Đặc điểm phân bậc địa hình

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông hồng (Trang 48 - 50)

b. Phương pháp đánh giá gia tốc rung động cực đạ

2.2.1. Đặc điểm phân bậc địa hình

Để xác định tính phân bậc của địa hình, NCS đã tiến hành xây dựng hệ thống 43 mặt cắt song song với nhau và thẳng góc với hướng sơn văn của khu vực nghiên cứu (Hình 2.2). Từđó NCS xây dựng mặt cắt trùng hợp (Hình 2.3) và xác định các bề mặt tương đối bằng phẳng hay gần như nằm ngang (vùng có gradient độ dốc thấp) và tập hợp chúng lại thành các bậc địa hình. Hiện nay, việc xây dựng các mặt cắt địa hình như trên là khá dễ dàng nhờ việc ứng dụng công nghệ GIS với các phần

mềm chuyên ngành hiện đại như ARC GIS, ERDAS IMAGINE, MAP VERTICAL,..., nên ta có thể thực hiện rất nhiều các tuyến mặt cắt khác nhau và ghép nối thành mặt cắt trùng hợp, điều này đã làm giảm và khắc phục được rất nhiều hạn chế về việc đặt các tuyến mặt cắt.

Hình 2.2: Sơđồ phân cấp độ cao và vị trí các tuyến mặt cắt địa hình (Khu vực đới ĐGSH đoạn Lào Cai – Việt Trì)

Qua quá trình nghiên cứu và phân tích hệ thống các mặt cắt NCS thấy đặc

điểm phân bậc địa hình của khu vực là khá rõ nét. Do khu vực nằm trong vùng có hoạt động kiến tạo rất mạnh (ranh giới phân chia khối lục địa Nam Trung Hoa và khối Đông Dương) và hiện tại vẫn đang diễn ra các hoạt động kiến tạo hiện đại với sự chuyển dịch và nâng hạ khác nhau. Vì vậy mà bên cạnh sự phân chia thành nhiều bậc địa hình khác nhau trong cùng một vùng thì giữa các vùng khác nhau cũng có số bậc khác nhau. Nói chung, chúng cũng tuân theo đặc trưng của địa hình như đã phân tích ở phần trên (Mục 2.1). Càng ở các bậc địa hình có bậc độ cao lớn thì số di tích còn lại càng ít (Hình 2.3). Do các bậc này đã bị các quá trình ngoại sinh tác

Bậc địa hình cao nhất của khu vực nghiên cứu cũng như ở Việt Nam và bán đảo

Đông Dương mà ta còn có thể quan sát thấy đó là mặt san bằng đỉnh Hoàng Liên Sơn có tuổi giả định là Paleogen giữa – muộn [7]. Tiếp đến là bề mặt SaPa cao 1600m, tương ứng với bề mặt Đà Lạt ở Lâm Đồng được giảđịnh tuổi Miocen [7].

Ngoài các dạng địa hình thấp là các thế hệ thềm sông và bãi bồi, phân bố theo dạng tuyến dọc theo thung lũng sông Hồng và sông Chảy cũng như một số sông suối nhánh lớn của chúng (xem thêm ở Mục 2.4.4). Theo như kết quả tính toán (Hình 2.2 và Hình 2.3) khu vực nghiên cứu có sự tồn tại của 11 bậc địa hình khác nhau. Càng về phía đông nam, do địa hình thấp dần nên ta thấy có sự phát triển mạnh mẽ của các bậc có độ cao thấp: 200m – 300m, 400m – 600m, 900m – 1100m,…

Hình 2.3: Mặt cắt trùng hợp thể hiện các BMSB khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông hồng (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)