c. Thảo luận các kết quả
4.1.1. Sự thể hiện của các chuyển động nâng trẻ trên địa hình
Minh chứng của các hoạt động nâng trẻ thể hiện trên địa hình hiện đại khu vực dọc đới ĐGSH đoạn Lào Cai – Việt Trì đó là sự tồn tại của các BMSB trẻ có độ
cao dưới 600m, các bậc thềm sông (4 cấp thềm sông) và bãi bồi dọc thung lũng sông Hồng, sông Chảy được xác định có tuổi từ Pliocen tới nay. Đặc trưng các dạng
địa hình này đã được trình bày khá chi tiết ở Chương 2 và Mục 3.1.1. Theo như các phân tích trong các chương, mục đó thì bậc địa hình có độ cao 500-600m (có thể tới 1000m ỏ khu vực dãy Hoàng Liên Sơn [7]) trong khu vực có tuổi là Pliocen sớm (khoảng 5 triệu năm). Tuổi của địa hình giảm dần theo độ cao, đến các dạng địa hình trẻ nhất là các mực thềm sông và bãi bồi.
Dạng địa hình nâng được thể hiện rõ qua hình thái của mạng lưới sông suối có dạng tỏa tia, điển hình là dạng địa hình khối núi Con Voi (Hình 4.1, Hình 2.12). Mạng lưới sông suối dạng tỏa tia còn có thể quan sát thấy ở khu vực Núi Sắt, ranh giới phía TN của huyện Đoan Hùng với phía ĐB của huyện Thanh Ba, với các đỉnh
cao 200-300m; dãy núi Đồi Chiêu-Đồi Bài, ranh giới giữa huyện Yên Lập và Thanh Sơn, với các đỉnh cao 500-600m,...
Hình 4.1: Mạng lưới sông tỏa tia thể hiện khối nâng địa phương (Dãy Núi Con Voi)
Đặc biệt, trong khu vực còn có thể quan sát thấy sự xuyên thủng các bậc địa hình trẻ và các thềm sông của dòng chảy (thung lũng xuyên thủng) (Hình 4.2). Qua Hình 4.2 thể hiện: đồng thời với sự nâng lên từ từ của các trầm tích Neogen là sự
xâm thực của dòng chảy (suối Chin Trang Ho) và tốc độ nâng địa hình (trầm tích Neogen) bằng với tốc độ xâm thực của suối. Qua thời gian, địa hình vẫn tiếp tục
được nâng lên và dòng suối vẫn tiếp tục xâm thực với tốc độ ngang bằng nhau và tạo thành dạng xuyên thủng như ngày nay (Hình 4.2).
Đá Neogen Đá Neogen Đá Neogen Đá Neogen A B N N
Hình 4.2: Bản đồ địa hình (1:50.000) được chồng trên mô hình số độ cao thể hiện “thung lũng xuyên thủng” cắt qua bậc địa hình cao 150m, được cấu tạo bởi các đá trầm tích Neogen dưới các góc nhìn khác nhau ( A-Nhìn từ hướng TN lên ĐB; B- Nhìn từ hướng ĐB về TN). Mũi tên chỉ vị trí địa hình bị xuyên thủng.
Ngoài ra còn có thể quan sát thấy sự chuyển dịch và nâng lên của địa hình qua sự thay đổi đột ngột hướng dòng chảy của sông suối do hiện tượng “cướp dòng” (Hình 4.5), phần thượng nguồn của dòng chảy, chảy vào lưu vực sông khác còn phần hạ lưu có lưu lượng dòng chảy giảm đột ngột và nhiều khi trở thành “thung lũng sông chết”. Trên Hình 4.5 thể hiện, đứt gãy trẻ đã làm dòng chảy suối nhánh của Ngòi Tháp tiến lại gần Ngòi Tú, đồng thời với chuyển dịch này là chuyển dịch nâng của địa hình khu vực thuộc xã Đồng Đinh (thềm bậc III). Hai dạng chuyển dịch này trong khu vực là nguyên nhân chính làm đổi hướng của phần dòng chảy thượng nguồn của Ngòi Tú theo hướng dòng chảy của suối nhánh về Ngòi Tháp (Hình 4.5).
Hình 4.3: Các dạng địa hình thềm sông khu vực cầu Bảo Hà, thông qua giải đoán
Trong khu vực còn có thể quan sát thấy rất rõ hệ thống các bậc thềm sông và bãi bồi dọc các sông suối lớn, đặc biệt là dọc hai sông chính là sông Hồng và sông Chảy (Hình 2.12, Hình 4.3, Hình 4.5). Các bậc thềm và bãi bồi này là minh chứng cho sự nâng trẻ của địa hình khu vực.