Đặc điểm chia cắt sâu

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông hồng (Trang 50 - 53)

b. Phương pháp đánh giá gia tốc rung động cực đạ

2.2.2. Đặc điểm chia cắt sâu

Dựa trên nguyên tắc nhưđã được trình bày ở Mục 1.3.1(c), NCS đã xây dựng

được sơ đồ chia cắt sâu khu vực nghiên cứu và vùng lân cận (Hình 2.4). Sơ đồ này

được phân ra làm 8 mức độ chia cắt, tương ứng với 4 cấp độ khác nhau là: yếu (với các độ chia cắt từ 0-50 m/km2 đến 50-100 m/km2), mức độ trung bình (từ 100-150 m/km2 đến 150-200 m/km2), mức độ mạnh (từ 200-250 m/km2 đến 250-350 m/km2) và rất mạnh (từ 350-500 m/km2đến trên 500 m/km2).

Trên sơđồ chia cắt sâu Hình 2.4, trước hết ta thấy nổi rõ các cấu trúc tân kiến tạo lớn với quy luật chung: khối nâng mạnh có CCS lớn hơn khối nâng yếu và yếu

nhất là các đới hạ lún tương đối. Từ đó có thể thấy rõ các khối nâng Fansipan, Tú Lệ, Con Voi, Hoàng Su Phì,... và các trũng hạ lún Phong Thổ - Bình Lư, Nghĩa Lộ - Văn Chấn, sông Hồng, sông Chảy, v.v.. Tuy nhiên khi phân tích chi tiết sẽ thấy mỗi cấu trúc tân kiến tạo đó có đặc điểm khác nhau về CCS do tính cách hoạt động nâng hạ và dịch chuyển kiến tạo khác nhau.

Hình 2.4: Sơđồ chia cắt sâu đới ĐGSH khu vực Lào Cai-Việt Trì và vùng lân cận

Qua sơ đồ chia cắt sâu ta thấy vùng chân sườn tây nam của dãy Hoàng Liên Sơn, dải từ Phong Thổ – Binh Lư – Than Uyên đến nam Mù Cang Chải; vùng trũng Tú Lệ; thung lũng sông Hồng từ Phố Lu tới Yên Bái; thung lũng sông Chảy từ nam Phố Ràng tới hồ Thác Bà có giá trị CCS yếu nhất do đó là các vùng hạ lún tương

đối. Tuy nhiên, ta còn thấy trong khu vực này còn có một số dị thường về các vùng CCS yếu nhất. Trước hết đó là khu vực dọc sườn đông bắc dãy Hoàng Liên Sơn chạy song song và gần đường chia nước giữa sông Hồng và sông Đà. Sở dĩ khu vực này có độ CCS yếu có thể là do ở đó có sự tồn tại một bề mặt san bằng và các hoạt

động xâm thực chia cắt chưa kịp phá huỷ phân cắt chúng. Còn khu vực dọc thung lũng sông Hồng (bắc Phố Lu trở lên), ta lại thấy đường chia cắt sâu yếu nhất không

phải trùng với lòng sông hiện tại mà hơi lệch về phía tây nam cách sông khoảng 4 km đến 8km rồi đi vào vùng Cam Đường, Võ Lao, Văn Bàn. Theo Lê Đức An [7] thì đó chính là một thung lũng giữa núi cổ. Điều này cũng nhận thấy trên đoạn từ

TP. Lào Cai tới Phố Ràng, đường CCS yếu nhất cũng không trùng với sông Chảy mà chạy theo đứt gãy sông Chảy và ta có thể dễ dàng nhận thấy khi đi trên quốc lộ

70. Còn trên các cao nguyên Mường Khương, Bắc Hà và Hoàng Su Phì thì đường chia cắt sâu yếu nhất không phải là dạng tuyến chạy theo phương tây bắc - đông nam như các vùng trên mà là các đoạn ngắn và chạy theo nhiều phương khác nhau.

Về vùng chia cắt sâu mạnh nhất, chúng thường phân bố trùng với các khối nâng cao nhất. Tuy nhiên, chúng cũng thể hiện rất khác nhau trên địa hình núi cao của khu vực. Đáng chú ý, có thể phân biệt các kiểu CCS sau (Hình 2.4):

+ Kiểu CCS trên DNCV rất đơn giản. Phần chia cắt sâu mạnh nhất tạo thành một dải theo phương của dãy núi và đường chia nước gần như nằm ở phần trung tâm của dải, rồi giảm dần về hai sườn. Đặc điểm này phản ánh một địa luỹ hẹp, kéo dài và xâm thực sâu của các suối bên sườn đã cắt đến đường đỉnh.

+ Kiểu CCS trên núi Fansipan (từ biên giới Việt – Trung tới thung lũng Nậm Chăn). Vùng CCS mạnh nhất không theo đường chia nước mà tạo thành hai tuyến có cường độ từ 350 đến trên 500m/km2 trùng với sườn đông bắc và sườn tây nam, trong đó sườn tây nam có độ chia cắt mạnh hơn.

+ Kiểu CCS trên núi Tú Lệ (từ thung lũng Nậm Chăn tới thung lũng Ngòi Lao). Khu vực này bức tranh CCS phức tạp hơn các khu vực trên. Đường CCS mạnh nhất không tạo thành dải mà theo nhiều đoạn bao quanh các trũng giữa núi. Tuy nhiên, từ phía sông Hồng lên đến đường chia nước với sông Đà ta cũng thấy có hai lớp CCS, lớp gần đường chia nước thi liên tục và có độ CCS mạnh hơn lớp gần sông Hồng. Điều này phản ánh đặc điểm xâm thực của hệ thống suối khu vực khi cắt qua hai dãy núi cùng phương TB - ĐN với dải chính ở gần đường chia nước cao hơn và liên tục hơn.

+ Kiểu CCS trên “Vòm Sông Chảy”. Ở khu vực này, các vùng CCS mạnh thường phân tán, tuy nhiên ở sườn nam và tây nam có độ CCS mạnh hơn cả.

Như vậy ta thấy, đặc điểm CCS đới ĐGSH và vùng núi kế cận phản ảnh khá rõ các cấu trúc tân kiến tạo, cả đặc điểm hình thái và cả tính chất nâng, hạ của chúng, bởi về thực chất CCS là dạng phản ứng nhanh nhạy nhất của sông suối đối với các hoạt động nâng kiến tạo trẻ và hiện đại.

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông hồng (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)