c) Kiến trúc hình thái kiến tạo bóc mòn
3.1.1. Các dấu hiệu hoạt động trẻ từ Pliocen –Hiện đạ
Kết hợp với kết quả thu được trong đợt khảo sát cùng với nhóm các nhà địa chất thuộc Viện Nghiên cứu Động đất, Cục Địa chấn Vân Nam Trung Quốc cho thấy đới đứt gãy Sông Hông vẫn có nhiều dấu hiệu hoạt động trong giai đoạn gần
đây. Các minh chứng thu thập được là những đới trượt cắt (shear zone) trẻ và các dịch chuyển trong tầng phong hoá của các thành tạo Neogen có phương trùng với phương đới ĐGSH (300-330o), chiều rộng từ vài centimét ở khu vực cầu Yên Bái tới vài chục centimét, thậm chí tới hàng mét ở khu vực đô thị mới Lào Cai (Ngô Văn Liêm và nnk, 2006 [81]).
Các đới trượt cắt trẻ có phương trùng với phương đã được nêu trên ghi nhận
được tại một số khu vực dọc theo các ĐGSH, Sông Chảy. Dọc theo nhánh phía tây nam sông Hồng các đới trượt cắt kiểu như vậy là rất phổ biến, như khu vực đầu cầu Yên Bái (đường từ TP. Yên Bái đi Nghĩa Lộ), quan sát thấy đới trượt cắt trẻ trong tầng cát kết, cuội kết Neogen chiều rộng chưa tới 1cm, mặt trượt nhìn chung cắm về
phía tây nam, góc dốc khá lớn (225<85), vết xước phương 135 < 25 thể hiện rất rõ trên vật liệu sét. Hay tại thành phố Lào Cai, phát hiện thấy nhiều đới trượt cắt phát triển trong các thành tao Neogen và vỏ phong hoá của chúng, tiêu biểu nhất là khu vực phía Đông Nam trung tâm thành phố khoảng 6km, một đới trượt cắt lộ rộng từ
1,2 đến 2m kéo dài hàng trăm mét, cắt qua các tầng cuội kết, cát kết Neogen và lớp vỏ phong hoá của chúng có chiều dày hàng chục mét.
Đới này có thế nằm 230<70-75; vết xước 140<20-25 rất rõ nét trên vật liệu sét (Ảnh 3.1a; 3.1b). Đặc biệt vật liệu sét trong đới bị ép phiến (phương 320) và bị
cắt nát bởi các khe nứt cắt phương á vĩ tuyến đặc trưng cho kiểu trượt bằng phải. Ngoài ra các đới trượt kiểu trên còn rất phát triển dọc cánh phía tây nam của ĐGSH
ở nhiều khu vực khác như bên bờ phải sông Hồng khu thi trấn Bảo Yên, dọc đường từ phố Ràng đi Cam Đường, thị trấn Bát Xát đi AMUSUNG.
Hình 3.1: Mặt cắt trong trầm tích Neogen - Đệ tứ và đoán giải cấu trúc từ ảnh (điểm khảo sát thuộc thôn An Lạc - Bắc Cường - TP Lào Cai)
Tương tự như vậy, trên tuyến ĐGSC dọc quốc lộ 70 tại khu vực xã Khánh Hoà (Lục Yên, Yên Bái); khu vực thị trấn Phố Ràng (Bảo Thắng, Lào Cai) cũng quan sát thấy một đới tương tự. Tại khu vực xã Khánh Hoà, đới có phương 300o (210<60), rộng >15m các vật liệu phong hoá của đá Neogen màu xám đem, xám nâu, loang nổ, mềm xốp cũng bị ép phiến theo phương trùng với phương của đứt gãy này. Khu vực thị trấn Phố Ràng, quan sát thấy đới phát triển trong tầng cuội kết Neogen đang phong hoá rộng 40 - 60cm, vật liệu bên trong màu xám đen bị ép phiến mạnh.
Ngoài ra còn phát hiện các đới trượt trẻ có phương ĐB-TN, á kinh tuyến, á vĩ
tuyến có chiều rộng thay đổi trong đới đứt gãy Sông Hông có vết xước phát triển trong các lớp sét, lớp keo sắt có cơ chế dịch trượt bằng, thuận hoặc nghịch phù hợp với cơ chế dịch chuyển bằng của đới.
Vị trí quan sát được rất rõ ranh giới của các thành tạo Neogen và thềm sông hiện đại tại khu vực thôn An Lạc (xã Bắc Cường, TP. Lào Cai). Ởđây phát hiện hai hệ thống khe nứt tách là dấu ấn của các trận động đất cổ, phương thay đổi từ 275 - 290, có biên độ dịch trượt thuận từ 2 đến 4 cm, cùng với các mặt nứt của hệ thống
ĐGSH (215<60) có biên độ dịch chuyển lớn hơn từ 30 - 45 cm. Hệ thống khe nứt mở thứ nhất được lấp nhét bằng các vật liệu màu xám sáng còn rất dẻo và mịn, hệ
thống thứ hai được lập bằng vật liệu màu nâu đỏ của thềm sông hiên đại (Hình 3.1).
Đới trượt cắt trẻ
a b
Ảnh 3.1: a- Đới trượt cắt trẻ (Shear) phát triển trong các thành tạo Neogen và vỏ phong hoá của chúng, rộng 1,8 - 2m; b- vật liệu sét bị ép phiến song song với
đới và mặt trượt của đới (vị trí quan sát đông nam TP. Lao Cai 6 km)
Thành phần vật chất trong các đới trượt cắt này tương đối xốp, dẻo và các lớp keo sắt hiện đại đôi chỗ bị ép phiến có màu sắc phụ thuộc vào màu sắc của lớp vỏ phong hoá của đá gốc khu vực. Phải chăng nếu đem liên kết các hoạt động dịch trượt của đới đứt gãy Sông Hông với tuổi của vỏ phong hoá phát triên trên đá Neogen dọc đới Sông Hồng, thì các dấu hiệu trên trẻ hơn nhiều. Ở một số vị trí, hệ
thống khe nứt tách á vĩ tuyến, ĐB-TN, dịch chuyển thuận từ 2 -5 cm phân bố trong cánh phía TN còn bị lấp nhét các vật liệu của thềm sông hiện đại và thổ nhưỡng (phần trên của vỏ phong hoá), đây có thể là những khe nứt liên quan tới hoạt động
địa chấn của đới đứt gãy này, đây cũng là cơ sở cho các phân tích nhiệt huỳnh quang phục vụ luận giải tuổi các trận động đất cổ liên quan.