c) Kiến trúc hình thái kiến tạo bóc mòn
3.2.1.1. Khái quát lịch sử hoạt động địa chấn khu vực nghiên cứu và lân cận
Số liệu động đất lịch sử trong khu vực nghiên cứu được thu thập từ các nguồn chính: các tài liệu ghi chép lịch sử, số liệu điều tra thực địa của các nghiên cứu trước đây và số liệu được ghi bởi mạng lưới các trạm địa chấn của Việt Nam và các trung tâm địa chấn quốc tế như: ISC, USGS, NEIS, BEJ.
Động đất lịch sử khu vực miền bắc nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng được các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý Địa cầu điều tra qua nhiều đợt khảo sát khác nhau. Các cuộc khảo sát đã giúp phát hiện các trận động đất cấp 7 (MSK - 64) ở Lai Châu, 1914; Điện Biên 1920, Sơn La; 1926 và hầu hết các trận động đất cấp 6 (MSK - 64) và nhiều trận động đất cấp 5 (MSK - 64) từ năm 1983 về trước.
Số liệu quan sát bằng máy từ mạng lưới trạm địa chấn Việt Nam bao gồm: Số liệu của trạm địa chấn Phủ Liễn thời gian 1924 – 1944, 1957 – 1975; trạm của Sa Pa thời gian 1961 – 1975; trạm Bắc Giang 1967 – 1975; trạm Hoà Bình 1972 – 1975. Tuy chúng không cho phép định vị chấn tiêu động đất ghi được, nhưng đã giúp khẳng định các tài liệu động đất sau 1924 phát hiện qua điều tra thực địa. Từ
năm 1976, mạng lưới trạm địa chấn miền bắc Việt Nam có thêm trạm Tuyên Quang, được đồng nhất hoá máy địa chấn chu kỳ ngắn, đã giúp xác định được các thông sốđộng đất Ms ≥ 3.0 xảy ra trong khu vực.
Từ năm 1990 trong khu vực có thêm hai trạm điạ chấn Lai Châu và Điện Biên, năm 1995 được bổ sung thêm trạm Sơn La. Để phục vụ nghiên cứu khả thi công trình thuỷ điện Sơn La, từ tháng 5/1997 Viện Vật lý Địa cầu đã đặt thêm 6 trạm địa chấn chu kỳ ngắn, độ nhạy cao xung quanh khu vực công trình. Đó là các trạm Cò Nòi, Trạm Tấu, Tuần Giáo, Quỳnh Nhai, Than Uyên, Mường La. Đặc biệt, từ tháng 9/1997 đến tháng 10/1998 Viện Vật lý Địa cầu Strasbourg (Pháp) đã giúp thiết lập hệ thống trạm địa chấn đo xa ở khu vực công trình thuỷđiện Sơn La. Nhờ
các hệ thống trạm nói trên, từ năm 1997 có thể quan sát đầy đủ động đất Ms ≥ 2 trong khu vực nghiên cứu.
Những sự kiện điển hình của hoạt động động đất hiện đại trong khu vực nghiên cứu và lân cận được mô tả dưới đây:
Động đất Điện Biên 1935, M=6.3/4, xảy ra ở phía Đông Nam thành phố Điện Biên, trong dãy Pu Mây Tun. Động đất đã gây ra nứt đất rộng tới 20 cm, kéo dài từng đoạn tới 50m, trong vùng chấn tâm và gây hư hại nhà trong một vùng rộng tới 13.000Km 2.
Động đất mạnh xảy ra ở Phương Pi (trong vùng chấn tâm động đất Tuần Giáo) vào cuối thế kỷ trước và ở Mường Ten, Sông Mã vào năm 1942.
Động đất Tuần Giáo tháng 6/1983, Ms = 6.7, có chấn tâm cách thị chấn Tuần Giáo 11 km về phía Bắc. Vùng cực Đông kéo dài chừng 30km theo hướng TB-ĐN với bề rộng chừng 10km. Trong vùng xảy ra biến dạng lớn mặt đất: nứt đất rộng 15- 20 cm, kéo dài từng đoạn trên một chiều dài quan sát được là 22km trượt lở lớn
trong núi, sụt lớn trên mặt đất, nứt đất nhỏ hơn còn xảy ra ở ngoài vùng này. Diện tích vùng phá huỷ cấp 8 rộng tới 2500km2, còn vùng cấp 7 và mạnh hơn phủ một diện tích 13000km2 trong đó có các thị xã Lai Châu, Điện Biên, Tủa Chùa, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Sơn La...
Động đất xảy ra trong vùng núi Nam Oun (thuộc Lào) dư chấn lan truyền
đến Điện Biên 19-2-2001 có độ mạnh 5.3 độ richter, cách thành phố Điện Biên khoảng 15 km về phía Tây, dưới độ sâu 12km, trên đường đứt gãy Lai Châu-Điện Biên. Cường độ chấn động ở vùng chấn tâm, kéo dài chừng 15-20km theo hướng BĐB-NTN, có thểđạt tới cấp 7-8 (MSK), gây ra trượt lở đá trong núi, nhà sàn rung chuyển mạnh, nhà xây dựng kiên cố bị hư hại nặng. Ở Hua Pe (thuộc Lai Châu) gần biên giới Việt-Lào bị chấn động mạnh làm xập mái hầm, gây nứt đất ở sườn dốc, sân nhà và làm nứt các bật thềm làm bằng đá hộc. Đập Pe Luông cách chấn tâm khoảng 10km về phía đông bị nứt ở vai đập và phần tiếp xúc giữa đập và nơi thoát lũ. Thị xã Điện Biên nằm trong vùng biên độảnh hưởng cấp 7, phần lớn nhà xây bị
nứt tường, một số nhà bị hư hại nặng, có nhà bị sụp đổ. Động đất gây chấn động cấp 6 (chấn động mạnh nhưng không gây hư hại nhà cửa) ở Tây Trang, Na Pheo, Tuần Giáo và các địa phương nằm trong phạm vi 15-33km từ chấn tâm, chấn động ở Lai Châu và các địa phương trong phạm vi bán kính 33-73km từ chấn tâm là cấp 5 còn Sơn La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mương La, Pa Vinh, Tạ Bú,..., nằm trong vùng cấp 4. Sau kích động chính xảy ra hàng trăm dư chấn, trong sốđó nhiều trận mạnh từ 4.1 đến 4.8 độ Richter gây chấn động cấp 5 cấp 6 ở thị xã Điện Biên, như các dư
chấn 4.2 và 4.8 độ Richter ngay trong đêm 19-02-2001, dư chấn 4.1 độ Richter sáng 24-02-2001 và dư chấn 4.7 độ Richter rạng sáng 04-03-2001
Ngoài những trận động đất có tính phá huỷ trên, trong khu vực lân cận còn xảy ra nhiều trận động đất khác, như trận động đất cấp 7 ở Lai Châu 1914, Điện Biên 1920, Sơn La 1926, Lai Châu 1993,...
Trong hai ngày 29-30 tháng 03 năm 1993 đã tiếp tục xảy ra hai trận động đất Lai Châu có chấn cấp Ms = 5.0 (cường độ chấn động I=6-7) với độ sâu chấn tiêu 13km. Chấn tâm hai trận động đất này nằm trên đứt gãy Lai Châu - Điện Biên kéo dài từ Mường Tong (cách Lai Châu 10 km) đến Na Pheo. Sau trận động đất xảy ra mạng lưới trạm tây Bắc Việt Nam ghi nhận gần bốn trăm dư chấn từ Ms=1 đến Ms=3.5. Hai trận động đất chính và hàng loạt dư chấn đã gây ra tiếng nổở khu vực chấn tâm dài gần 30Km dọc đứt gãy Lai Châu-Điện Biên làm chấn động 3 tháng liền mà các khu vực dân cư xung quanh đều cảm nhận được.
Ngày 17-01-1996 một trận động đất mạnh xảy ra ở Mường Luân và chấn tâm trận động đất này nằm trên hình chiếu mặt đứt gãy Sông Mã.
Dọc khu vực nghiên cứu, đới ĐGSH, đã quan sát thấy các trận động đất lịch sử tại Hà Nội vào những năm (1278, 1283) và các trận động đất ở Lục Yên năm (1953) (M=4,7) và năm (1954) (M=5,4).
Số liệu nói trên chứng tỏ khu vực tây bắc Việt Nam nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng có hoạt động động đất.