Phương pháp phân tích biến dạng các yếu tố địa mạo

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông hồng (Trang 34 - 35)

Phân tích biến dạng các yếu tố địa mạo được ứng dụng trong rất nhiều các nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực của khoa học Trái đất như nghiên cứu địa mạo, địa mạo-kiến tạo trẻ, kiến tạo và địa động lực hiện đại, tai biến thiên nhiên,…, ở trong nước và trên thế giới [1, 4-7, 9-11, 13, 15, 62, 79, 81, 99, 111, 112, 124, 149]. Phương pháp này sử dụng các loại bản đồ có tỉ lệ lớn (từ 1:50.000 và lớn hơn) và

ảnh máy bay, ảnh viễn thám có mức độ chi tiết và độ phân giải cao rồi tiến hành phân tích, đánh giá và tìm quy luật biến dạng địa hình của hệ thống đường chia

nước của dãy núi, dãy núi ngang hoặc các vai núi, các trầm tích tại cửa các suối,…, trong khu vực nghiên cứu, đặc biệt là các vùng có đứt gãy cắt qua (Hình 3.10, Hình 4.2, Hình 4.5 đến Hình 4.11). Để loại trừ các nhiễu biến dạng do các quá trình ngoại sinh, cần nghiên cứu một cách có hệ thống và tính phổ biến của chúng, hay nói cách khác các biến dạng địa hình có tính thống nhất và phải có số lượng lớn các điểm biến dạng trên một khu vực nghiên cứu. Trên hệ thống với số lượng lớn các điểm biến dạng đó ta có thể xác định được đặc điểm biến dạng địa hình: tính chất (nâng hay hạ, chuyển dịch phải hay trái), biên độ và tốc độ biến dạng,…

Tương tự tiến hành phân tích hệ thống thung lũng, đường đáy sông suối cũng như các máng xói và hệ thống dòng chảy tạm thời,…, xác định các vị trí biến vị

(nếu có) từđó cho phép xác định vị trí có đứt gãy cắt qua, cũng như biên độ và tốc

độ dịch chuyển của địa hình dọc đứt gãy nhánh và của cảđới trong một giai đoạn phát triển địa hình nhất định trên cơ sở tuổi thành tạo của các yếu tố này.

Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể áp dụng phương pháp này vào nghiên cứu các yếu tốđịa mạo có nguồn gốc tích tụ hiện đại như proluvi (nón phóng vật), aluvi (bậc thềm, bãi bồi,…).

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông hồng (Trang 34 - 35)