c) Kiến trúc hình thái kiến tạo bóc mòn
2.4.1. Kiểu địa hình có nguồn gốc kiến tạo
Nếu xét trên phương diện kiến trúc hình thái (như đã trình bày ở Mục 2.3), có thể nói rằng: hầu hết các núi, khối núi, thung lũng và trũng giữa núi trong khu vực đều được hình thành nhờ các hoạt động kiến tạo: hoạt động nâng hạ kiến tạo, hoạt động chuyển dịch của đứt gãy và đều có ranh giới khá rõ nét bởi các đứt gãy. Tuy nhiên, nhưđã trình bày ở trên, các dạng địa hình hiện tại là sản phẩm của quá trình tác động tương hỗ giữa các nhân tố cả nội và ngoại sinh. Các hoạt động nội sinh (các hoạt động kiến tạo) thường tạo nên sự phân dị địa hình và ngược lại, theo thời gian, các nhân tố ngoại sinh làm giảm sự phân dị trên và dần xóa nhòa các dấu vết của các nhân tố nội sinh. Nhưng vì khu vực nghiên cứu - đới ĐGSH, vẫn đang xảy ra các hoạt động kiến tạo hiện đại [2], [5, 7], [11], [13], [33], [79, 81], [133, 134], [149], [151], [154], [54] nên các dạng địa hình kiến tạo trong khu vực nhiều nơi vẫn được thể hiện khá rõ nét. Dọc đới ĐGSH, dạng địa hình do các hoạt động kiến tạo trẻ tạo nên thường phân bố thành dải hẹp, thể hiện sắc nét theo phương TB-
ĐN dọc theo các đứt gãy kiến tạo lớn trong khu vực. Dạng địa hình này có thể quan sát thấy rất rõ trên ảnh vệ tinh, mô hình sốđộ cao cũng như trên bản đồ địa hình đó là các bề mặt sườn có vách dốc đứng (thường trên 400), dọc theo bề mặt này, tại các cửa suối thường có các bề mặt nón phóng vật hoặc các dạng địa hình trẻ tuổi Đệ tứ
bị biến dạng theo hướng dịch chuyển của đứt gãy (Hình 4.5 và Hình 4.6). Ở những vùng địa hình thấp (dọc 2 bên bờ sông Hồng) cũng có thể quan sát thấy các dạng địa hình này thông qua sự biến vị của các bề mặt thềm sông, các đường sơn văn: dịch chuyển của sông suối, đường đỉnh theo đứt gãy (Hình 4.5, Hình 4.8). Trên ảnh vệ
tinh cũng có thể quan sát thấy rất rõ dạng địa hình này thông qua tông màu, kiến trúc, cách sắp xếp trong không gian,… Trên ảnh đa phổ (đã được tổ hợp mầu) các dạng địa hình được hình thành do các đứt gãy trẻ thưởng thể hiện dưới dạng tuyến với mầu xanh đậm hơn so với các vùng xung quanh sự tăng độ ẩm dọc đứt gãy (Hình 3.4 và Hình 3.7). Dạng địa hình này cũng tạo nên những ranh giới khá rõ nét giữa các bậc địa hình. Trên bản đồ địa mạo, các dạng địa hình này được đánh số
theo thứ tự là “1” và “2” (Hình 2.12). Một đặc điểm khác cũng dễ nhận thấy trên các dạng địa hình này là sự xuất hiện của các ghềng nước, thác nước với quy mô và mức độ khác nhau.