng gần thẳng đứng, liền kề một phần với các đá Triass trên của nền Yangtze Triassis, tương phản với một đơn vị Triassic giữa. Cả hai đứt gãy là được thể hiện rõ ràng bởi các đới sét mạch. Gần Nansa, các

đứt gãy cách nhau ~100-200m, được phân tách bởi thạch cao và bùn sét hồ

Oligocene sớm, trầm tích hồ bị trượt cắt mạnh mẽ với sự phân bố các đới sét mạch

được phát triển rộng khắp (Schoenbohm và nnk, 2006 [111]).

b. Phần thuộc lãnh thổ Việt Nam

Ở khu vực Lào Cai - Việt Trì, qua kết quả phân tích các dấu hiệu địa mạo và

ảnh viễn thám ở tỉ lệ lớn NCS thấy ĐGSH trong giai đoạn hiện đại không phải là một đới liên tục mà gồm nhiều chấn đoạn có kích thước khác nhau khi thể hiện trên các cấu trúc đất đá khác nhau. Từ biên giới Việt - Trung, đới ĐGSH tách thành hai

đứt gãy chính bao hai rìa đới biến chất DNCV và được gọi là ĐGSH và ĐGSC (Hình 3.2).

Đứt gãy hot động sông Hng chạy dọc rìa Tây Nam của đới biến chất DNCV, ứng với ĐGSH mô tả truyền thống trong các văn liệu địa chất trước đây. Trên ảnh vệ tinh Landsat và DEM nó được thể hiện là đới đứt gãy duy nhất chạy dọc thung lũng sông Hồng. Tuy nhiên, phân tích chi tiết các yếu tốđịa chất, địa mạo khu vực này cho thấy đứt gãy hiện đại sông Hồng thể hiện bằng hai đứt gãy chính chạy theo hai bờ phải và trái. Chúng không kéo dài liên tục mà phân thành từng

đoạn. Tuỳ từng vị trí, đứt gãy bờ trái sông Hồng thể hiện rõ nét hơn đứt gãy bờ phải hoặc ngược lại. Đáng chú ý, dọc đứt gãy này NCS đã xác định được 3 chấn đoạn

đứt gãy chính với độ dài trên 10km (đứt gãy SH1, SH2 và SH3) có khả năng sinh chấn và được sử dụng đánh giá động đất cực đại ở phần dưới đây (Hình 3.2).

Hình 3.2: Sơđồ phân bốđứt gãy trẻ khu vực từ Lào Cai đến Việt Trì.

Đứt gãy SH1 từ phía TB thành phố Lào Cai chạy dọc sông Hồng kéo dài liên tục ~14.5 km, dọc theo các chấn đoạn này cũng quan sát thấy biên độ dịch chuyển > 150 m (khu vực Mỏđồng Sinh Quyền, hay phía Tây bắc Trịnh Tường 3km).

Đứt gãy SH2 (Hình 3.3) thể hiện rõ trên ảnh máy bay, ảnh vệ tinh và mô hình sốđộ cao (DEM), kéo dài ~12km từ thị trấn Phố Lu tới gần thị xã Cam Đường (cũ), có biểu hiện là đứt gãy trượt bằng. Biên độ dịch chuyển phải xác nhận được từ

các khảo sát địa chất, địa mạo, trên các thành tạo trầm tích Đệ tứ tại các suối dọc theo nhánh phía Đông Bắc (vùng Bảo Hà) từ 150 tới 250m. Dọc chấn đoạn đứt gãy này còn có thể quan sát thấy hệ thống các bề mặt tam giác kiến tạo (triangular facet) và đứt gãy này gần như là ranh giới phân chia các đá biến chất của DNCV và các đá trầm tích của thung lũng sông Hồng. Về mặt địa mạo, chấn đoạn đứt gãy này là ranh giới phân chia giữa kiểu địa hình của DNCV và kiểu địa hình bãi bồi và thềm sông Hồng (Hình 4.3).

Hình 4.3

Hình 3.3: Chấn đoạn đứt gãy trẻ - Sông Hồng 2 (Ảnh vệ tinh Landsat TM được chồng trên mô hình sốđộ cao)

Đứt gãy SH3 (Hình 3.4) thể hiện rõ nét trên ảnh vệ tinh, trên bản đồ địa hình, kéo dài ~18km từ hồ Khe Giữa thuộc địa phận xã Yên Hợp (Văn Yên) đến hết xã Minh Tiến (Trấn Yên) và là ranh giới phân chia hai dạng địa hình thềm bậc IV và thềm bậc III. Tại đứt gãy này có thể quan sát thấy nhiều dấu hiệu biến vị của địa hình và biến vị của suối cắt qua. Theo kết quả nghiên cứu, ở khu vực này đứt gãy đã làm biến vị suối Ngòi Tháp với tổng đoạn biến vị đạt 1330m. Tương quan giữa sự

dịch chuyển của đứt gãy này và địa hình khu vực được NCS trình bầy chi tiết hơn ở

Hình 4.9

Hình 4.5

Hình 3.4: Đứt gãy đang hoạt động vùng Văn Yên – Trấn Yên (Quan sát từảnh vệ tinh SPOT)

Tại vùng Yên Bái (Hình 3.6), hai nhánh đứt gãy chính đã phân thành nhiều

đứt gãy nhỏ hơn. Các đứt gãy chạy theo rìa phải Sông Hồng thể hiện khá rõ nét. Biên độ chuyển dịch khó xác định.

Các nhánh của ĐGSH còn quan sát thấy ở Phú Thọ và tiếp tục phân thành các nhánh đứt gãy nhỏ hơn, chạy ra khỏi phạm vi nghiên cứu và kéo dài tới đồng bằng sông Hồng. Đáng chú ý là nhánh đứt gãy uốn cong, chuyển dần sang phương Bắc-Nam, kéo dài tới Tp. Hoà Bình. Một số nhánh khác tiếp tục chạy theo phương TB-ĐN. Tại vùng Đầm Mô - Ngải Sơn, vẫn có thể quan sát thấy dấu vết của đứt gãy trẻ.

Ngoài ba chấn đoạn đứt gãy chính trên, dọc ĐGSH còn có thể quan sát thấy nhiều chấn đoạn đứt gãy nhỏ hơn, phân bố và thể hiện khác nhau hai bên bờ phải và trái sông Hồng. Tại Lào Cai, đứt gãy bờ trái thể hiện rõ trên ảnh máy bay, ảnh vệ

tinh (Hình 3.5) là đứt gãy trượt bằng, đứt gãy bên bờ phải phân thành nhiều bậc gồm các đứt gãy nhỏ, có biểu hiện của đứt gãy trượt bằng thuận.

Hình 3.5: Đứt gãy trẻ khu vực TP.Lào Cai (Ảnh vệ tinh Landsat TM)

Từ vùng Bảo Hà đến Phố Lu, quan sát thấy một đứt gãy chính (đứt gãy SH2) bên bờ trái sông Hồng, đứt gãy ở bờ phải phân thành nhiều đoạn ngắn.

Chuyển xuống vùng Ngòi Hút và Ngòi Thia, bên bờ phải có thể quan sát thấy nhiều nhánh đứt gãy khác nhau, có dấu hiệu của chuyển dịch thẳng đứng và đứt gãy trượt bằng. Nhánh đứt gãy bên bờ trái Sông Hồng lại thể hiện tương đối mờ nhạt.

Đứt gãy sông Chy chạy ở rìa phía đông bắc đới biến chất dãy núi Con Voi, kéo dài thành một đường thẳng từ Lào Cai tới Việt Trì. Trên ảnh vệ tinh Landsat và Spot, đứt gãy thể hiện là một dải có tông màu màu xanh, hẹp, rõ nét đặc trưng cho

đới dập vỡ mạnh có độẩm tăng cao so với lân cận (Hình 3.7).

Quan sát địa mạo trên thực địa cho thấy đứt gãy chạy dọc theo một thung lũng hẹp, nhiều nơi quan sát thấy thung lũng hình chữ “V” (Ảnh 3.2). Không quan sát thấy chênh lệch độ cao địa hình hai bên cánh đứt gãy cũng như dấu hiệu chuyển dịch thẳng đứng dọc theo đứt gãy Sông Chảy. Dọc theo đứt gãy có biểu hiện đây là một đứt gãy trượt bằng gồm 2 chấn đoạn chính.

Hình 3.7: Đứt gãy trẻ (SC1) khu vực Lục Yên đến ĐN Phố Ràng (Ảnh vệ tinh Spot

Đứt gãy Sông Chảy 1 (SC1) (Hình 3.7) thể hiện rõ nét trên ảnh vệ tinh dài liên tục ~17,7 km, chủ yếu trong địa phận huyện Lục Yên cắt qua địa phận các xã Xuân Thương, một phần xã Long Phúc đến Long Khánh, rồi chạy qua gần trung tâm xã An Lạc đến Khánh Hòa và kết thúc ở địa phận xã Đông Quan (tây bắc hồ

thủy điện Thác Bà). Đứt gãy chạy trong một thung lũng hẹp, địa hình khá cân xứng và không quan sát thấy biểu hiện của sự chuyển dịch thẳng đứng theo mặt đứt gãy.

Đứt gãy Sông Chảy 2 (Hình 3.8) chạy dọc theo rìa tây nam khu vực hồ thuỷ điện Thác Bà, đoạn này được thể hiện rất rõ nét trên địa hình và rất rõ trên ảnh vệ

tinh cũng như quan sát trên thực địa, kéo dài tới ~51,4km. Đứt gãy này được quan sát thấy dấu hiệu rõ nét từ phía bắc xã Bảo Ai, qua Cẩm An đến Mông Sơn, Tân Hương, Đại Đồng,... đến Quế Lâm, Tây Cốc và kết thúc ở gần trung tâm xã Ngọc Quang. Tại ngã ba rẽđi hồ Thác Bà của tuyến đường Hà Nội - Yên Bái, nơi đứt gãy Sông Chảy 2 cắt qua có thể quan sát thấy đới trượt nhỏ trong đá phiến gneis. Các

đới trượt này cắt và làm xê dịch tầng phong hoá của đá gneis. Đứt gãy phân bố dạng chùm hoa được hình thành trong điều kiện siết ép.

Ảnh 3.2: Thung lũng hình chữ “V”, vùng Khánh Hoà- An Lạc - Lục Yên, Yên Bái (Ảnh B.V. Thơm)

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông hồng (Trang 94 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)