Lịch sử phát triển địa hình khu vực và vùng lân cận từ Pliocen tới nay

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông hồng (Trang 84 - 88)

c) Kiến trúc hình thái kiến tạo bóc mòn

2.5.2. Lịch sử phát triển địa hình khu vực và vùng lân cận từ Pliocen tới nay

Trái ngược với sự biến dạng dẻo, trượt bằng trái trong giai đoạn trước Pliocen, giai đoạn từ Pliocen tới nay, đới ĐGSH là một thể địa mạo tiêu biểu, một cấu trúc trượt bằng phải và gần như là giới hạn phía đông bắc của đới trượt cắt Ailao Shan. Mặt của ĐGSH là một mặt thẳng đứng, mảnh, có góc đổ về hướng

đông. Tốc độ trượt bằng ước tính dựa trên dữ liệu địa chất và địa mạo nằm trong khoảng từ 5.5 tới 54km (Allen và nnk, 1984 [2]; Wang, E., và nnk, 1998 [155]; Replumaz và nnk, 2001 [99]). Tuổi khởi đầu của đứt gãy này vẫn chưa được làm rõ, nhưng được ước tình rơi vào khoảng từ 2 tới 5 triệu năm (Allen và nnk, 1984 [2]; Wang, E., và nnk, 1998 [155]; Replumaz và nnk, 2001 [99]). Ở tỉ lệ nhỏ, ĐGSH gần như vạch thành một đường thẳng qua rìa phía đông bắc của đới Ailao Shan. Một

đặc trưng nổi bật khi quan sát trên bản đồ của ĐGSH là một khúc uốn chính gần

điểm giao cắt của nó với hệ thống đứt gãy trượt trái Xianshuihe-Xiaojiang. Phía tây bắc của đứt gãy này, các mặt pha-sét tam giác, các bồn trầm tích Đệ tứ và các sự

dịch theo mặt đứt gãy trên ĐGSH với cánh phía đông bắc chuyển dịch xuống (Allen và nnk, 1984 [2]; Replumaz và nnk, 2001 [99]; Leloup và nnk, 1995 [76]; Wang, E, và nnk, 1998 [155]).

Theo các quan sát của Replumaz và nnk, (2001) [99] thì có hệ thống các mặt pha-sét tam giác ở nhánh đứt gãy phía đông nam của ĐGSH (phần thuộc lãnh thổ

Trung Quốc) là rõ nét và trên cơ sở đó đã chỉ ra sự chuyển dịch theo mặt đứt gãy

được mở rộng dọc toàn bộ chiều dài đứt gãy này trong phân thuộc Trung Quốc. Tuy nhiên, nhưđược chỉ ra bởi Allen và nnk, (1984) [2], sự xói mòn khác nhau dọc các

đá phiến gơnai gần như dốc đứng của đới trượt cắt Ailao Shan, nhưng góc đổ theo hướng của thung lũng lại không đáng kể, có thể tạo ra sự xuất hiện của các mặt pha- sét tam giác trong sự thiếu vắng của sự chuyển dịch đúng theo mặt đứt gãy. Wang và nnk., (1998) [155] đồng ý với quan điểm đứt gãy thuận không còn tiếp tục ở

phía nam của khúc uốn ĐGSH.

Trong điều kiện sự biến dạng dọc các đới siết trượt như là hệ quả của sự đụng độ Ấn - Á, rìa đông của cao nguyên Tây Tạng, trong đó có đới ĐGSH được cho là đã từng trải qua sự nâng của bề mặt địa hình với chiều dài của địa hình nâng lớn như là một kết quả của sựđiều chỉnh dòng gradient áp suất của của lớp vỏ mềm bên dưới từ bên dưới Tây Tạng và sự căng phồng lên của các khu vực lân cận (Royden, 1996 [101]; Royden và nnk, 1997 [102]; Clark và Royden, 2000 [30]). Sự

trồi lộ, sự nâng bề mặt địa hình của đới trượt cắt Ailao Shan và sự chuyển dịch trượt bằng dọc ĐGSH và các đứt gãy hoạt động khác, chúng tương tác với nhau để tạo thành cảnh quan địa hình hiện đại, phần địa hình còn được bảo tồn ngày nay chính là minh chứng lý giải các quá trình hoạt động trong quá khứ. Trong giai đoạn này,

địa hình khu vực thời kỳ này nâng lên rất mạnh, điển hình là dãy Himalaya nâng mạnh gấp 38 lần thời kỳ trước (Lê Đức An, 2003 [3]), các vùng khác cũng bị nâng lên khá mạnh, nhưng với tốc độ kém hơn (vấn đề này sẽ làm rõ hơn ở Chương 3). Phù hợp với quan điểm này, P.H. Leloup và nnk (1995) [76] khi nghiên cứu về dãy núi địa lũy Diacang Shan (một trong bồn khối biến chất cao dọc đới ĐGSH) cũng cho rằng dãy địa lũy này chỉ được nâng mạnh kể từ Pliocen. Tuy nhiên, tốc độ nâng trồi trong giai đoạn này cũng không hoàn toàn đồng nhất mà lại chia thành nhiều chu kỳ khác nhau. Minh chứng là sự tồn tại các BMSB và các bậc thềm sông ở

những độ cao khác nhau.

Đối với khu vực đới ĐGSH đoạn Lào Cai-Việt Trì, qua quá trình nghiên cứu, thành lập bản đồđịa mạo (Hình 2.12), tổng hợp tài liệu về các bề mặt san bằng trẻ, các thềm sông và trầm tích liên quan, trong giai đoạn từ Pliocen tới nay có thể quan

sát thấy 3 giai đoạn phát triển của địa hình theo phương thẳng đứng và chuyển dịch theo phương ngang với cơ chế trượt bằng phải. Về đặc điểm động hình học và tốc

độ chuyển dịch của địa hình theo phương ngang sẽ được NCS trình bày chi tiết ở

phần tiếp theo (xem Chương 3).

Về 3 giai đoạn phát triển địa hình theo phương thẳng đứng đó là: giai đoạn Pliocen (từ Pliocen sớm đến Pliocen muộn), giai đoạn từ Pleistocen sớm đến Pleistocen giữa và giai đoạn từ Pleistocen cuối đến nay.

- Giai đoạn 1 (giai đoạn từđầu Pliocen): Đới ĐGSH tái hoạt động trở lại nên các trầm tích không được thành tạo và thay vào đó là sự xuất hiện đá bazan hệ tầng Văn Tiên. Hoạt động phun trào bazan chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp nên ít ảnh hưởng đến bề mặt địa hình. Địa hình bắt đầu quá trình chuyển dịch trượt bằng phải và chuyển động nâng thắng thế, được đánh dấu bằng 3 bậc độ cao địa hình đó là bậc

địa hình cao 400-600m (có thể đạt 1000m ở khu vực tây bắc vùng nghiên cứu và dãy Hoàng Liên Sơn, [4]) có tuổi Pliocen sớm, bậc địa hình cao 200-300m có tuổi Pliocen giữa và các pediment thung lũng bị phân cắt thành các gò đồi thoải có tuổi Pliocen muộn. Đặc điểm các dạng địa hình này xem thêm ởMục 2.4.2.2.

- Giai đoạn 2 (từ Pleistocen sớm đến cuối Pleistocen giữa): địa hình vẫn tiếp tục chuyển dịch bằng phải nhưng tốc độ giảm hơn so với giai đoạn trước. Địa hình nâng với mức độ trung bình, được đánh dấu bởi 3 mực thềm sông: thềm bậc IV có tuổi Pleistocen sớm với sự có mặt của các trầm tích của hệ tầng Mỹ Lương [128]; thềm bậc III có tuổi Pleistocen giữa với sự có mặt của hệ tầng Xuân Quang [128] và thềm bậc II có tuổi Pleistocen giữa-muộn, trầm tích tương ứng là hệ tầng Minh Khai [128].

- Giai đoạn 3 (từ Pleistocen muộn đến nay): Địa hình vẫn tiếp tục với cơ chế

trượt bằng phải nhưng yếu hơn nhiều so với 2 giai đoạn trước, tốc độ chuyển dịch phải ở hiện tại là <1mm/năm (xem Mục 3.2.2); giai đoạn này hoạt động nâng mạnh nhất, được đánh dấu bởi thềm tích tụ bậc I có tuổi Pleistocen muộn [121], trầm tích tương ứng là hệ tầng Thủy Chạm [128] và hai thế hệ bãi bồi: bãi bồi cao, cao tương

đối 2.5-6m, được xác định tuổi Hollocen sớm-giữa [121], [174], tương ứng với hệ

tầng Phùng Nguyên và bãi bồi thấp vẫn đang tiếp tục được nâng lên ở hiện tại, tương ứng với nó là hệ tầng Gò Mun [128].

Tóm lại: Trong Kainozoi, khu vực dọc đới ĐGSH trải qua 2 giai đoạn phát triển địa hình - kiến tạo chính. Giai đoạn thứ nhất phát triển từ khoảng Oligocen đến Miocen (E3-N1), là giai đoạn biến dạng dẻo, trượt bằng trái và quá trình nâng địa

hình yếu. Giai đoạn thứ hai, bắt đầu Pliocen đến nay; giai đoạn này có một đột biến lớn xảy ra đó là sựđổi chiều chuyển dịch của địa hình dọc đới ĐGSH từ trượt bằng trái qua chuyển dịch bằng phải và địa hình khu vực thời kỳ này nâng lên rất mạnh. Trong giai đoạn này, ở phạm vi khu vực từ Lào Cai đến Việt Trì có thể chia ra làm 3 giai đoạn phát triển địa hình với 9 thời kỳ nâng tích cực và xen giữa là 9 giai đoạn bình ổn tương đối của địa hình khu vực, được minh chứng qua sự tồn tại của 3 bậc

địa hình san bằng, 4 mực thềm sông và 2 thế hệ bãi bồi có độ cao và tuổi khác nhau. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Địa hình khu vực có 3 đặc trưng chính đó là tính khối tảng, tính phân bậc và tính bất đối xứng.

Nghiên cứu trắc lượng hình thái khu vực được tiến hành bằng việc thành lập các loại bản đồ: phân bậc độ cao, CCS, CCN và độ dốc cho thấy: đặc điểm phân bậc

địa hình khu vực là khá rõ nét, phản ánh hoạt động kiến tạo mạnh mẽ của khu vực. Các đặc trưng KTHT phản ánh rõ các yếu tốđịa hình được thành tạo do các chuyển động kiến tạo, đặc biệt là các chuyển động kiến tạo trẻ. Có thể chia KTHT khu vực nghiên cứu thành 10 kiểu với 22 phụ kiểu, được gộp trong 3 nhóm theo nguồn gốc là kiến trúc kiến tạo, kiến trúc kiến tạo nham thạch và kiến trúc kiến tạo bóc mòn. Theo tính chất nâng-hạ bao gồm 2 nhóm: KTHT nâng TKT và KTHT hạ

tương đối và sụt lún TKT.

Công tác lập bản đồ địa mạo khu vực theo nguyên tắc các bề mặt đồng nguồn gốc và tuổi (nguyên tắc nguồn gốc-lịch sử) đã phân chia được 32 dạng địa hình với 4 kiểu nguồn gốc và tuổi khác nhau là kiểu có nguồn gốc kiến tạo, kiểu có nguồn gốc bóc mòn tổng hợp, kiểu có nguồn gốc hòa tan-rửa lũa và kiểu địa hình dòng chảy.

Trong giai đoạn hoạt động trẻ từ Pliocen cho đến nay, đới ĐGSH đoạn Lào Cai-Việt Trì đã trải qua 3 giai đoạn phát triển địa hình với 9 thời kỳ nâng tích cực và xen giữa là 9 giai đoạn bình ổn tương đối của địa hình khu vực, được minh chứng qua sự tồn tại của 3 bậc địa hình san bằng và 4 thế hệ thềm sông và 2 loại bãi bồi có độ cao và tuổi khác nhau.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông hồng (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)