Đặc trưng địa hình khu vực

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông hồng (Trang 46 - 47)

b. Phương pháp đánh giá gia tốc rung động cực đạ

2.1.2. Đặc trưng địa hình khu vực

Khu vực nghiên cứu, đoạn từ Lào Cai đến Việt Trì, đới ĐGSH được chia thành 2 nhánh đứt gãy chính là ĐGSH (tiếp tục kéo dài, chạy theo thung lũng Sông Hồng) và ĐGSC (chạy dọc Quốc lộ 70 và thung lũng sông Chảy), được phân tách bởi DNCV với dải trung tâm có độ cao trên 1000m so với mực nước biển. Đây là khu vực đồi núi cao nhất Việt Nam với nhiều đỉnh cao 2000 - 3000m, đặc biệt là

đỉnh Fansipan, cao 3143m - là đỉnh cao nhất bán đảo Đông Dương, phát triển chủ

yếu trên các đá granit. Nơi đây lại đang chịu nhiều hoạt động kiến tạo hiện đại: hoạt

động nâng - hạ, hoạt động đứt gãy và dịch chuyển. Vì vậy khu vực này có sự phân hoá địa hình khá sâu sắc cả theo phương ngang (phương bắc - nam và đông - tây) lẫn phương thẳng đứng. Bên bờ phải sông Hồng, địa hình thường cao hơn, dốc hơn,

địa hình sắc nhọn và phức tạp hơn bên bờ trái - địa hình thấp hơn, đơn giản hơn,

đỉnh tròn và sườn thoải hơn. Khu vực Lào Cai có địa hình cao hơn (khu vực núi cao) và phức tạp hơn khu vực Yên Bái - là vùng chuyển tiếp từ trung du (Phú Thọ) lên khu vực núi cao (Lào Cai). Theo chiều thẳng đứng, khu vực dọc hai thung lũng sông Hồng và sông Chảy địa hình thấp, chủ yếu là các thềm và gò đồi thoải hay núi sót, chịu ảnh hưởng nhiều của dòng chảy. Càng về hai bên, địa hình càng cao dần và tạo nên nhiều bậc khác nhau, chúng phản ánh mối tương tác giữa chuyển động tân kiến tạo có đặc tính chu kỳ và tính không đồng nhất đối với các khu vực khác nhau.

Nhìn chung hình thái địa hình khu vực đều dốc, phân cắt mạnh và có xu hướng thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Các dãy núi lớn thường định hướng theo phương của các đứt gãy chính (phương TB - ĐN): dãy núi Hoàng Liên Sơn - Pu Luông, DNCV,… Phần sườn đông bắc của dãy Hoàng Liên Sơn, các dãy núi nhỏ lại có phương đông bắc - tây nam và bị các đứt gãy cắt qua. Xen kẽ với núi đồi là địa hình cao nguyên, trũng giữa núi, bồn địa và thung lũng. Đáng kể nhất là cao nguyên Bắc Hà, Mường Khương; thung lũng sông Hồng, sông Chảy, ở đó nó được tách ra thành các trũng: Lào Cai, Bảo Hà, Bảo Yên, Yên Bái, Phong Châu; các bồn

địa: Mường Lò (Văn Chấn), Đại Phú An (Văn Yên), Mường Lai (Lục Yên)... Các trũng này được hình thành chủ yếu do quá trình sụt lún và chuyển dịch kiến tạo. Các cuội trong các trầm tích Neogen thường bị cắt thành nhiều mảnh nhỏ và bị dịch trượt trái. Các thung lũng dọc các sông suối nhánh đổ vào sông Hồng, sông Chảy tiếp tục cho địa hình khu vực thêm đa dạng và tăng độ phân cắt. Các đặc trưng này

phản ánh sự phù hợp với cấu trúc địa chất và kế thừa hoạt động kiến tạo cổ, tái hoạt

động trong giai đoạn tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại.

Tóm lại, phân tích hình thái địa hình khu vực nổi lên các đặc trưng đó là tính khối tảng của địa hình thể hiện sự phù hợp giữa bình độ sơn văn và cấu trúc địa chất cổ; tính phân bậc phản ánh mối tương tác giữa chuyển động Tân kiến tạo có đặc tính chu kỳ và tính bất đối xứng với vai trò chủ đạo là hoạt động nâng - hạ không

đồng nhất trên các cấu trúc địa chất, đứt gãy khác nhau. Các đặc trưng này phản ánh

đúng bình đồ kiến tạo chung của khu vực. Các vấn đề này sẽ được làm rõ ở các phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông hồng (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)