Nhóm địa hình bóc mòn tổng hợp tuổi trước Pliocen

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông hồng (Trang 71 - 74)

c) Kiến trúc hình thái kiến tạo bóc mòn

2.4.2.1. Nhóm địa hình bóc mòn tổng hợp tuổi trước Pliocen

Nhóm địa hình này thường là các bề mặt có độ cao trên 600m [3, 6, 7, 51, 128], bao gồm:

- Bề mặt san bằng bóc mòn hoàn toàn (peneplen): Các bề mặt peneplen thường chiếm vị trí cao nhất của các khối và dãy núi dưới dạng các bề mặt chia nước hẹp, hơi lồi có dạng lượn sóng thoải, độ cao từ 2.100-2.500m ở dãy Hoàng Liên Sơn, Lang Cung và 1.500m ở vùng Bắc Hà - Mường Khương. Hiện tại bề mặt này được bảo tồn lớp phủ eluvi mỏng, đôi nơi hoàn toàn trơ đá gốc, hoặc đới phong hoá vụn bở.

Tại Sa Pa: mặt cắt điển hình của thành tạo này quan sát trên bề mặt 2.100- 2.200m thượng nguồn thác Bạc, cho thấy đá gốc granit có khe nứt hình nêm, phong hoá đồng tâm dạng bóc vỏ. Bề mặt peneplen trên đá trầm tích Devon ở Tả Giang Phình hầu như không thấy các thành tạo eluvi đồng nhất của đới saprolit: mảnh vỡ

xen dăm sạn dày tới 1m và đôi nơi lộ trơ đá gốc.

Tại Si Ma Cai, Hoá Chư Phùng: bề mặt peneplen phát triển trên đá biến chất xen đá vôi trên một vách sạt lở trên đỉnh cho thấy: đới litoma (sét, bột) hạt mịn nằm trực tiếp trên bề mặt bóc mòn rửa trôi cũ dạng carư, dày tới 1-1,5m.

Về tuổi hình thành: Bề mặt Peneplen cắt qua tất cảđá khác nhau đã san bằng hoàn toàn. Xét mối tương quan chung, bề mặt này cắt qua cảđá xâm nhập Paleogen phức hệ Fansipan, cho phép ta dựđoán nó phải trẻ hơn đá này và có thể xếp vào đới Paleogen thượng (E3).

- Bề mặt san bằng bóc mòn không hoàn toàn: Bề mặt này phân bố chủ yếu dọc các đường chia nước phụ và các mặt bằng trước núi trung bình và thấp của dãy núi Hoàng Liên Sơn, các núi và dãy núi phía tây nam trũng Yên Bái, phần đỉnh DNCV,... Bề mặt chia nước rộng dạng đồi lượn sóng hoặc phân bậc ở các độ cao 1.000-1.300m và 1.700-1.800m. Trên bề mặt còn bảo lưu vỏ phong hoá khá tốt.

Tại Sa Pa, bề mặt này thể hiện dưới dạng đồi, còn giữa lại vỏ phong hoá cao lanh, còn phần lớn các bề mặt trên đá khác chỉ còn lưu lại vỏ phong hoá thiếu chỉ có

đới litoma và saprolit. Tại các khu vực Bắc Hà, khu vực đông bắc Mường Hum, khu vực Dền Thăng, trên bề mặt này đã phát hiện vỏ thấm đọng trên đá phát triển loại

Về tuổi hình thành: Bề mặt Pedimen này đã phá huỷ và cắt qua bề mặt Peneplen kể trên và xét về tương quan chung của toàn bộ lãnh thổ có thể xếp vào Miocen (N1). (Lê Đức An và nnk, 2000-2004 [3, 6, 7]; Trần Thanh Hà, 2010 [51]; Phạm Đình Thọ, 2010 [128]).

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông hồng (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)